Kiến thức Chiến lược Vì sao các startup Đông Nam Á không nên học theo tinh...

Vì sao các startup Đông Nam Á không nên học theo tinh thần Steve Jobs khi khởi nghiệp?

5
Để thành công, các nhà sáng lập startup cần rèn luyện những đức tính và trau dồi kiến thức nào? Phong cách lãnh đạo của Steve Jobs liệu có phải là hình mẫu để họ đi theo?

Phần mềm kế toán MISA SME – 27 năm số 1 Việt Nam

Ảnh minh họa

Steve Jobs là cái tên khiến mỗi chúng ta và các doanh nghiệp trên toàn cầu không thể không ngả mũ khâm phục. Không chỉ nổi tiếng là nhà sáng lập của công ty công nghệ hàng đầu thế giới, Steve Jobs còn được biết đến là người có tầm nhìn đúng đắn và hoàn hảo.

Kendrick Wong, Giám đốc điều hành ứng dụng thời trang Shoppr, có trụ sở ở Malaysia nói rằng: “Mọi người đều ngưỡng mộ và khâm phục Steve Jobs. Ông là nhân vật truyền cảm hứng. Ông là người thích làm việc lớn. Nhưng chúng ta hãy tạm quên đây là người đàn ông từng thực hiện nhiều cải cách về máy tính cá nhân, máy nghe nhạc mp3, thị trường âm nhạc, điện thoại thông minh, các thiết bị “hậu PC” và một số sản phẩm mang tính cách mạng vẫn đang dẫn đầu thị trường”.

Liệu cá tính và phong cách lãnh đạo của Steve Jobs có phù hợp với bối cảnh ở Đông Nam Á?

Không phải ai cũng nghĩ vậy. Ashwin Jeyapalasingam, nhà đồng sáng lập kiêm giám đốc điều hành nền tảng đặt vé xe buýt trực tuyến CatchThatBus, có trụ sở ở Malaysia cho rằng, “Mặc dù tôi cảm nhận được rằng, ông ấy có nhiều tính cách tốt nhưng ông không phải là hình mẫu truyền cảm hứng cho tôi. Steve Jobs có khả năng thúc đẩy mọi người làm việc ngày càng tốt hơn nhưng ông cũng không phải là hình mẫu để tôi noi gương”.

Dưới đây là 5 đặc điểm tính cách mà bất cứ nhà sáng lập thành công nào ở Đông Nam Á đều nên có:

1. Khao khát mạo hiểm

Bạn không cần phải là người “được ăn cả, ngã về không” nhưng sự sẵn sàng thực hiện các bước nhảy dù lớn hay nhỏ sẽ giúp bạn đi xa hơn. Đối với Justin Hall, Giám đốc công ty Golden Gate Ventures (có trụ sở tại Singapore), “khao khát mạo hiểm sẽ tác động mạnh đến khả năng trở thành người chủ doanh nghiệp thành công. Ngày càng nhiều người mạo hiểm thành lập công ty riêng. Do vậy, sở hữu tinh thần khao khát mạo hiểm là yếu tố cực kỳ quan trọng.”

“Tôi cảm thấy rằng, một nhà sáng lập startup cần có nhiều đức tính, kể cả việc có thể và sẵn sàng đảm nhiệm bất cứ vị trí nào mà công ty cần khi mới khởi nghiệp. Đức tính này chứng tỏ sự kiên nhẫn, chấp nhận rủi ro và những điều không chắc chắn”, Jeyapalasingam nói thêm.

2. Sở hữu nhiều kỹ năng mềm

Trong thế kỷ 21, các kỹ năng cứng như lập trình được xem là rất có giá trị và quan trọng, nhất là ở một số nước ở Đông Nam Á. Tuy vậy, nếu bạn không biết về lập trình, bạn cũng đừng lo lắng; ngay cả Jobs cũng không lập trình cho hãng Apple cơ mà.

“Chúng ta có thể học các kỹ năng cứng nhưng tôi nghĩ các kỹ năng mềm như giao tiếp, quản lý và tuyển dụng còn khó hơn nhiều”, Hall nói.

