Kiến thức Chiến lược “Bán mình” cho nhà đầu tư ngoại, doanh nghiệp Việt đang tính...

“Bán mình” cho nhà đầu tư ngoại, doanh nghiệp Việt đang tính toán gì?

8
Trước những thương vụ M&A đình đám của các nhà đầu tư ngoại với doanh nghiệp Việt trong thời gian qua, đã có câu hỏi đặt ra cho các diễn giả tại buổi họp báo Diễn đàn M&A 2017 ngày 20/7: Phải chăng đây là dấu hiệu cho chuyện người Việt Nam ngày càng không mặn mà với chuyện kinh doanh?

Phần mềm kế toán MISA SME – 27 năm số 1 Việt Nam

Ảnh minh họa

Nhóm nghiên cứu MAF nhận định thị trường mua bán sáp nhập (M&A) của Việt Nam rất giàu tiềm năng. Theo thống kê, năm 216, thị trường này đã chạm mốc 5,8 tỷ USD trong năm 2016 – tăng 11,92% so với năm 2015 và mức kỷ lục từ trước đến nay.

Yếu tố chính thúc đẩy hoạt động M&A tại Việt Nam trong năm qua là làn sóng tiếp cận thị trường của các nước trong khu vực, điển hình là Thái Lan, Singapore, Nhật Bản, Hàn Quốc… Những nước này tiếp tục là người mua chủ yếu tại thị trường Việt Nam.

Trong khi Nhật Bản tham gia đầu tư chiến lược vào các công ty hàng không, xăng dầu, dược phẩm thì Singapore nổi lên với những thương vụ bất động sản thương mại, Thái Lan lại hướng mục tiêu đến mảng bán lẻ và vật liệu – hoá chất còn Hàn Quốc thì thâu tóm các thương vụ trong mảng thực phẩm và tài chính ngân hàng.

Chính các nhà đầu tư nước ngoài đóng vai trò quan trọng trong các thương vụ quy mô lớn từ 20 đến 100 triệu USD, thậm chí có thương vụ lên đến 1 tỷ USD mà có thể kể đến là vụ việc Thái Lan mua lại Big C và Metro.

Tuy nhiên, đây cũng chính là lý do để đặt ra câu hỏi, với nhiều thương vụ M&A mà bên mua đa phần là nhà đầu tư ngoại, phải chăng doanh nghiệp Việt đang không muốn kinh doanh. Đây cũng là câu hỏi nhận được nhiều sự trả lời nhất của các chuyên gia, bởi lẽ, nó liên quan đến nhận thức về M&A.

Ông Phan Đức Hiếu, Phó Viện trưởng CIEM cho biết lý do để có một thương vụ M&A là rất nhiều, một trong những lý do chính là để “chống thôn tính”. Tức là những đơn vị không thể chống đỡ nổi trong môi trường cạnh tranh khốc liệt sẽ bị thâu tóm. Thông qua đó các doanh nghiệp đi thâu tóm có thể mở rộng thị trường và tận dụng những gì có sẵn.

Ở một khía cạnh khác, nhiều doanh nghiệp khi khởi sự đặt mục tiêu là làm doanh nghiệp để “bán” khi có mạng lưới kinh doanh nhất định, tạo ra giá trị gia tăng cao hơn so với ban đầu. Đó là hình thức kinh doanh M&A.

Bên cạnh đó, cũng có một số trường hợp người kinh doanh không muốn kinh doanh vì gặp khó khăn về thị trường, chính sách, nằm trong vấn đề được hỏi – “Đó là một phần lý do, nhưng không cơ bản”, ông Hiếu nhận xét.

Các doanh nghiệp nước ngoài khi thực hiện các thương vụ M&A ở Việt Nam chủ yếu nhằm mục tiêu tiết kiệm các chi phí ban đầu cũng như tận dụng những điều kiện sẵn có của doanh nghiệp. Trên thực tế, mua bán sáp nhập doanh nghiệp giữa nhà đầu tư nước ngoài và doanh nghiệp trong nước chỉ là dạng thức khác của đầu tư FDI.

Ông Hiếu cũng cho biết hiện các nhà đầu tư ngoại đang hướng sự chú ý đến thị trường bán lẻ và BĐS Việt Nam. “Quy mô thị trường 100 triệu dân với trình độ bán lẻ thấp là cơ hội lớn của họ”, ông cho biết.

Ông nói thêm: “Tỷ lệ nhà đầu tư nước ngoài tăng không hẳn do người Việt không muốn kinh doanh nữa, đấy chỉ là một phần nhỏ. M&A giữa doanh nghiệp ngoại và nội giúp các nhà đầu tư nước ngoài giảm bớt được chi phí và tránh được thủ tục hành chính”.

Ông Nguyễn Anh Tuấn, cố vấn cao cấp Diễn đàn thì đưa ra các trường hợp ở Vietinbank, Vietcombank thông qua đó khẳng định việc M&A với các nhà đầu tư ngoại không có nghĩa là doanh nghiệp Việt từ bỏ mà là cùng hợp tác để dẫn dắt công ty hiệu quả hơn.

Bên cạnh đó, với những trường hợp doanh nghiệp ngoại mua lại hoàn toàn doanh nghiệp nội đang làm ăn không hiệu quả nhưng sở hữu tài sản lớn thì việc làm này là cần thiết để có nguồn vốn chuyển sang kinh doanh những thứ khác.

Còn ông Nguyễn Quang Bảo, Phó TGĐ Công ty chứng khoản Bản Việt cho rằng, lý do quan trọng để doanh nghiệp Việt bán cho nhà đầu tư nước ngoài là bởi nhu cầu về mở rộng vốn nhằm phát triển.

Bởi tính khắc nghiệt và biến đổi không ngừng của thị trường, các doanh nghiệp bắt buộc phải có tiềm lực để phát triển nếu không muốn bị đè bẹp.

Bên cạnh đó, ông Bảo cũng chỉ ra rằng các nhà đầu tư ngoại khi vào Việt Nam đã nhìn ra tiềm năng của một số doanh nghiệp có thể cạnh tranh với họ trong tương lai. Do vậy, để kiểm soát, tránh rủi ro, các doanh nghiệp ngoại sẽ tham gia một phần đầu tư vào.

Theo trí thức trẻ

Đánh giá bài viết
[Tổng số: 0 Trung bình: 0]
Bài viết này hữu ích chứ?
Không