Kiến thức Đào tạo 3 cách để gây ấn tượng bằng giọng nói của bạn

3 cách để gây ấn tượng bằng giọng nói của bạn

14
Bạn có muốn mọi người nghĩ rằng bạn thông minh? Có người nào đã từng nói với bạn “Bạn thông minh hơn nhiều so với vẻ ngoài của bạn” chưa?

Phần mềm kế toán MISA SME – 27 năm số 1 Việt Nam

Ảnh minh họa
Trong một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Khoa học Tâm lý, sinh viên MBA của trường Đại học Chicago ghi lại băng video giới thiệu với các nhà tuyển dụng về lý do tại sao họ nên được thuê. Các nhà tuyển dụng sau đó được đưa ra ba lựa chọn: xem video, nghe âm thanh hoặc đọc bảng điểm của các ứng viên. Kết quả là, những người này đánh giá một ứng cử viên là có năng lực và thông minh hơn khi họ nghe thấy âm thanh của ứng viên thay vì đọc nó. Như vậy, để truyền tải trí tuệ của một người, điều quan trọng là phải có tiếng nói của người đó theo đúng nghĩa đen.

Tóm lại, khi nói về những ấn tượng đầu tiên về trí thông minh của một người, đó không phải là vẻ ngoài của họ, mà là giọng nói. Bây giờ, chúng tôi sẽ chỉ cho bạn cách tạo được những ấn tượng tốt thông qua giọng nói.

Sử dụng tông giọng thấp hơn

Một giọng nói có tông cao thường gắn liền với sự căng thẳng, vì vậy chúng ta cần làm ngược lại. Bạn cũng cần phải tránh lên giọng vào cuối câu, vì điều này khiến mọi người đánh giá bạn là một kẻ thiếu hiểu biết. Tuy nhiên, cũng đừng xuống giọng quá nhiều ở cuối câu, vì bạn lại có thể bị đánh giá là thô lỗ hoặc có xu hướng đối đầu với người đối diện.

Tránh các từ vô nghĩa

Là những từ như “à”, “ừm”,… việc lạm dụng chúng khiến cho bạn trở nên thiếu tự tin và năng lực. Khi cần suy nghĩ để nói điều gì đó, tốt hơn hết là hãy im lặng, thậm chí sự ngắt quãng còn khiến những lời bạn nói ra trở nên đáng tin hơn là “à” hay “ừm”.

Nói nhanh hơn

Tất nhiên là đừng quá nhanh, đủ để người đối diện có thể hiểu những gì bạn đang nói. Theo một nghiên cứu tiến hành tại Đại học Brigham Young, người nói nhanh hơn được cho là tự tin hơn. Tốc độ nói lý tưởng là khoảng 150 từ mỗi phút, hãy thực hành việc này bằng cách đọc một văn bản ở tốc độ bình thường, sau đó cố gắng tăng dần tốc độ lên. Tránh sử dụng các từ vô nghĩa như à, ừm, … cũng sẽ tự nhiên cải thiện tốc độ nói của bạn.

Theo Thời đại

Đánh giá bài viết
[Tổng số: 0 Trung bình: 0]
Bài viết này hữu ích chứ?
Không