Kiến thức Chiến lược Từ chuyện vay ngân hàng 1 đô la đến lối tư duy...

Từ chuyện vay ngân hàng 1 đô la đến lối tư duy ngược ai cũng nên học hỏi của người Do Thái

13
Ký gửi những vật dụng có giá trị cao, theo lẽ thường, phải gởi vào tủ bảo hiểm của kho bạc. Đối với nhiều người, đó là lựa chọn duy nhất. Nhưng thương nhân Do Thái trong câu chuyện đã không bị bó hẹp tư duy bởi những cái được xem là chuyện thường tình

Phần mềm kế toán MISA SME – 27 năm số 1 Việt Nam

Ảnh minh họa

“Biết dùng pháp luật, khéo giữ pháp luật” là sở trường của người Do Thái, trong đó bí quyết “dùng ngược” pháp luật là ảo diệu nhất. Dưới tiền đề là không thay đổi hình thức pháp luật, mà vận dụng pháp luật, biến nó thành một công cụ hay một lá chắn cho mình sử dụng, điều này rất đáng cho mỗi người chúng ta học hỏi.
Có một câu chuyện cười ẩn chứa lối tư duy “lợi dụng pháp luật” như sau: Một người Do Thái bước vào một ngân hàng lớn ở thành phố New York:

“Thưa ông, ông cần giúp gì?”, giám đốc bộ phận cho vay vừa hỏi, vừa đưa mắt quan sát người khách hàng mới đến: bộ áo vét sang trọng, giầy da cao cấp, đồng hồ đeo tay đắt giá.

“Tôi muốn vay tiền!”.

“Không thành vấn đề! Ngài muốn vay bao nhiêu?”.

“1 đồ la”.

“Chỉ cần 1 đô la?”.

“Không sai, chỉ 1 đô la, có được không?”.

“Đương nhiên là được. Chỉ cần có tài sản thế chấp, muốn vay nhiều hơn một chút cũng không trở ngại gì”.

“Chừng này đảm bảo có được không?”.

Người Do Thái lấy ra một tập cổ phiếu từ trong một chiếc ví da sang trọng, đặt lên bàn của vị giám đốc.

“Tổng cộng là 500 ngàn đô la, đủ rồi chứ?”.

“Đương nhiên, đương nhiên! Có điều, có thật là ông chỉ cần vay 1 đô la?”.

‘Vâng”.

Vừa nói, người Do Thái vừa đưa tay nhận tờ 1 đô la.

“Lợi tức một năm là 6%, chỉ cần ông trả đủ lợi tức 6%, một năm sau quay lại, chúng tôi nhất định sẽ trả lại số cổ phiếu này cho ông”.

“Cám ơn”.

Người Do Thải nói xong thì đứng lên, chuẩn bị bước ra khỏi ngân hàng. Tổng giám đốc ngân hàng nãy giờ đứng bên ngoài quan sát cũng không sao hiểu nổi, một người có đến 500 ngàn đô la trong tay, tại sao lại đến ngân hàng vay 1 đô la. Ông hiếu kỳ tiến lại hỏi:

“Chào ông, xin hãy dừng bước…”.

“Có việc gì chăng?”.

“Tôi thực sự không hiểu, ông có đến 500 ngàn đô la, tại sao chỉ đến đây vay 1 đô la? Nếu như ông vay 300 hay 400 ngàn đô la chẳng hạn, chúng tôi cũng sẽ hết sức vui lòng…”.

“Xin đừng lo lắng cho tôi! Chỉ có điều, trước khi tìm đến ngân hàng của quý ngài, tôi đã hỏi qua một số kho bạc, tiền thuê tủ bảo hiểm của họ đều quá cao. Bồi vậy, tôi đã quyết định gửi số cổ phiếu này ở chỗ ngân hàng của quý ngài, tiền thuế quả thật là quá rẻ, một năm chỉ tốn có 6 cent mà thôi!”.

Tuy đây chi là một câu chuyện cười, rất khó xảy ra trong thực tế cuộc sống, nhưng một câu chuyện cười thâm thúy đến thế chỉ có thể được dựng nên bởi trí óc của những người Do Thái mà thôi. Nó không chỉ thể hiện sự thâm thúy trong tính toán, mà còn trong đường lối tư duy.

Ký gửi những vật dụng có giá trị cao, theo lẽ thường, phải gởi vào tủ bảo hiểm của kho bạc. Đối với nhiều người, đó là lựa chọn duy nhất. Nhưng thương nhân Do Thái trong câu chuyện đã không bị bó hẹp bởi những cái được xem là chuyện thường tình, mà luôn biết cách mở ra một con đường khác, tìm cách đưa số cổ phiếu của mình vào trong tủ bảo hiểm của ngân hàng. Xét trên góc độ an toàn và độ tin cậy, sự chênh lệch giữa kho bạc và ngân hàng là không đáng kể, chỉ có vấn đề thu phí là hoàn toàn khác nhau.

Đây chính là lối “tư duy ngược chiều” mà thương nhân Do Thái đã vận dụng hết sức khéo léo.

Trong tình huống thông thường, một người vay tiền đương nhiên luôn mong muốn có thể dùng lượng thế chấp thấp nhất để vay được một số tiền cao nhất. Trong khi ngân hàng, vì muốn bảo đảm an toàn và có lợi trong việc cho vay, sẽ không bao giờ cho phép số tiền được vay gần với giá trị thực của vật thế chấp. Vì vậy, các ngân hàng hầu hết đều chỉ quy định giới hạn cao nhất đối với số tiền được vay, chứ không bao giờ quy định giới hạn thấp nhất.

Chính điều này đã kích thích cho lối “tư duy ngược chiều” của thương nhân Do Thái: Trong trường hợp này khi vay tiền, tiền lãi chính là mức “phí bảo hiểm” mà ông ta phải chi ra. Và vì không có quy định giới hạn thấp nhất đối với số tiền được vay, ông ta đương nhiên có quyền chỉ vay 1 đô la, qua đó hạ mức “phí bảo hiểm” xuống chỉ còn “6 cent” mà thôi.

Theo trí thức trẻ

Đánh giá bài viết
[Tổng số: 0 Trung bình: 0]
Bài viết này hữu ích chứ?
Không