Kiến thức Chiến lược Doanh nghiệp Việt “cháy hàng” tại hội chợ Thái Lan

Doanh nghiệp Việt “cháy hàng” tại hội chợ Thái Lan

5
19 doanh nghiệp Việt và 20 doanh nghiệp Thái Lan đã tham gia chương trình kết nối các doanh nghiệp Việt Nam với Thái Lan. Nhiều đơn hàng đã được chốt, thậm chí một số doanh nghiệp Ấn Độ tham gia cũng bị “mê hoặc”, chọn đối tác Việt Nam thay Trung Quốc.

Phần mềm kế toán MISA SME – 27 năm số 1 Việt Nam

Ảnh minh họa

Trong khuôn khổ Hội chợ Quốc tế triển lãm ASEAN – Ấn Độ, Hội Doanh nghiệp Hàng Việt Nam chất lượng cao đã tổ chức chương trình kết nối doanh nghiệp Việt Nam và Thái Lan . Theo đó, có 19 doanh nghiệp Việt và 20 doanh nghiệp Thái cùng một số doanh nghiệp Ấn Độ tham dự.

Phía doanh nghiệp Thái Lan có các chuỗi bán lẻ tại Thái, các công ty thực phẩm, công ty nhập khẩu. Những tên tuổi nổi tiếng có thể kể đến như: Central Group, BJC – Quản lý hệ thống BigC Thái Lan, Siam Food, Thai Snack Foods,…

Trong khi các doanh nghiệp Việt như Minh Long I, Điện Quang, Thiên Long, Bình Tiên Imex (Biti’s),… Doanh nghiệp thực phẩm đặc biệt được quan tâm khá nhiều, có thể kể đến Bích Chi, Vina Câcao, Lương Quới. Cho đến các Doanh nghiệp nhỏ địa phương trong khối ABCD Mekong cũng tham gia Hội chợ lần này như: Hương Đồng Tháp, Cửu Long Coconut với mặt nạ dừa…

Chương trình cho phép mỗi doanh nghiệp sẽ lên sân khấu giới thiệu về công ty trong vòng 3 phút. Sau đó, trở về bàn của mình và tiếp các doanh nghiệp Thái theo lịch và lượt đã đăng ký trước đó. Việc doanh nghiệp Thái quan tâm hàng hoá của doanh nghiệp Việt khiến ban tổ chức thậm chí phải “nhắc nhở” doanh nghiệp Thái về việc hết giờ.

Bà Phan Thị Hồng Trâm, Quản lý bán hàng quốc tế của Vinamit cho biết chương trình đã giúp Vinamit gặp được 8 đối tác, trong đó có BJC và Central là 2 chuỗi bán lẻ doanh nghiệp quan tâm nhất tại thị trường Thái Lan.

“Đối với BJC – chủ hệ thống BigC Thái Lan, hệ thống Mega tại Việt Nam họ đã có hàng Vinamit, và họ mong muốn tập trung hoá đơn hàng lớn từ cả Việt Nam lẫn Thái Lan. Điều này giúp tạo hiệu quả hơn về mặt giá – hậu cần”, bà Trâm nói.

Doanh nghiệp Bích Chi, chuyên sản xuất các sản phẩm bánh tráng, bánh phồng tôm tại buổi kết nối đã tìm ra thị trường mới là Ấn Độ mà các doanh nghiệp này trước đây đã mua của thị trường Trung Quốc muốn chuyển sang mua của Việt Nam.

Trước chuyến đi này, Trung tâm nghiên cứu doanh nghiệp và hỗ trợ doanh nghiệp BSA cũng đã mời các chuyên gia, cố vấn về nhượng quyền thương hiệu chia sẻ cho các doanh nghiệp tham gia hội chợ cách thâm nhập thị trường ASEAN và thế giới.

Bà Nguyễn Phi Vân, Cố vấn về nhượng quyền thương hiệu cho Chính phủ Malaysia từng chia sẻ, muốn thâm nhập thị trường nước ngoài thì cách doanh nghiệp tư duy là điều quan trọng nghĩa là doanh nghiệp bước ra khu vực phải hiểu khu vực đó, tại sao lại chọn từ đó mới bắt đầu chia nhỏ xuống những thị trường, cấp độ khác nhau.

Bên cạnh đó, bà Vân cũng cho biết, các doanh nghiệp cần có liệt kê rõ ràng về việc thâm nhập thị trường nào trước, đâu là thị trường chiến lược. “Có đi 100 hội chợ, hay nhiều hơn nữa mà tư duy tiếp cận thị trường không thay đổi thì doanh nghiệp Việt sẽ mãi quanh quẩn. Tư duy như thế mới có thể giúp cho doanh nghiệp Việt Nam bước ra khu vực và thế giới một cách có nền tảng, vững bền”, bà Vân nói.

Theo DDDT

Đánh giá bài viết
[Tổng số: 0 Trung bình: 0]
Bài viết này hữu ích chứ?
Không