Kiến thức Marketing Ai hưởng lợi khi vốn ngoại đổ vào thương mại điện tử?

Ai hưởng lợi khi vốn ngoại đổ vào thương mại điện tử?

3
Với tiềm năng phát triển còn rất lớn, thị thường thương mại điện tử (TMĐT) Việt Nam thu hút hàng loạt doanh nghiệp ngoại rốt vốn đầu tư trong thời gian qua.

Phần mềm kế toán MISA SME – 27 năm số 1 Việt Nam

Ảnh minh họa

Thị trường hơn 90 triệu dân, đa phần là người trẻ, Việt Nam được đánh giá là mảnh đất màu mỡ để phát triển TMĐT. Với quy mô 4 tỷ USD (bằng 1/30 Nhật Bản), thị trường TMĐT Việt Nam vẫn còn rất nhiều tiềm năng. Trong thời gian qua, TMĐT Việt Nam nhận được sự quan tâm lớn từ nhiều quỹ đầu tư ngoại, đặc biệt là các doanh nghiệp TMĐT lớn trên thế giới.

Giữa năm 2016, Tập đoàn Alibaba chi khoảng 1 tỷ USD để thâu tóm Lazada, nhà bán lẻ trực tuyến lớn nhất khu vực Đông Nam Á, tạo cơn dư chấn cho thị trường TMĐT không chỉ tại Việt Nam mà còn cả khu vực Đông Nam Á. Lazada được đánh giá là doanh nghiệp đứng ở top 5 lớn nhất TMĐT tại Việt Nam.

Trước đó, thị trường chứng kiến nhiều thương vụ đầu tư, hợp tác, góp vốn của nhiều doanh nghiệp ngoại vào TMĐT Việt Nam. Như Chợ Điện Tử (chodientu.vn) công bố hợp tác với Saeronnet và CJ Korea Express (thuộc CJ Hàn Quốc).

Sàn giao dịch thương mại trực tuyến chuyên về ôtô, xe máy Carmudi được bảo trợ bởi Rocket Internet, dành 75% số vốn đầu tư 25 triệu USD vào thị trường châu Á, mà ưu tiên là Indonesia, Malaysia và Việt Nam.

Riêng đối với Việt Nam, hãng đầu tư mạnh với mức vốn khoảng vài triệu USD nhằm giúp Carmudi Việt Nam phát triển trong lĩnh vực TMĐT.

3 nhà đầu tư thuộc lĩnh vực Internet của Nhật Bản là SBI Holdings, Econtext ASIA, BEENOS đã nắm giữ 33% cổ phần tại Công ty Cổ phần Sen Đỏ (Sendo.vn).

Công ty Cổ phần Tiki (tiki.vn) cũng đã bán lại 22% cổ phần cho Quỹ Đầu tư CyberAgent và 30% cổ phần cho Tập đoàn Sumitomo đều đến từ Nhật Bản.

Vntrip.vn, một công ty TMĐT mới trong lĩnh vực đặt phòng khách sạn trực tuyến, cũng nhận được khoản vốn đầu tư trị giá 3 triệu USD từ John Wu.

Như vậy, chỉ trong thời gian ngắn, TMĐT Việt Nam thu hút hàng loạt tên tuổi lớn châu Á và trên thế giới.

Theo ông Nguyễn Thanh Hưng, Chủ tịch hiệp hội TMĐT Việt Nam (VECOM), khi doanh nghiệp nước ngoài rót vốn chứng tỏ thị trường đang rất hấp dẫn. Như vậy, người tiêu dùng sẽ là người được hưởng lợi nhiều nhất. Ông Hưng cho rằng doanh nghiệp ngoại sẽ mang vốn, công nghệ vào Việt Nam, thúc đẩy sự phát triển của ngành thương mại điện tử.

Thị trường sôi động, áp lực cạnh tranh tăng lên khiến các doanh nghiệp phải làm thật tốt, giá bán rẻ hơn. Và như vậy, người tiêu dùng sẽ được hưởng lợi nhiều hơn cả.

Ông Trần Trọng Tuyến, Tổng thư ký hiệp hội TMĐT Việt Nam, cho rằng cả nhà đầu tư ngoại, doanh nghiệp Việt và khách hàng đều được hưởng lợi.

“Rõ ràng, doanh nghiệp ngoại sẽ chọn những dự án tốt, đối tác tốt để đầu tư. Nếu dự án thành công thì họ là người được hưởng lợi đầu tiền tiền khoản đầu tư của mình”, ông Tuyến cho biết thêm.

Với các doanh nghiệp nội không nhận được các khoản đầu tư, ông Tuyến cho rằng họ sẽ gián tiếp có được sự phát triển nhờ cạnh tranh trên thị trường.

Về phía khách hàng, vị này cho rằng họ là người có nhiều lợi ích hơn cả. Khách hàng sẽ ngày càng nhận được dịch vụ tốt hơn, giá thành rẻ hơn, công nghệ hiện đại, việc mua sắm sẽ ngày càng dễ dàng.

Ông Trần Đức Tâm, quản lý dự án của Z.com, doanh nghiệp vừa nhận một khoản đầu tư lớn từ Nhật Bản, cho biết ông thấy được rất rõ sự thay đổi khi có sự đầu tư của các đối tác nước ngoài.

Doanh nghiệp sau khi nhận được đầu tư đã tạo ra được sản phầm tốt hơn, tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận. Như vậy, cả nhà đầu tư, doanh nghiệp và người tiêu dũng đều được hưởng lợi.

Theo zing

Đánh giá bài viết
[Tổng số: 0 Trung bình: 0]
Bài viết này hữu ích chứ?
Không