Kiến thức Kiến thức quản trị Câu chuyện ‘Trói voi bằng dây thừng’ và bài học bất kỳ...

Câu chuyện ‘Trói voi bằng dây thừng’ và bài học bất kỳ ai muốn thành công cũng phải suy ngẫm

136
“Nếu bạn dám chấp nhận thất bại và rút kinh nghiệm từ đó, nếu bạn xem thất bại như là một cơ hội trưởng thành cho mình, thì bạn hãy tin là mình đang bước đi trên con đường đến với thành công.” – Joseph Sugarman

Phần mềm kế toán MISA SME – 27 năm số 1 Việt Nam

Ảnh minh họa

Một vị khách đi ngang qua khu của những con voi thì bất ngờ anh ta dừng lại. Anh ta cảm thấy khó hiểu khi một con vật to lớn như vậy lại chỉ bị trói bằng một sợi dây thừng mỏng manh vào chân trước của con vật, chẳng có xích hay lồng sắt gì cả.

Lẽ tất yếu là những con voi này có thể giật đứt dây trói này bất cứ khi nào chúng muốn nhưng vì lí do nào đó mà chúng đã không làm vậy. Anh ta hỏi người quản tượng gần đó rằng tại sao những con vật này chỉ đứng yên ở đây mà không thử cố thoát ra.

“Dễ hiểu thôi”, người quản tượng nói, “khi chúng còn là voi con và bé hơn bây giờ nhiều thì chúng tôi dùng dây thừng để trói chúng là đủ. Khi lớn lên, chúng vẫn nghĩ rằng chúng không giật đứt dây được. Những con voi này vẫn tưởng là dây thừng đủ sức trói chúng nên chúng cũng chẳng bao giờ thử cố thoát ra. Vị khách rất ngạc nhiên. Hóa ra những con voi này có thể dễ dàng giật đứt sợi dây bất cứ khi nào nhưng chỉ vì chúng nghĩ là chúng không thể nên cứ mãi đứng im một chỗ.

Cũng giống những con voi này, không hiếm người đang lãng phí nhiều cơ hội trong cuộc sống chỉ đơn giản vì ta nghĩ rằng ta không thể làm điều gì đó vì lần trước ta đã thử và thất bại.

Người thành công luôn coi thất bại là điều hoàn toàn bình thường và mỗi lần thất bại thì càng tiến gần tới thành công hơn

Khi Edison (một trong những nhà phát minh vĩ đại nhất mọi thời đại) tìm cách kéo dài đời sống của chiếc bóng đèn tròn, ông đã thử hơn mười ngàn lần các kiểu kết hợp khác nhau của các vật liệu mà vẫn thất bại. Khi được hỏi rằng, bằng cách nào có thể tiếp tục thí nghiệm sau ngần ấy lần thất bại, ông trả lời ông không coi đó là thất bại, mỗi lần thử nghiệm đối với ông là mỗi lần ông tiến tới gần thành công hơn. Còn Einstein, người nổi tiếng là thông thái, nói: “Tôi không ngừng suy nghĩ và suy nghĩ. Chín mươi chín lần cho kết quả sai. Nhưng lần thứ một trăm thì tôi đúng”.

Thất bại là người thầy vĩ đại của cuộc sống:

– Thất bại dạy chúng ta biết khiêm tốn. Nó buộc chúng ta phải đương đầu bằng tất cả khả năng của mình để vượt qua.

– Thất bại dạy chúng ta biết điều chỉnh suy nghĩ và hành động của mình. Nó thúc đẩy chúng ta phải nhìn vào điều chúng ta đang làm và cho chúng ta cơ hội để thử nghiệm theo một hướng mới.

– Thất bại dạy rằng không phải lúc nào chúng ta cũng có được những gì mình muốn. Thỉnh thoảng, ngay cả khi ta làm toàn những điều đúng đắn cả, nhưng vẫn không đi đến một kết quả mong muốn nào.

– Thất bại dạy chúng ta về sức mạnh của cá tính. Nó thách thức chúng ta đào sâu hơn nguồn lực nội tại khi gặp phải thất bại.

– Thất bại dạy chúng ta về lòng kiên trì. Nó buộc chúng ta hoặc sẽ phải từ bỏ hoặc phải quyết tâm hơn nữa và nỗ lực không ngừng.

– Thất bại dạy rằng chúng ta có thể vượt qua thất bại, không gục ngã, không bỏ cuộc. Không hề có sự xấu hổ khi thất bại, chỉ xấu hổ khi sợ phải gượng đứng dậy và tiếp tục cố gắng.

Hãy hỏi bất kỳ người thành đạt nào xem họ đã từng gặp thất bại về điều gì hay chưa, và bạn sẽ có được hai câu trả lời. Câu đầu tiên sẽ là một nụ cười trầm ngâm hoặc sẽ là một tiếng cười lớn. Câu trả lời thứ hai sẽ là một câu hỏi đại khái như là: “Bạn muốn nghe về thất bại nào của tôi?”. Thất bại là một phần tất yếu trong cuộc sống mà không ai tránh khỏi.

Vấn đề quan trọng không phải là chúng ta có thất bại hay không, mà chính là bản thân đã thất bại như thế nào. Sự khác biệt giữa người thành công và người không thành công được xác định không phải bởi số lần thất bại của họ mà bởi việc họ đã làm gì sau những lần thất bại đó.

Theo trí thức trẻ

Đánh giá bài viết
[Tổng số: 0 Trung bình: 0]
Bài viết này hữu ích chứ?
Không