Kiến thức Chiến lược Chuyện tối thứ 4: Tạo “đất” và niềm tin để phát huy...

Chuyện tối thứ 4: Tạo “đất” và niềm tin để phát huy hết khả năng cho nhân viên làm việc

6
Nếu như công ty bạn là một chiếc xe, hãy mời những người thích hợp lên xe và những người không thích hợp xuống xe -James C.Collin.

Phần mềm kế toán MISA SME – 27 năm số 1 Việt Nam

Ảnh minh họa

Cách dùng người hiệu quả không phải ở chỗ làm mọi cách để hạn chế nhược điểm, điều quan trọng hơn chính là phải biết cách phát huy những ưu điểm của họ – Peter Ferdinand Drucker.

Câu chuyện hôm nay liên quan đến việc quản lý. Một lãnh đạo tài năng phải biết cách khơi gợi tài năng của nhân viên tạo cho nhân viên một không gian “mở” để phát huy tài năng.

Làm việc hiệu quả

Chuyện kể rằng, ở một công ty nọ được điều hành bởi CEO là Sử Tử dũng mãnh. Dưới trướng Sư tử là chú Kiến, nhân viên phòng Marketing – một nhân viên mẫn cán, luôn chăm chỉ, đảm nhận hết mọi công việc, luôn vui vẻ, hoàn thành tốt công việc.

Quản lý theo nhiều tầng lớp

Một ngày nọ, CEO Sư Tử chợt nghĩ, “Kiến ta chẳng ai giám sát mà công việc đã hiệu quả thế này, nếu được giám sát chắc hiệu quả công việc sẽ còn tốt hơn”.

Nghĩ vậy, chú bèn tuyển Gián về làm giám sát.

Ngày đầu đi làm, Gián yêu cầu gắn thẻ từ để check log đúng giờ. Có chức vụ, Gián cũng cần một thư ký để thay nó làm mọi việc vặt khi cần, và thế là chú tuyển Nhện để quản lý, báo cáo và nhận các cuộc gọi.

Có chuyên gia, những báo cáo Gián gửi lên đều làm Sư Tử rất hài lòng, còn yêu cần Gián làm thêm những biểu đồ theo dõi sản lượng và phân tích xu hướng thị trường…để nó có thể trình bày tại cuộc họp Ban quản trị.

Vậy là Gián mua một cái laptop mới cùng với hệ thống máy in, máy scan…đủ cả. Ngoài ra, Gián cũng tuyển thêm Ruồi làm quản lý bộ phận IT.

Và kết quả trái ngược với mong đợi

Quay lại với chú Kiến chăm chỉ ngày nào, giờ rất khó chịu vì những công việc giấy tờ và những cuộc họp vô bổ làm mất hết thời gian của nó. Nó bắt đầu chểnh mảng, chỉ làm những gì được giao đúng chức trách phận sự của mình.

Trong khi đó, CEO Sư Tử bỗng nghĩ, “cần một người làm quản lý nguyên cả bộ phận mà Kiến đang làm việc”. Thế là Ve Sầu được tuyển dụng.

Cũng như Gián, có chức quyền địa vị, Ve Sầu cũng quyết định phải cho bản thân hưởng thụ, lập tức mua sắm thêm một số vật dụng phục vụ riêng nhu cầu nó như bàn ghế, máy tính…và đặc biệt, cần tuyển thêm một thư ký riêng để giúp nó chuẩn bị Kế hoạch, kiểm soát mọi công việc, thế là Sóc Nâu được tuyển dụng…

Kết quả của một giải pháp sai

Văn phòng nơi Kiến làm việc trở thành một nơi buồn bã, chẳng còn ai cười đùa và mọi người trở nên lo lắng khó chịu.

Thấy thế quản lý Ve Sầu thuyết phục lãnh đạo Sư Tử rằng cần có một cuộc nghiên cứu kỹ lưỡng về môi trường làm việc tại đây. Sau khi xem lại các báo cáo tài chính trong văn phòng nơi Kiến làm việc, Sư Tử phát hiện ra năng suất đã thấp hơn trước đây rất nhiều.