Và khi bạn đang làm việc và xây dựng một start-up tại Đông Nam Á, các kỹ năng mềm rất quan trọng. Một số nền văn hoá Đông Nam Á như Thái Lan và Philippines được xem là không có tính đối đầu. Các quan hệ hài hoà và giữ thể diện được đánh giá cao. Các nhà sáng lập cần biết cách điều tiết tâm trạng và các hành vi xã hội để duy trì một môi trường làm việc dễ chịu.

3. Am hiểu sâu sắc về một quốc gia nào đó

Khi bạn đã hiểu được nền văn hoá và người dân tại một quốc gia nào đó, bạn sẽ có một bức tranh toàn diện hơn về cách thị trường đó đang vận động. Và Jeyapalasingam hiểu thị trường của mình rất rõ. Anh nói, “Tôi cảm thấy Malaysia là nơi tuyệt vời để xây dựng một start-up. Các chi phí tương đối thấp, cơ sở hạ tầng khá tốt, thị trường không quá nhỏ và dễ đón nhận.”

Wong nói rằng, “Việc bắt đầu kinh doanh ở Đông Nam Á khác xa so với ở Mỹ. Chúng tôi phải giải quyết nhiều vấn đề như việc giao hàng phức tạp, quá trình xử lý thanh toán trên di động và các rào cản văn hoá”.

Wong cũng chỉ ra rằng, Jobs đã xây dựng doanh nghiệp dựa trên nhiều nền tảng khác nhau. “Chúng ta nên ngưỡng mộ những phẩm chất tốt nhất của mọi người. Tuy vậy, chúng ta vẫn cần hiểu rằng, nhiều người đã tự giải quyết các vấn đề ở khu vực giống như chúng ta và họ đã thành công mà không hề gây “ồn ào” như Luke Elliott của Catcha Group hay Giulio Xiloyannis của Zalora.

4. Có thể mở rộng địa bàn và quy mô startup ra toàn khu vực

Ngay cả khi bạn thành lập doanh nghiệp ở trong nước, bạn vẫn nên nghĩ đến chuyện sẽ mở rộng phạm vi hoạt động của công ty ra nước ngoài. Điều này đôi khi rất cần thiết.

Says Hall cho rằng, “Một trong những điều quan trọng nhất để nhớ đến việc xây dựng một startup ở Singapore là thị trường ở đây rất nhỏ. Với dân số chỉ có 5 triệu người, hầu hết các công ty không thể trụ vững nếu chỉ dựa vào tình hình kinh doanh ở Singapore. Để tồn tại ở Đông Nam Á, họ cần phải mở rộng phạm vi và quy mô hoạt động ra toàn khu vực.”

5. Tinh thần cống hiến

Nhằm duy trì hoạt động của doanh nghiệp, bạn cần giữ tinh thần làm việc hăng say, thấu hiểu thị trường của bạn và luôn cống hiến không ngừng. “Bạn sẽ nghĩ về startup của bạn từng giây, từng phút. Bạn sẽ không có nhiều thời gian bên gia đình. Bạn sẽ coi trọng những thành công mà bạn vất vả lắm mới đạt được bởi vì “không có ngọn đồi nào ở ngay trước mắt bạn”, Wong nói.

Wong chia sẻ thêm: “Nếu bạn thích sống trong một mạng lưới an toàn thì đây là việc tốt nhất bạn có thể làm. Bạn sẽ xây dựng được mối quan hệ thân thiết với các thành viên trong nhóm – nhất là ở thời điểm khó khăn. Bạn cần hiểu từng quy trình trong công ty một cách sâu sắc. Và bạn sẽ liên tục tiến bộ trong quá trình này. Tôi sẽ không bán những trải nghiệm đó vì bất kỳ điều gì”.

Đối với Jeyapalasingam, làm việc tại một startup “đòi hỏi một mức độ chấp nhận nào đó”. Điều này có nghĩa là, khi khởi nghiệp bạn phải coi startup của mình là phần quan trọng nhất trong cuộc sống của bạn. Nếu bạn nghĩ bạn sẽ có thời gian dành cho riêng mình vào thời điểm startup đang cần bạn thì lúc đó bạn và startup của bạn đang ở trong giai đoạn khó khăn.

Theo Nhịp Sống Kinh Tế/Inc

Đánh giá bài viết
[Tổng số: 0 Trung bình: 0]
Bài viết này hữu ích chứ?
Không