Kiến thức Chiến lược Ngân hàng “níu” khách hàng cá nhân bằng chuyên biệt sản phẩm,...

Ngân hàng “níu” khách hàng cá nhân bằng chuyên biệt sản phẩm, công nghệ

6
Hiện nay, hầu hết các ngân hàng đều không ngần ngại dồn lực đầu tư vào công nghệ và hướng tới chuyên biệt sản phẩm dịch vụ để thu hút khách hàng cá nhân. Cuộc đua giành thị phần bán lẻ thú vị này ngày càng khốc liệt và người được hưởng lợi nhất là khách hàng.

Phần mềm kế toán MISA SME – 27 năm số 1 Việt Nam

Ảnh minh họa

Xác định bán lẻ là một thị trường đầy tiềm năng, nhiều ngân hàng đã chuyển hướng kinh doanh, tập trung thu hút đối tượng khách hàng cá nhân. Với dân số hơn 90 triệu dân, hơn 50% dân số trẻ, phạm vi phổ cập internet cao, mức thu nhập đầu người liên tục được cải thiện, Việt Nam đang có những tiền đề thuận lợi cho phát triển ngân hàng bán lẻ.

Đặc biệt, nhu cầu tiêu dùng cũng đa dạng hơn, nhất là nhu cầu về các dịch vụ chuyên biệt đòi hỏi các ngân hàng phải nhanh nhạy, khảo sát nhu cầu thị trường để nghiên cứu đưa ra những chương trình, sản phẩm dịch vụ với nhiều hình thức: tiền gửi, cho vay, thẻ, dịch vụ bảo hiểm, ngân hàng điện tử… nhằm mang lại các giải pháp toàn diện đáp ứng nhu cầu của khách hàng

Chỉ với sản phẩm cho vay tín dụng, nếu trước đây khách hàng cá nhân còn thấy e ngại khi có nhu cầu vay ngân hàng vì thủ tục rườm rà, sản phẩm còn khá giản đơn, có tính năng khá giống nhau thì nay, các ngân hàng đã chủ động “hiểu”, đón đầu nhu cầu của khách hàng khi tung ra hàng loạt sản phẩm chuyên biệt, hướng tới nhiều nhóm khách hàng cụ thể với nhiều tiện ích, ưu đãi. Đơn cử như Ngân hàng Phương Đông (OCB), tùy theo từng phân khúc, các gói sản phẩm được OCB “thiết kế may đo” dựa trên những nghiên cứu nhằm giải quyết nhu cầu tài chính cụ thể của khách hàng. Trên cơ sở đó, rất nhiều sản phẩm đã được triển khai tại nhà băng này dành cho khách hàng cá nhân: cho vay mua bất động sản, sửa chữa nhà, mua ôtô, vay tiêu dùng, vay du học, khám chữa bệnh và các mục đích tiêu dùng khác…

Không chỉ đa dạng sản phẩm, tham gia cuộc đua này, các ngân hàng đều phải nỗ lực đầu tư lớn vào mạng lưới, dịch vụ, nhân sự, đặc biệt là công nghệ để nâng cao nội lực, mở rộng thị phần. Theo thống kê, tại thị trường Việt Nam, thanh toán trực tuyến qua ngân hàng điện tử (internet banking, mobile banking, web banking) ở Việt Nam chỉ mới phát triển vài năm gần đây nhưng đang thật sự bùng nổ khi lượng người dùng mua sắm hàng hóa, dịch vụ qua các ứng dụng này ngày càng tăng. Vì vậy, để bắt kịp xu hướng, đến nay, có hơn 40 ngân hàng cung cấp dịch vụ SMS banking, Internet Banking và hơn 30 ngân hàng phát triển ứng dụng Mobile Banking.

Ông Trương Đình Long – Phó Tổng Giám đốc phụ trách Khối bán lẻ OCB, cho biết: “Định hướng của OCB đến năm 2020 là một trong những ngân hàng dẫn đầu trong lĩnh vực bán lẻ, vì vậy, chúng tôi đang ưu tiên tập trung nguồn lực để nâng cao khả năng quản lý, kiểm soát rủi ro, hướng tới xây dựng các sản phẩm riêng biệt để giải quyết các nhu cầu về tài chính cho từng nhóm khách hàng đặc thù; đồng thời đầu tư sâu vào công nghệ để đón kịp xu hướng tiêu dùng và kết nối sâu hơn với khách hàng. OCB cũng đang tích cực ứng dụng nền tảng công nghệ từ các tập đoàn lớn như Microsolf, Gartner nhằm hiện thực hóa mục tiêu trở thành ngân hàng số hiện đại trong những năm tiếp theo.”

Với nền tảng công nghệ không ngừng được củng cố và nâng cấp, các ngân hàng đã cho ra đời nhiều sản phẩm tài chính điện tử, cung cấp đầy đủ nhất các dịch vụ ngân hàng bán lẻ cho khách hàng như: chuyển tiền, thanh toán hóa đơn, gởi tiết kiệm, cho vay nhanh qua kênh mobile và internet…

Cuộc đua mở rộng thị phần bán lẻ của các ngân hàng ngày càng quyết liệt không chỉ thúc đẩy sự phát triển về chất của khối ngân hàng mà còn giúp khách hàng được lợi khi có thể lựa chọn những gói sản phẩm phù hợp với nhu cầu và được trải nghiệm nhiều tiện ích hiện đại của công nghệ.

Theo trí thức trẻ

Đánh giá bài viết
[Tổng số: 0 Trung bình: 0]
Bài viết này hữu ích chứ?
Không