Kiến thức Chiến lược Doanh nghiệp tăng trưởng đột phá nhờ ứng dụng trí tuệ nhân...

Doanh nghiệp tăng trưởng đột phá nhờ ứng dụng trí tuệ nhân tạo

2
Năm 2017 được dự báo sẽ là năm phát triển bùng nổ của các dự án về trí tuệ nhân tạo tại Việt Nam với sự lớn mạnh của các công ty công nghệ, cung cấp giải pháp số hóa điển hình như FSI. Chỉ trong năm qua, các quỹ đầu tư mạo hiểm đã đổ hơn 8,5 tỷ USD vào các dự án nghiên cứu trí tuệ nhân tạo, cao gấp 3,5 lần mức đầu tư năm 2010.

Phần mềm kế toán MISA SME – 27 năm số 1 Việt Nam

Ảnh minh họa

Không thể phủ nhận cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang len lỏi vào từng ngõ ngách của nền kinh tế đa ngành Việt Nam. Đây hứa hẹn là một thời đại giúp các doanh nghiệp tăng năng suất, tính linh hoạt và hiệu quả, rút ngắn thời gian đưa sản phẩm ra thị trường, từ đó tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Người tiêu dùng cũng sẽ có được lợi ích từ việc tiêu dùng các sản phẩm có chất lượng cao hơn, giá cả cạnh tranh hơn và đặc biệt là được cá nhân hóa theo ý muốn. 

Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 không chỉ là sự phát triển công nghệ thuần túy trong lĩnh vực công nghệ thông tin và truyền thông mà đây sẽ là làn sóng của các giải pháp đột phá về công nghệ trong nhiều lĩnh vực như công nghệ sinh học, công nghệ nano, năng lượng tái tạo, công nghệ vật liệu, tính toán lượng tử và đặc biệt là trí tuệ nhân tạo.

Theo hãng nghiên cứu Tractica (Mỹ), quy mô doanh thu từ các ứng dụng dựa trên AI sẽ đạt doanh thu 59,7 tỷ USD vào năm 2025…Một báo khác của CBSight, từ năm 2012- 2016, các nhà đầu tư trên thế giới tăng số tiền đổ vào AI từ 500 triệu đến 5 tỷ đôla. Các thương vụ mua bán và sáp nhập trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo cũng ngày càng tăng. Xu hướng phát triển của trí thông minh nhân tạo trong tương lai gần sẽ tập trung xử lý mạng lưới thần kinh cũng như ngôn ngữ tự nhiên. Đây sẽ là cơ hội cho các doanh nghiệp khởi nghiệp Việt Nam tìm kiếm các dự án tiềm năng để có cơ hội hợp tác và đầu tư.

Các chuyên gia, công ty công nghệ Việt Nam cũng nhận định phát triển sản phẩm công nghệ AI là xu thế chung của thế giới, Việt Nam không thể nằm ngoài cuộc chơi này và cần nhanh chóng dịch chuyển.

Theo ông Nguyễn Hùng Sơn – Tổng giám đốc Công ty FSI – đơn vị số hóa hàng đầu trong xây dựng chính phủ điện tử tại Việt Nam cho biết Bằng nền tảng công nghệ cốt lõi đã được triển khai thực tế và có hiệu quả, FSI hiện đang thực hiện một loạt các giải pháp số hóa phục vụ cải cách hành chính và chính quyền điện tử, như: Số hóa hồ sơ tài liệu trong xây dựng chính phủ điện tử và thành phố thông minh; số hóa hồ sơ tài liệu xây dựng các cơ sở dữ liệu chuyên ngành; công nghệ số hóa văn bản hành chính nhà nước; cổng thông tin đối thoại giữa chính quyền với người dân và doanh nghiệp…

Ngoài ra công nghệ lõi của FSI là sự tích hợp của các công nghệ nhận dạng ký tự quan học (OCR), Công nghệ nhận dạng đánh dấu (OMR), công nghệ nhận dạng chữ viết tay (ICR), công nghệ nhận dạng dấu tích logic (ADRT). Công nghệ này được ứng dụng để tự động nhận dạng và trích xuất thông tin văn bản, chứng minh thư – hộ chiếu, giản đồ-biểu đồ, biểu mẫu… giúp tối ưu hóa quá trình làm việc cho các hệ thống phần mềm ứng dụng, qua đó góp phần xây dựng thành phố thông minh. Với các tính năng siêu việt khi tích hợp AI (Trí tuệ nhân tạo) vào các công trình xây dựng, các hệ thống điều phối thông minh giúp ta kết nối mạng lưới và kiểm tra mọi lĩnh vực quan trọng như giao thông, quản lý hành chính, y tế, nhà ở, giáo dục và văn hoá.

Các chuyên gia cho rằng, trí tuệ nhân tạo đưa ra phương thức sản xuất chính xác hơn, tiết kiệm chi phí, giúp cuộc sống của con người tiện lợi hơn, đem đến cơ hội tăng trưởng kinh tế, phát triển kinh doanh cho các doanh nghiệp… Bên cạnh đó, việc AI cũng được ứng dụng đa dạng trong các mô hình kinh doanh nhằm tăng doanh thu như tiếp thị và quảng cáo, khuyến nghị sản phẩm trên các trang thương mại điện tử, phân tích hành vi người tiêu dùng để tăng khả năng mua hàng,…chính là những dấu hiệu tích cực trong việc tận dụng cơ hội từ cách mạng công nghiệp 4.0.

Theo Trí Thức Trẻ

Đánh giá bài viết
[Tổng số: 0 Trung bình: 0]
Bài viết này hữu ích chứ?
Không