Kiến thức Đãi ngộ Chuyện lạ ở Ford: Công ty bên vực phá sản, toàn thể...

Chuyện lạ ở Ford: Công ty bên vực phá sản, toàn thể nhân viên viết thư động viên sếp tổng và tình nguyện làm việc không lương

26
Trong cuộc khủng hoảng năm 2008, GM và Chrysler đã phải phá sản, còn Ford thì không. Bí quyết nằm ở đội ngũ nhân viên cực kỳ trung thành.

Phần mềm kế toán MISA SME – 27 năm số 1 Việt Nam

Ảnh minh họa

Trong năm 2008, khi nền kinh tế gặp khó khăn, GM và Chrysler gặp rắc rối lớn. Đến tháng 4/2009, 2 nhà sản xuất ô tô lớn này phải đi đến bước đường cùng là phá sản. Chính phủ Mỹ đã phải vào cuộc và quyết định hỗ trợ cho các nhà sản xuất xe 79,7 tỷ USD – trong đó 70,4 tỷ USD dùng để bù cho các khoản thuế.

Mặc dù vậy, Ford cũng chịu tổn thất không hề nhỏ, họ nổi tiếng không bao giờ phải nhận một đồng trợ cấp từ chính phủ. Có hàng loạt chuyên gia phân tích tài chính về vấn đề này. Tuy nhiên vào thứ 2 tại hội nghị SXSW, Chủ tịch Bill Ford đã chia sẻ câu chuyện của mình, tại sao tập đoàn này không bị phá sản. Ông nói rằng các nhân viên – những người lo sợ cho tương lai của công ty đã tình nguyện làm việc không lương.

“Tôi sẽ ghi nhớ khoảnh khắc đó tới lúc chết. Bạn có thể vẫn nhớ những ngày đen tối của cuộc khủng hoảng năm 2008, 2 đối thủ cạnh tranh chính tại Mỹ của chúng tôi là GM và Chrysler đã phá sản. Chúng tôi thì không. Tại sao chúng tôi không phá sản? Nhiều người có thể nghĩ là do chúng tôi đã đưa ra những quyết định đúng đắn, nhưng không, tất cả là nhờ nhân viên của chúng tôi. Họ không rời bỏ chúng tôi trong thời khắc khó khăn đó”.

“Tôi bị ngập trong email và thư từ nhân viên với nội dung kiểu, ‘Bill, đừng từ bỏ. Chúng ta có thể vượt qua được. Chúng tôi sẽ không để ông phải gánh vác một mình’. Điều kỳ lạ nhất là những thông điệp này được xếp theo thứ tự từ trên xuống, tức là từ các lãnh đạo cho tới nhân viên”.

“Các nhân viên của tôi vẫn làm việc, cả thứ 7, chủ nhật cho tới tận 1-2 giờ sáng mà không được nhận hoặc đòi hỏi bất kỳ khoản tiền làm thêm giờ nào, thậm chí dù không chắc là ngày mai họ liệu còn có việc nữa hay không. Thực tế, một vài trong số đó sáng ngày hôm sau đã không còn việc làm. Tuy nhiên họ vẫn sẵn sàng làm để giúp công ty vượt qua.

Điều đó thật kỳ diệu! Nhất là khi công ty cuối cùng cũng có thể trả hết các khoản nợ và có thể tuyển lại tất cả những người nhân viên tuyệt vời ấy”.

Với câu chuyện của mình, Bill muốn gửi lời khuyên cho các công ty khởi nghiệp công nghệ ở thung lũng Silicon rằng:

“Một công ty không nên chỉ là nơi trả tiền lương. Đây phải là nơi cho nhân viên của mình một thứ gì đó hơn thế. Sẽ thật dễ dàng để bắt kịp những công nghệ mới: Phần mềm, phần cứng, mô hình kinh doanh, tất cả những thứ đó đều rất quan trọng. Nhưng nếu không xây dựng được một văn hóa tốt, bạn sẽ chỉ có những nhân viên tạm thời, họ không cần phải suy nghĩ nhiều khi đến với một công ty khác hay một ý tưởng khác lớn hơn”.

Theo Trí Thức Trẻ

Đánh giá bài viết
[Tổng số: 0 Trung bình: 0]
Bài viết này hữu ích chứ?
Không