Kiến thức Đào tạo Nhiều công ty Hàn Quốc đang buộc nhân viên phải xưng hô...

Nhiều công ty Hàn Quốc đang buộc nhân viên phải xưng hô bằng tên tiếng Anh, tại sao lại thế?

17
Cũng giống như Việt Nam, người Hàn Quốc có những quy tắc xưng hô rất khắt khe, đặc biệt là trong môi trường làm việc. Nhưng hiện nay nhiều công ty đang dần thay đổi truyền thống này.

Phần mềm kế toán MISA SME – 27 năm số 1 Việt Nam

Ảnh minh họa

Anh Hwang Yun-ik ở Seoul không bao giờ nghĩ đến việc sẽ gọi đồng nghiệp hay sếp bằng tên của họ. Hầu như tất cả người Hàn Quốc đều không làm thế.

Nhưng điều này vừa mới thay đổi gần đây đối với Hwang. Kakao, công ty Internet lớn nhất Hàn Quốc, là nơi mà anh làm ở vị trí trưởng phòng phát triển kinh doanh vừa đưa ra quyết định rằng tất cả nhân viên đều phải có một cái tên bằng tiếng Anh.

Thay vì gọi đồng nghiệp hay cấp trên bằng tên riêng, người Hàn thường xưng hộ dựa trên vị trí của mỗi người, đó đã là truyền thống từ bao đời nay của họ. Cũng giống như gọi anh chị em hay thầy cô, hay bất kì người nào trên phố. Nên nếu như bạn có cái tên là Johnson và bạn làm việc tại Hàn Quốc với vị trí quản lí, thì đồng nghiệp sẽ gọi bạn là Johnson-boojang (quản lí Johnson). Để gọi người bạn gái hơn tuổi mình, bạn sẽ phải gọi là unni (chị).

Cách chia động từ trong tiếng Hàn phụ thuộc vào các ngôi nhân xưng. “Người trẻ tuổi hơn phải sử dụng kính ngữ với người lớn tuổi”. Hwang nói. Nếu không sẽ bị coi là bất lịch sự. Trên trang blog của một người Hàn Quốc còn chỉ ra tầm quan trọng của kính ngữ. “Việc gọi trống không tên của một người chỉ thô lỗ kém việc tụt quần và “tè” vào cặp của người đó.”

Nhưng một vài công ty đang tìm cách xóa bỏ đi sự phân biệt thứ bậc này. Cách tốt nhất để làm được điều này là gắn cho mỗi người một cái tên tiếng Anh. Sử dụng tên thật của sếp hay đồng nghiệp là khiếm nhã nhưng họ mong muốn rằng việc gọi người đó bằng tên tiếng Anh sẽ làm thay đổi tư duy truyền thống.

Thường thì người Hàn Quốc sẽ chọn một cái tên tiếng Anh thông dụng như Sophie hay John, nhưng với Hwang, anh chọn cho mình cái tên “Unique”, vì anh muốn mình là độc nhất.

Mặc dù những người xung quanh anh cảm thấy khó khăn khi giao tiếp, nhưng Unique vẫn muốn gắn chặt với cái tên tiếng Anh của mình. Hwang Hye-rim, người trước đây làm trong một công ty dịch thuật, nói rằng cô luôn thêm kính ngữ, kể cả khi đồng nghiệp sử dụng tên tiếng Anh. “Tôi quan ngại rằng việc quên không sử dụng kính ngữ rất phản cảm.”

Kakao, startup hàng đầu của Hàn Quốc, đang thay đổi cách xưng hô giữa các nhân viên.

Hong Yun-ji thích sự thoải mái trong trụ sở của SABIC tại Seoul, một công ty sản xuất của Ả Rập. Nhưng với một công ty toàn những cái tên như Esther hay Michelle, cô vẫn chọn cái tên Yun-ji.

“Tôi thích dùng tên tiếng Hàn của mình bởi vì tôi là người Hàn Quốc. Sử dụng một cái tên tiếng Anh trong khi bạn không phải người Mỹ là một điều kì dị. Tên của tôi là được cha mẹ mình đặt cho.”

