Kiến thức Chiến lược Xây dựng hệ thống bán lẻ điện thoại không khó như bạn...

Xây dựng hệ thống bán lẻ điện thoại không khó như bạn tưởng nếu giải quyết được 4 vấn đề này

2
Thị trường bán lẻ các mặt hàng công nghệ nói chung và điện thoại nói riêng đang trở nên rất sôi động với sự tham gia của nhiều doanh nghiệp. Một vài trong số đó đã xây dựng được hệ thống quy mô lớn với hàng nghìn cửa hàng trên khắp cả nước.

Phần mềm kế toán MISA SME – 27 năm số 1 Việt Nam

Ảnh minh họa

Tuy nhiên trong “cuộc chơi” này, không phải là không còn cơ hội cho những doanh nghiệp nhỏ muốn mở rộng kinh doanh và xây dựng chuỗi bán lẻ. Để làm được như vậy, doanh nghiệp cần có “nền móng” là một hệ thống quản lý hiệu quả và chuyên biệt, có thể giải quyết được 4 vấn đề đặc thù dưới đây của ngành hàng điện thoại.

1. Quản lý hàng hóa

Để quản lý tốt mặt hàng điện thoại, doanh nghiệp cần đạt được 5 mục tiêu: Giảm lượng hàng tồn kho, quản lý từng IMEI sản phẩm, giám sát hàng lỗi – hỏng, quản lý phụ kiện và tối ưu thời gian kiểm hàng. 

Đặc thù của ngành hàng điện thoại là mỗi sản phẩm đều có giá trị lớn, nên tổng giá trị hàng tồn kho có thể lên tới cả tỉ đồng. Việc giảm lượng hàng tồn kho có vai trò rất quan trọng để doanh nghiệp quay vòng vốn. Nếu chủ cửa hàng nắm được số tồn thực tế của từng sản phẩm, kết hợp với báo cáo sản phẩm bán chạy, từ đó có thể đưa ra kế hoạch xả hàng và nhập hàng hợp lý. Đối với chuỗi cửa hàng, cần có báo cáo sản phẩm bán chạy theo từng cửa hàng để có kế hoạch điều chuyển hàng theo nguyên tắc “dồn hàng về nơi mà sản phẩm đó bán chạy nhất”.

Mỗi chiếc điện thoại có một IMEI riêng, trong một lô hàng riêng, có giá nhập và giá bán khác nhau, được áp dụng những ưu đãi riêng nên cần quản lý đích danh theo từng IMEI và bán ra theo nguyên tắc “nhập vào trước – bán ra trước”. Để làm được việc này, cửa hàng cần lựa chọn một phần mềm quản lý có đầy đủ các tính năng quản lý sản phẩm theo IMEI như: giá vốn đích danh theo từng IMEI, IMEI gắn với nhà cung cấp, lịch sử tạo, sửa, xóa, bán hàng, bảo hành của từng IMEI. Điều này giúp cho nhân viên có thể biết IMEI nào có thời gian tạo lâu hơn để ưu tiên bán trước.

Hàng điện tử không thể tránh khỏi sai sót, lỗi, hỏng… Chủ cửa hàng cần nắm chính xác số hàng lỗi – hỏng này để tránh bán ra cho khách đồng thời tra IMEI sản phẩm lỗi để biết nhà cung cấp và đổi trả lại.

Các loại phụ kiện như miếng dán, cường lực, ốp lưng, sạc, cáp… là mặt hàng dễ thất thoát nhất của cửa hàng điện thoại (do không có IMEI cụ thể cho từng sản phẩm). Để quản lý chặt chẽ mặt hàng này, chủ shop cần trang bị phần mềm có tính năng tự sinh mã vạch cho các sản phẩm, vừa giúp bán hàng nhanh bằng đầu tít mã vạch, vừa giúp quản lý số tồn, tránh mất hàng, mặt khác nhân viên không thể mang hàng ngoài vào bán được, vì hàng ngoài sẽ không có mã vạch.

Thực tế cho thấy việc kiểm kho ở các cửa hàng điện thoại thường rất mất thời gian vì có quá nhiều mặt hàng với số tồn lên tới cả nghìn sản phẩm. Thời gian kiểm kho kéo dài có thể dẫn đến việc nhân viên mượn hàng ở kho khác để kiểm cho đủ sau đó trả lại. Chỉ khi làm tốt thao tác kiểm kho thì mới có thể hạn chế được nhân viên gian lận. Việc quản lý sản phẩm theo mã vạch và theo IMEI cũng giúp kiểm hàng dễ hơn, chỉ cần dùng đầu tít để quét mã vạch trên từng sản phẩm là ra được số tồn thực tế một cách nhanh chóng. Bên cạnh đó thì phương pháp kiểm kho theo sản phẩm hoặc theo danh mục sản phẩm cũng giúp tiết kiệm thời gian hơn rất nhiều, vì vậy hãy lựa chọn một phần mềm hỗ trợ nhiều phương pháp kiểm kho.

2. Quản lý bán hàng

Đây là vấn đề tác động trực tiếp tới trải nghiệm mua hàng của khách, vì vậy, cửa hàng điện thoại cần phải đảm bảo nguyên tắc “3 nhanh” sau: Bán hàng nhanh, thanh toán nhanh, và điều chỉnh giá nhanh.

