Kiến thức Chiến lược 3 bí quyết đầu tư trước biến động thị trường tài chính

3 bí quyết đầu tư trước biến động thị trường tài chính

6
Mỗi khi thị trường có những đợt sóng lên xuống, thì khẩu hiệu mà các chuyên gia đầu tư tài chính hàng đầu ở phố Wall thường truyền tai nhau chính là: “Hãy giữ bình tĩnh và cứ tiếp tục” (Keep Calm and Carry On).

Phần mềm kế toán MISA SME – 27 năm số 1 Việt Nam

Ảnh minh họa

“Trừ khi Trái Đất tuyệt diệt, nếu không thì những sự kiện chính trị, những đợt khủng hoảng hiếm khi tác động lâu dài đến thị trường tài chính” – chuyên gia đầu tư John Reese nhận định trên trang Forbes – “Bằng chứng là sau khá nhiều cuộc khủng hoảng, gia tài của những người như Warren Buffett hay George Soros vẫn không hề bị lụn bại”.

Thời gian vừa qua, thị trường tài chính nói chung và thị trường chứng khoán ở nước ta nói riêng gặp nhiều biến động, không chỉ vì những vấn đề chính trị, tình trạng căng thẳng giữa một số nước, mà còn vấn đề về Bitcon (tiền ảo), hay thông tin về những thương vụ M&A đình đám sắp diễn ra…

Để có thể giữ vững lòng tin trước những biến động như vậy, nhà đầu tư cần tập trung vào ba điểm mấu chốt dưới đây:

Tập trung vào cơ hội thay vì rủi ro

Theo Jeffrey Meyers – chuyên gia đầu tư với hơn 20 năm kinh nghiệm, nhà sáng lập quỹ đầu tư Cobia Capital Management LP, sẽ rất sai lầm nếu chúng ta chỉ nhìn thấy cơ hội hoặc rủi ro khi đối mặt với một vấn đề. Bởi trong cuộc sống, mọi thứ đều có ít nhất hai mặt, nên chúng ta cần biết rõ mọi mặt của sự việc để không bị bất ngờ khi nó diễn ra.

Nhưng biết là một việc, tập trung vào nó lại là một việc khác. Để giữ được lòng tin trong cơn khủng hoảng, chúng ta phải luôn tập trung vào cơ hội, tìm ra những cách tốt nhất để tận dụng nó, chứ không phải là tập trung tìm hiểu những rủi ro. Đây cũng chính là một trong những triết lý đầu tư nổi tiếng của huyền thoại đầu tư Warren Buffett: “Hãy tham lam khi mọi người sợ hãi, và hãy sợ hãi khi mọi người tham lam”.

Ngoài ra, có một điểm mà Jeffrey Meyers đặc biệt lưu ý với nhà đầu tư, đó là đừng bao giờ cố đặt ra thời hạn (deadline) cho công việc đầu tư.

“Đừng tạo sức ép lên hiểu biết và kiến thức của bạn. Khi đi làm, chúng ta có deadline vì có một hệ thống những bộ phận khác cần đồng bộ với chúng ta. Nhưng khi đầu tư, chẳng có ai ngoài bạn. Vô số lần vì thói quen sử dụng deadline mà tôi không có đủ thời gian tập trung phân tích cơ hội trong các vụ đầu tư, để rồi phải trả giá đắt” – Jeffrey Meyers chia sẻ trên trang Forbes.

Tuân thủ quy trình và nguyên tắc đầu tư

Jeffrey Meyers cho rằng mỗi nhà đầu tư nên có một quyển sổ ghi những nguyên tắc và một quy trình cụ thể cho kế hoạch đầu tư của mình. Tốt nhất là viết ra giấy (quy trình đầu tư của Henrik Heffermehl là một quyển sổ nhỏ với 60 mục, bao gồm cách phân tích cấu trúc vốn, hệ thống quản lý doanh nghiệp, lợi thế cạnh tranh của công ty…) và đọc nó thật kỹ trước khi đưa ra một quyết định đầu tư, bất kể điều kiện trước mắt có thuận lợi hay khó khăn như thế nào.

“Khi bạn có một chiếc búa, bạn nhìn đâu cũng thấy những chiếc đinh. Việc đầu tư cũng vậy, khi nghĩ thị trường đang sụp đổ, bạn nhìn đâu cũng thấy rủi ro, và rồi bạn dễ dàng bỏ cuộc mà quên đi nhiều nguyên tắc đầu tư cốt lõi có thể mang đến cho bạn cơ hội trong khủng hoảng. Do đó, một quy trình cụ thể và một hệ thống quy tắc sẽ giúp bạn hạn chế sai sót. Tất nhiên sai sót vẫn tồn tại, nhưng quy trình sẽ giúp bạn chủ động hơn trong mọi việc, mở rộng biên độ an toàn của các quyết định đầu tư, cũng như tránh sự lúng túng để rồi bỏ lỡ nhiều thứ” – Jeffrey Meyers ghi nhận.

Đồng tình với quan điểm này, John Rolfe – thạc sĩ tài chính, chuyên gia đầu tư, người sáng lập công ty tài chính Argand Capital Advisors LLC cũng luôn hướng tới bản thân như một người tập hợp dữ liệu hơn là người làm việc theo cảm xúc. Bởi theo John Rolfe, để trở thành một nhà đầu tư thành công, không phụ thuộc vào điều gì xảy ra trên thị trường, mà chủ yếu phụ thuộc vào sự thành thật về mặt trí tuệ của chúng ta, khi chúng ta biết điều khiển được cảm xúc của mình.

Kiểm tra quyết định ít nhất hai lần

“Tôi có một nhóm hai thành viên chuyên bàn bạc về những kế hoạch và cơ hội đầu tư. Và đây là một việc làm đúng đắn nhất của tôi. Trong đầu tư, bạn rất dễ tự lừa dối bản thân, tự hài lòng với chính mình nếu không có ý kiến phản biện. Việc có thêm cộng sự buộc bạn phải xem xét và đánh giá mọi giả định một lần nữa, dưới góc nhìn hoàn toàn mới. Đó là một việc tốt cho mọi quyết định kinh doanh” – John Rolfe nhìn nhận.

John Rolfe hiếm khi sợ việc bàn bạc này có thể khiến ông mất thời gian và bỏ lỡ những cơ hội tốt trên thị trường. Không phải vì ông theo trường phái đầu tư giá trị, mà bởi ông luôn muốn có một cái nhìn toàn diện cho mọi vấn đề.

“Nếu bạn sợ bỏ lỡ cơ hội, thì hãy lên kế hoạch trước với người cộng sự, thật chi tiết và tỉ mỉ. Đừng sợ bỏ lỡ cơ hội, bởi bạn nên nhớ, trong đầu tư, quan trọng không phải là số lần thắng của bạn nhiều hay ít, mà là giá trị của mỗi lần thắng là bao nhiêu” – John Rolfe kết luận.

THeo DNSG

Đánh giá bài viết
[Tổng số: 0 Trung bình: 0]
Bài viết này hữu ích chứ?
Không