Thế là Sư Tử thuê Công ty Cú, là một doanh nghiệp cố vấn nổi tiếng và có uy tín, để tiến hành điều tra và đưa ra các giải pháp cần thiết. Công ty Cú bỏ ra 3 tháng để nghiên cứu về văn phòng và viết một báo cáo khổng lồ lên đến vài quyển, và đi đến kết luận: “Văn phòng này có quá nhiều nhân viên”.

Thực ra, câu chuyện nay hiện diễn ra ở khắp nơi, chỉ có điều chúng ta chưa kịp, hoặc không muốn nhận ra hoặc là, có khi đã nhận ra mà không muốn thay đổi. Quá nhiều doanh nghiệp hiện có bộ máy quản lý cồng kềnh, hiệu quả công việc thấp.

Bài học rút ra cho CEO Sư Tử: Khi bạn tuyển nhân viên, bạn phải có niềm tin về việc nhân viên tự biết phải làm gì trong khả năng của họ. Hãy để họ có cơ hội thể hiện năng lực bản thân và dần dần tiến bộ mà không cần phải giám sát quá chặt chẽ. Sai lầm đầu tiên của Sư Tử chính là tuyển “giám sát viên” Gián trong khi tự bản thân Kiến đã quản lý và thực hiện rất tốt công việc của mình.

Tạo “đất” cho nhân viên làm việc là một kỹ thuật quản lý mới. Một mặt nó giúp nhân viên hiểu rõ vị trí và phương hướng làm việc của mình trong công ty, phát huy năng lực và khát vọng thành đạt của nhân viên; mặt khác nó là cách giữ gìn và phát triển hữu hiệu nguồn lực con người, đáp ứng cả nhu cầu hiện tại và tương lai của công ty. Một quản lý giỏi là một quản lý biết giúp nhân viên phát huy hết khả năng của họ chứ không phải thay nhân viên làm hết mọi việc.

Sư Tử đã tạo ra môi trường làm việc quá áp lực, khiến nhân viên kiến nản chí, mệt mỏi và không có động lực làm việc, dẫn đến năng suất giảm xuống trầm trọng.

Quay trở lại câu chuyện thầy trò Đường Tăng đi thỉnh kinh. Dù sư phụ Đường Tăng được cho là bất tài, nhưng lại là một nhà quản lý giỏi. Ông biết cho các đệ tử tài ba của mình “đất” để phát triển tài năng. Do vậy, những đệ tử, những nhân viên tài giỏi như Ngộ Không, Bát Giới, Sa Tăng có thể phát huy hết khả năng của mình giúp Đường Tăng hoàn thành sứ mệnh.

Nhà lãnh đạo giỏi cũng cần biết cách thưởng phạt phân minh để khích lệ nhân viên. Trong tâm lý học có một triết lý được gọi là triết lý “cục kẹo” – đại ý là: “Khi bạn cho ai đó một thứ gì quá thường xuyên, nhiều khi họ không nghĩ đó là một món quà mà họ nghĩ đó lại là bổn phận, là trách nhiệm mà bạn phải làm cho họ. Đến một ngày, khi bạn không cho họ thứ mà họ muốn nữa, họ sẽ lập tức trở mặt. Cũng như với 1 đứa trẻ, dù bạn có cho nó kẹo mỗi ngày, nó sẽ chỉ nhớ duy nhất ngày mà bạn đã không cho”.

Cũng vậy, trong công việc, hầu như vị sếp nào cũng muốn nhân viên “hãy làm nhiều hơn, hãy đi sớm hơn, hãy về trễ hơn”, nhưng nếu các “sếp” đều hiểu rằng về trễ không có nghĩa ngày nào cũng phải về trễ, mà chỉ khi nào có nhiều việc, thì mới cần sự hy sinh thêm giờ làm của nhân viên. Và khi người nhân viên chấp nhận bỏ thời gian dành cho gia đình, làm ngoài giờ để hoàn thành công việc, họ cần được ghi nhận và khích lệ.

Một nhà quản lý phải đồng thời là : Một viên đại tướng biết cách chỉ huy, một quan tòa biết cách xét xử, một nhà giáo dục khéo dạy dỗ, một nhà tâm lý biết cách khích lệ, cổ vũ.

Theo trí thức trẻ

Đánh giá bài viết
[Tổng số: 0 Trung bình: 0]
Bài viết này hữu ích chứ?
Không