Kiến thức Chiến lược 10 năm nữa bạn sẽ hối tiếc nếu chưa bắt đầu tích...

10 năm nữa bạn sẽ hối tiếc nếu chưa bắt đầu tích lũy tài chính từ bây giờ. Đây là lời khuyên cho bạn trước khi quá muộn

14
Một sai lầm của nhiều người trẻ hiện nay là suy nghĩ “chỉ bắt đầu tích lũy khi kiếm được nhiều tiền”.

Phần mềm kế toán MISA SME – 27 năm số 1 Việt Nam

Ảnh minh họa

Tuy nhiên, theo các chuyên gia tài chính cá nhân, dù bạn kiếm được 2.000 USD hay 200.000 USD mỗi năm thì việc tích lũy tài sản cũng đều thách thức như nhau.

“Đó là vì thường thì khi thu nhập tăng lên, mọi người cũng chi tiêu nhiều hơn”, bà Kimmie Greene, chuyên gia của Intuit và người phát ngôn của trang Mint.com phân tích.

Một kết quả nghiên cứu bất ngờ mới đây tại Mỹ tiết lộ, gần 70% số người trưởng thành có chưa đầy 1.000 USD trong tài khoản tích lũy. Non nửa số hộ gia đình tại Mỹ không có tài khoản tích lũy sau nghỉ hưu.

Để tránh bị động khi có khoản chi lớn phát sinh, bạn cần bắt đầu tích lũy càng sớm càng tốt. Tất nhiên, số tiền mỗi người cần tiết kiệm hằng tháng sẽ rất khác nhau, do những khác biệt về điều kiện sống, về nhu cầu mua sắm, về thu nhập đầu vào….

Tuy nhiên, bà Greene đưa ra một công thức đơn giản để giúp bạn dễ hình dung về số tiền lý tưởng mình cần “bỏ ống” được theo từng giai đoạn.

Những năm 20 tuổi: Hãy đặt mục tiêu tiết kiệm được 25% tổng thu nhập hằng năm, bà Greene khuyến nghị. Con số 25% này bao gồm gói tích lũy hưu trí và tiền mặt.

Nói cách khác, cần đảm bảo rằng chi phí sinh hoạt không vượt quá 75% tổng thu nhập của bạn, vị nữ chuyên gia này nhấn mạnh.

Tuổi 30: Số tiền bạn tích lũy được cần tương đương với mức thu nhập một năm. Chẳng hạn, nếu như bạn kiếm được 200 triệu VND/năm, mục tiêu đặt ra là tài khoản tiết kiệm của bạn cũng cần phải đạt 200 triệu đồng khi bạn bắt đầu bước sang tuổi 30.

Tất nhiên, khoản 200 triệu này không chỉ có tiền mặt mà còn bao gồm các gói bảo hiểm tích lũy, cổ phiếu…

Đến tuổi 35: Tài khoản tiết kiệm cần gấp đôi mức thu nhập hằng năm.

Đến tuổi 40: Tài khoản tiết kiệm nhiều gấp 3 lần thu nhập hằng năm.

Đến tuổi 45: Tài khoản tiết kiệm nhiều gấp 4 lần thu nhập hằng năm.

Đến tuổi 50: Khoản tích lũy được bằng 5 lần thu nhập hằng năm

Đến tuổi 55: Khoản tích lũy được bằng 6 lần thu nhập hằng năm.

Đến tuổi 60: Khoản tích lũy được bằng 7 lần thu nhập hằng năm.

Đến tuổi 65: Khoản tích lũy được bằng 8 lần thu nhập hằng năm.

Công thức của bà Greene có nhiều điểm tương đồng với khuyến nghị của hãng Fidelity Investments. Hãng này cũng khẳng định nguyên tắc vàng là sở hữu một tài khoản tích lũy tương đương với thu nhập hàng năm ở tuổi 30 và đến khi nghỉ hưu (tuổi 67) thì số tiền “bỏ ống” được phải tối thiểu bằng 10 lần thu nhập tại thời điểm đó.

“Nếu như bạn bắt đầu có kế hoạch ngay từ khi tốt nghiệp đại học, mọi việc sẽ không khó như bạn tưởng tượng”, bà Greene nhấn mạnh.

Mặc dù vậy, việc theo đuổi công thức một cách cứng nhắc là bất khả thi. Bạn cần điều chỉnh một cách linh hoạt vì có những năm sẽ có thu nhập nhiều/ít hơn mức trung bình các năm. Lấy thí dụ, nếu bạn sinh con hoặc mua nhà trong năm đó thì sẽ rất khó nói đến chuyện tích lũy.

Theo trí thức trẻ

Đánh giá bài viết
[Tổng số: 0 Trung bình: 0]
Bài viết này hữu ích chứ?
Không