Các công ty đào tạo tiếng Anh, du lịch, thương mại và các ngành công nghiệp toàn cầu hóa đều áp dụng tên tiếng Anh. Họ muốn phục vụ những đối tác kinh doanh không thể phân biệt được giữa Lee Ji-yeong và Lee Ji-yeon. “Họ là những người chu đáo, phải thật tử tế với những người nước ngoài.”

Môi trường làm việc công bằng hơn với cách xưng hô mới này

Lí do quan trọng hơn là muốn một không gian làm việc công bằng hơn với các nhân viên, đặc biệt là với những nhân viên trẻ tuổi được đào tạo ở nước ngoài. “Thế hệ trẻ nghĩ rằng cách xưng hô trong tiếng Hàn thực sự không tốt lắm, và tất cả chúng ta phải thay đổi văn hóa này”, Hwang Hye-rim nhận định.

Trong một hệ thống có thứ bậc, nhân viên không thể theo đuổi hoặc chia sẻ ý tưởng của riêng mình. Các quyết định thường bị sửa đổi qua nhiều tầng bậc khác nhau, và các dự án thường không được quyết định bởi các chuyên gia, mà bởi người có chức vụ cao nhất.

“Anh không được làm theo ý mình, phải theo chỉ dẫn của tôi,” Hong nói. “Điều này giống những người lính trong quân đội hơn là đồng nghiệp của nhau.”

Trong khi các start-up như Kakao đang cố để thay đổi cấu trúc đó, thì ở các chaebol – những tập đoàn tài phiệt do một gia đình quản lí như Samsung, LC và Huyndai đang thống trị Hàn Quốc vẫn bảo tồn cách xưng hô dùng kính ngữ như truyền thống. Riêng Samsung đã nắm ⅕ GDP của nước này.

Các chaebol vẫn giữ phong cách như truyền thống.

Các chaebol đều khét tiếng nghiêm khắc, và là tấm gương noi theo của nhiều công ty Hàn Quốc. Nhân viên được tăng lương và thăng chức theo định kì, dựa vào tuổi tác, bàn làm việc được sắp xếp theo vị trí trong công ty, và việc tuyển dụng chỉ chỉ xảy ra ít hơn 2 lần một năm, thường dựa vào điểm thi của các ứng viên.

Nhiều người Hàn Quốc dành cả đời làm việc 12 giờ/ngày trong một công ty duy nhất. cảm thấy như danh tính của mình bị chính nghề nghiệp đó cướp mất.

“Lúc đầu chúng tôi cảm thấy như bị tước đoạt mất quyền lực”, một nhân viên tại SK Telecom, công ty đã xóa bỏ cách xưng hô theo chức danh, trả lời phỏng vấn của New York Times vào năm 2008.

Những người Hàn Quốc trẻ tuổi và nhân viên ngoại quốc hi vọng vào sự thay đổi bao trùm lên hệ thống xưng hô văn phòng có thể sẽ cảm thấy thất vọng. Đất nước này dành thời gian làm việc nhiều hơn tất cả những nước trong Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế, hơn 323 giờ mỗi năm so với người Mỹ và hơn 394 giờ mỗi năm so với người Nhật. Thật sự có ít lí do để được gọi là “Fred” hay “Sally” thay vì “giám đốc”, chức danh mà bạn phải dành cả đời để đạt được.

Kể cả Hong, người sống ở Canada và không thích nét Nho giáo trong văn hóa Hàn Quốc, vẫn vô tình gọi sếp bằng chức vụ như truyền thống.

“Dù làm ở một công ty nước ngoài, nhưng tất cả mọi người ở đây đều là người Hàn Quốc. Họ không bao giờ đánh mất bản sắc của mình.”

Theo trí thức trẻ

Đánh giá bài viết
[Tổng số: 0 Trung bình: 0]
Bài viết này hữu ích chứ?
Không