1. Giai đoạn chuẩn bị: Để có thể trình bày tình hình ban đầu về doanh nghiệp cần nghiên cứu, chúng ta phải trả lời nhanh một số câu hỏi liên quan đến:
– Ngành hoạt động: đó là ngành đang tăng trưởng hay suy thoái…?
– Tăng trưởng: tỷ lệ thật sự của doanh thu trong 3-4 năm qua?
– Khả năng sinh lời: tỷ lệ tăng lợi nhuận và các khoản lưu kim trong thời kỳ là bao nhiêu? Tỷ lệ sinh lời của vốn chủ sở hữu?
– Rủi ro: tỷ trọng tổng nợ trong tài sản Nợ của BTKTS, trong đó nợ ngắn hạn chiếm bao nhiêu? Để mô tả con đường từ giai đoạn chuẩn bị đến chẩn đoán, chúng ta cần nghiên cứu các giai đoạn cần thiết. Nhưng xuất phát từ tính đa dạng của tình hình mà chuyên gia phân tích phải đương đầu trong thực tế, có nhiều con đường khác nhau có thể sử dụng.
2. Giai đoạn thứ nhất:
– Xác định mục tiêu của phân tích
2.1. Ngắn hạn:
– Tín dụng ngắn hạn
– Mua cổ phiếu ngắn hạn
2.2. Dài hạn:
– Mua lại doanh nghiệp
– Mua cổ phiếu
– Tín dụng dài hạn
– Sáp nhập một phần…
3. Giai đoạn thứ hai:
– Xem xét các báo cáo tài chính
3.1. Phân tích báo cáo kết quả kinh doanh Nêu ra các đại lượng và số dư có ý nghĩa như:
– Doanh thu
– Lợi nhuận biên tế
– Giá trị gia tăng
– Lợi nhuận gộp kinh doanh
– Khả năng tự tài trợ
– Chi phí tài chính Xem xét cơ cấu chi phí và biến động của nó.
3.2. Phân tích bảng tổng kết tài sản
– Biến động của cơ cấu tài chính
– Vốn lưu động và nhu cầu vốn lưu động
– Vốn bằng tiền
3.3. Nghiên cứu các phụ lục
– Đảm bảo tài chính dành cho ai và nhận được từ ai, nợ phải trả được đảm bảo từ nguồn nào
– Biến động của tài sản Có bất động sản
– Tình trạng nợ phải thu và nợ phải trả
– Việc thuê mua…
3.4. Nghiên cứu các cân bằng tài chính và bảng tài trợ
– Xem xét chính sách tài chính quá khứ (đầu tư, tài trợ, phân phối lợi nhuận)
– Chỉ rõ về các dòng ngân quỹ
4. Giai đoạn thứ ba:
– Thiết lập các câu hỏi Các câu hỏi được đặt ra thuộc những phạm vi khác nhau: tài chính, kinh tế, pháp lý, thuế…
4.1. Ngắn hạn:
– Khả năng sinh lời ngắn hạn
– Khả năng thanh khoản
4.2. Dài hạn:
– Khả năng sinh lời dàn hạn và tăng trưởng kỳ vọng
– Rủi ro kinh doanh
– Rủi ro tài chính
– Rủi ro tín dụng
– Lợi nhuận/cổ phiếu
5. Giai đoạn thứ tư:
– Đặt các giả thiết Việc đặt giả thiết phải dựa vào nhiều thông tin về kinh tế, tài chính, tiền tệ, công nghệ… Các dự đoán biến động của một số đại lượng (thay đổi về số lượng và chất lượng hoạt động của doanh nghiệp, dự kiến đầu tư, tỷ lệ sinh lời…) được thực hiện để trả lời câu hỏi đã đặt ra. Nếu nhà phân tích cho rằng những phát triển của quá khứ vẫn còn có giá trị để dự đoán tương lai, anh ta phải tiến hành ngoại suy từ quá khứ. Nhưng ta biết rằng tương lai hiếm khi kéo dài từ quá khứ và không giống với quá khứ. Điều đó, đòi hỏi nhà phân tích phải tiến hành nhiều phép chiếu để có được giải pháp về kết quả.
5.1. Ngắn hạn:
– Nghiên cứu các chỉ số quá khứ và tương lai
– Tăng các lưu kim ngắn hạn
– Sinh lời trong ngắn hạn dự kiến
5.2. Dài hạn:
– Biến động dài hạn của dòng lưu kim
– Biến động của cơ cấu tài chính
– Phân tích rủi ro kinh doanh và tài chính
– Dự kiến lợi nhuận/cổ phiếu Khi dự đoán được mở rộng cho nhiều năm, cần hình dung nhiều viễn cảnh tương lai có thể xảy ra. Nghĩa là cần sử dụng phương pháp phân tích tình huống. Các giai đoạn phân tích tài chính giúp ta tập hợp những yếu tố cần thiết cho chẩn đoán tài chính.
6. Giai đoạn thứ năm: Chẩn đoán tài chính Chẩn đoán tài chính là công việc tiếp tục theo logic của phân tích tài chính. Đó là giai đoạn cuối của công việc, là những tư duy về việc thực hiện các cân bằng tài chính, tự hỏi về một số vấn đề tài chính và dự đoán khả năng sinh lời, mức độ rủi ro… Trong suốt quá trình nghiên cứu các báo cáo tài chính, nhiều yếu tố chẩn đoán đã xuất hiện: tăng trưởng của doanh nghiệp, sự phát triển của kết quả kinh doanh, cơ cấu chi phí, chính sách tài trợ và đầu tư… Chẩn đoán tài chính có tầm quan trọng đặc biệt vì nó dẫn tới việc ra quyết định tài chính:
– Doanh nghiệp tạm dừng mục tiêu ban đầu, xác định lại chiến lược hoặc sửa đổi chính sách ngắn hạn trên cơ sở các chẩn đoán tài chính.
– Nhà đầu tư so sánh với dự đoán để quyết định mua hoặc bán cổ phiếu
– Quyết định chấp nhận hoặc từ chối cho vay hoặc đi vay, các điều kiện tín dụng…đều phụ thuộc vào chẩn đoán tài chính.
– Chính sách tín dụng trong doanh nghiệp, nói chung sẽ dựa vào chẩn đoán tài chính.
– Cuối cùng, ý nghĩa phổ biến nhất của chẩn đoán tài chính chính xác sẽ giúp cho việc lựa chọn được những điều kiện tốt nhất khi thuê mua các nguồn lực ở tầm vĩ mô cũng như tầm vi mô.
Theo Saga
Đánh giá bài viết
[Tổng số: 0 Trung bình: 0]
Bài viết này hữu ích chứ?
CóKhông