Xây dựng hệ thống bán lẻ điện thoại không khó như bạn tưởng nếu giải quyết được 4 vấn đề này – Ảnh 1.
Một sản phẩm iPhone nhưng có nhiều màu, nhiều dung lượng với nhiều hình thức khác nhau nên giá bán cũng khác nhau, nhân viên bán hàng hoặc phải nhớ giá của tất cả các sản phẩm, hoặc cần phải tra giá sản phẩm một cách nhanh nhất sau đó báo giá chính xác cho khách hàng. Để “bán hàng nhanh”, chủ cửa hàng điện thoại cần lựa chọn phần mềm sao cho mọi nhân viên bán hàng đều được phân quyền xem danh sách sản phẩm với các thông tin cơ bản như tên, mã sản phẩm, giá bán và số tồn thực tế có thể bán (đã loại trừ số hàng lỗi – hỏng). Cơ chế phân quyền như vậy vừa giúp nhân viên tra cứu thông tin sản phẩm nhanh chóng lại vừa đảm bảo an toàn các thông tin bí mật của chủ cửa hàng như giá nhập, giá vốn, nhà cung cấp…

Khách hàng không thể chờ đợi nhân viên làm hóa đơn bằng cách viết tay, đó chắc chắn là một trải nghiệm “tồi tệ”. Trường hợp cửa hàng đông khách, nhân viên xử lý không kịp sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến tốc độ bán hàng và doanh thu lợi nhuận của cửa hàng. Cần tư động hóa việc tạo và in hóa đơn sao cho càng ít thao tác trên máy tính thì càng tốt, và loại bỏ hoàn toàn việc viết tay, chỉ như vậy mới đáp ứng được yêu cầu thứ 2  là “thanh toán nhanh”.

Cạnh tranh, soi giá, dìm giá giữa các cửa hàng là điều hết sức bình thường trong ngành hàng điện thoại, vì vậy việc điều chỉnh giá nhanh chóng sẽ tạo ra lợi thế cạnh tranh vô cùng lớn giữa các cửa hàng. Tuy nhiên đối với chuỗi nhiều cửa hàng, hoặc cửa hàng bán trên nhiều kênh như website hay các sàn thương mại điện tử thì việc điều chỉnh giá thường mất rất nhiều thời gian.

Giải pháp cho vấn đề này là lựa chọn phần mềm bán hàng có tính năng đồng bộ với website và các sàn thương mại điện tử, chủ cửa hàng chỉ cần điều chỉnh giá trên phần mềm thì giá trên web và trên các sàn cũng lập tức thay đổi theo. Ngoài ra, nếu giá sản phẩm khác nhau tại từng cửa hàng trong hệ thống thì cần có thêm tính năng đặt giá sản phẩm theo từng chi nhánh, từng cửa hàng một cách linh hoạt. Việc điều chỉnh giá trên phần mềm như vậy cũng giúp nhân viên tra cứu được bảng giá mới nhất, cập nhật tức thì.

3. Quản lý khuyến mại

Có rất ít phần mềm bán hàng trên thị trường hiện nay đáp ứng được các yêu cầu của ngành hàng điện thoại, khi mà việc cạnh tranh kéo theo chính sách giá và khuyến mại thay đổi liên tục từng giờ, theo từng sản phẩm và với từng đối tượng khách hàng khác nhau.

Tìm lời giải cho bài toán quản lý khuyến mại chính là câu trả lời cho việc bạn có lựa chọn đúng phần mềm bán hàng phù hợp hay không. Lựa chọn sai sẽ dẫn đến không đáp ứng được nhu cầu và chi phí cho việc thay đổi hệ thống phần mềm, thường không rẻ. Một phần mềm phù hợp với ngành hàng điện thoại cần phải đáp ứng được các điều kiện khuyến mại theo giá trị hóa đơn, sản phẩm, số lượng, cấp độ khách hàng, thậm chí có thể kết hợp tất cả các điều kiện trên. Bên cạnh đó cũng cần có thêm các tính năng như tích điểm, mã coupon, quà tặng, đổi thưởng…

4. Hoa hồng cho nhân viên bán hàng

Việc chia hoa hồng cho nhân viên bán hàng vừa giúp chủ cửa hàng định hướng cho nhân viên nên tập trung bán sản phẩm gì, vừa kích thích tinh thần làm việc của nhân viên. Tuy nhiên điều kiện cần là phải có một mô hình quản lý chặt chẽ, mỗi nhân viên có một tài khoản riêng, và điều kện đủ là cách tính hoa hồng cũng phải rất linh hoạt, theo từng sản phẩm, theo mức hóa đơn hay theo từng nấc bậc thang. Số hoa hồng cũng có thể linh hoạt theo phần trăm hoặc theo một giá trị cụ thể.

Với chi phí không cao nhưng có đủ tất cả những tính năng từ quản lý sản phẩm IMEI, trạng thái tồn kho, kiểm kho, thao tác bán hàng nhanh chóng, tạo chương trình khuyến mại linh hoạt, chia hoa hồng cho nhân viên bán hàng, quản lý nghiệp vụ bảo hành, trả góp… – phần mềm bán hàng đa kênh Nhanh.vn đã được rất nhiều hệ thống kinh doanh điện thoại, điện máy lựa chọn sử dụng. Bênh cạnh đó thì đội ngũ kỹ thuật và support của Nhanh.vn cũng luôn sẵn sàng hỗ trợ để giúp doanh nghiệp áp dụng công nghệ vào quản lý một cách hiệu quả nhất.

Theo trí thức trẻ

Đánh giá bài viết
[Tổng số: 0 Trung bình: 0]
Bài viết này hữu ích chứ?
Không