Kiến thức Chiến lược Cỗ máy sản xuất startup – Rocket Internet có thể đã lãi...

Cỗ máy sản xuất startup – Rocket Internet có thể đã lãi 20 lần sau thương vụ bán Lazada cho Alibaba

13
Tình hình của Rocket Internet đang được cải thiện rất nhiều.
Phần mềm kế toán MISA SME – 27 năm số 1 Việt Nam 
Rocket Internet được coi là “vườn ươm” startup bởi công ty này thành lập tới 100 startup tại 110 quốc gia với tổng cộng 36.000 nhân viên, hoạt động trong đủ mọi lĩnh vực từ cung ứng thực phẩm, quần áo cho đến xe hơi cũ hay thậm chí cả dịch vụ giặt là. Đây thực sự có thể ví như phiên bản thu nhỏ của hệ sinh thái Internet startup toàn cầu.

Trong nhiều năm qua Rocket Internet chịu khủng hoảng nặng nề do hầu hết các startup mà công ty thành lập hoặc đầu tư vốn đều không có lợi nhuận. Dẫu vậy, tờ Bloomberg mới đưa ra nhận định rằng các nhà đầu tư cần phải có niềm tin hơn vào công ty này. Lý do là bởi riêng trong năm nay, CEO Rocket Internet là Oliver Samwer đã 2 lần đàm phán thành công trong việc bán cổ phần của startup thuộc sở hữu của công ty và thu về khoản lợi nhuận đáng nể. 

Cụ thể, thứ 5 vừa qua, Rocket Internet đã tuyên bố việc bán một lượng cổ phần họ đang nắm giữ tại Delivery Hero – một ứng dụng giao đồ ăn cho Nasper Limited với giá 660 triệu euro (tương đương 777 triệu USD). Sau thương vụ, Rocket Internet chỉ còn nắm giữ 13% cổ phần tại Dilivery Hero. 

Cú “exit” lần này đồng nghĩa với việc Rocket sẽ kiếm được khoản lời gấp 2,6 lần so với số tiền vốn ban đầu bỏ ra đầu tư vào Delivery Hero – đơn vị chứng kiến giá cổ phiếu tăng gần gấp 30% kể từ khi IPO vào tháng 6. Quyết định này cũng cho thấy dường như Rocket không hề quan tâm tới việc họ sẽ không còn ghế trong hội đồng quản trị cũng như có rất ít tầm ảnh hưởng tới hãng giao đồ ăn kể trên.

Một cú “exit” thành công hơn nữa của Rocket phải kể đến là Lazada – trang bán lẻ trực tuyến ở câu Á được thành lập vào năm 2011 mới được bán lại cho tập đoàn Alibaba của Trung Quốc. Tổng cộng Rocket Internet đã thu về khoản lợi nhuận gấp 20 lần so với số vốn bỏ ra ban đầu là 18 triệu euro mặc dù giá trị thương vụ này đã bị hạ xuống thấp hơn chỉ ở mức 373 triệu euro. 

Quan trọng hơn, Lazada là một trong những đứa con tinh thần của CEO Samwer – được Rocket Internet nuôi dưỡng ngay từ những ngày đầu. Trong khi đó, Delivery Hero mới chỉ được công ty này đầu tư vào từ năm 2015 khi nó đã hoạt động ổn.

Mặc cho những cú “exit” ngoạn mục đó, các nhà đầu tư vẫn có quyền duy trì sự cảnh giác đối với Rocket. Rocket Internet hoạt động theo một mô hình kinh doanh khá khác biệt và thường rất ít thông tin được tiết lộ. 

Trước đó Bloomberg đã viết rằng, Rocket về bản chất là một quỹ đầu tư mạo hiểm được niêm yết trên sàn chứ không phải là một công ty công nghệ truyền thống. Họ kiếm tiền cho các nhà đầu tư sau khi rút lui khỏi một startup bằng cách bán cho một nhà đầu tư chiến lược hay IPO. Trong khi với các quỹ đầu tư mạo hiểm, các nhà đầu tư hiểu họ cần phải chờ đợi trong nhiều năm mới đạt được lợi nhuận thì một vài người lại không áp dụng suy nghĩ đó với Rocket Internet. 

Thêm vào đó, đây cũng không phải lựa chọn đúng đắn cho thị trường chứng khoán. Cổ phiếu của Rocket Internet hiện được giao dịch ở mức thấp hơn gần 1 nửa so với giá IPO hồi năm 2014. Lượng bán khống cổ phiếu vẫn cao mặc dù có ít nhà đầu tư phản đối cổ phiếu này hơn so với 1 năm trước. Cổ phiếu Rocket Internet đã tăng hơn 4% vào thứ 5 sau thông tin về thương vụ Delivery Hero được công bố.

Việc của CEO Samwer bây giờ là đưa ra quyết định xem liệu có nên mua lại nhiều cổ phiếu hơn không để thưởng cho những nhà đầu tư vốn mất kiên nhẫn. Một khi thương vụ Delivery Hero hoàn tất, họ sẽ có tổng cộng 2,3 tỷ euro tiền mặt trong bảng cân đối và đây là thời điểm thích hợp để thực hiện một vài đợt mua lại cổ phiếu như cam kết trước đó của CEO Samwer. 

Theo Trí Thức Trẻ

Đánh giá bài viết
[Tổng số: 0 Trung bình: 0]
Bài viết này hữu ích chứ?
Không