Kiến thức Đãi ngộ Gần 70% những ‘người phá hoại nơi công sở’ quyết bám trụ...

Gần 70% những ‘người phá hoại nơi công sở’ quyết bám trụ để hưởng lương, vừa làm vừa chơi

112
Theo khảo sát của Anphabe, 25% số người làm công sở thờ ơ với công việc. Hay nói cách khác, họ chính là những Zombie nơi công sở. Họ không nỗ lực làm việc, không cố gắng trong công việc. Và điều bất ngờ là 66,9% Zombie này không có ý định nghỉ việc.

Phần mềm kế toán MISA SME – 27 năm số 1 Việt Nam

Ảnh minh họa

Khảo sát của Anphabe chỉ ra rằng có tới 66,9% những người đang có thái độ thờ ơ trong công việc quyết bám trụ công việc. Họ không có ý định nghỉ dù không gắn kết với công ty hay đồng nghiệp.

Zombie công sở xuất hiện ở mọi lứa tuổi, mọi tầng lớp, mọi vùng miền. Và càng trẻ, hội chứng Zombie công sở càng cao.

Và tình trạng Zombie công sở gây thiệt hại lớn cho doanh nghiệp, gây thất thoát 11,7% hiệu suất làm việc.

Zombie công sở hiện diện ở mọi nơi trên thế giới. So với Thái Lan, Việt Nam còn có tỷ lệ phần trăm thấp hơn (25% so với 32%).

Zombie công sở, họ là ai?

Anphabe chỉ ra 7 dấu hiệu nhận dạng Zombie công sở.

Thứ nhất, đó là người lúc nào cũng tỏ ra bận rộn nhưng toàn làm những việc ít quan trọng. Đồng nghiệp nhờ hỗ trợ quả là việc khó khăn.

Thứ hai, đó là Mr.Right, người luôn đúng. Họ luôn có những lý do ngoài bản thân để biện hộ cho những điều họ chưa làm được.

Thứ ba, Mrs.Know it-all. Những nhân viên này nghĩ rằng cái gì bản thân cũng biết, cũng giỏi. Và suy nghĩ này dẫn tới việc không chịu lắng nghe đồng nghiệp chia sẻ.

Thứ tư là Yes Employee. Nhân viên này luôn nói có với tất cả những việc sếp giao nhưng thực chất không để ý, không lắng nghe và không quan tâm tới điều sếp nói.

Thứ năm là No Boss. Những vị sếp này thường không giúp đỡ, hỗ trợ nhân viên và đồng nghiệp phát triển.

Thứ sáu là nhân viên công sở đồng mặt nhưng không đồng lòng. Trước mặt thì tỏ ra đồng ý nhưng sau lưng thì chống đối và nói xấu.

Thứ bảy là tip người nói đãi môi. Họ nói hay hơn làm và thường chọn KPI đại khái và đem lại kết quả không rõ ràng.

Điều trị mà không được thì chia tay

Theo các chuyên gia, nếu đã tìm đủ mọi cách để điều trị mà Zombie vẫn chưa hết bệnh thì phải nói lời chia tay.

Anphabe đã chỉ ra 4 cách chia tay như sau.

Phương pháp Tình phí: Nhân sự sẽ trao đổi thẳng thắn với nhân viên về quyết định chia tay và đề xuất một khoản tình phí để nhân viên chủ động chia tay trong hòa bình (trợ cấp thôi việc).

Thứ hai là “Niêm yết trên sàn”: Nhân sự có thể làm việc với các công ty tuyển dụng để niêm yết nhân viên trên và giúp họ tìm được công việc phù hợp hơn.

Thứ ba, Thay đổi chiến tuyến. Tức là chuyển nhân viên Zombie snag một chiến tuyến mới, vị trí thử thách hơn, khó khăn hơn nhưng không thay đổi thu nhập. Khi thêm việc mà không thêm lương, khả năng cao nhân viên Zombie sẽ tự quyết định nghỉ việc. Trong trường hợp tích cực hơn, biện pháp mạnh này có thể lại là giải pháp để nhân viên có động lực làm việc tốt trở lại.

Thứ tư là giải pháp “Bàn tay sắt”. Nghĩa là một khi đã quyết định chia tay Zombie nhưng gặp trở ngại. Ví dụ, hợp đồng không xác định thời hạn hoặc thời hạn còn khá lâu trong khi Zombie không ngừng hủy hoại môi trường làm việc chung thì nhân sự cần chuẩn bị đầy đủ bằng chứng để trao đổi thẳng thắn với nhân viên. Sử dụng đơn vị chuyên nghiệp thứ 3 cũng là giải pháp giúp nhân sự bớt hại não và lao tâm.

Theo Trí Thức Trẻ

Đánh giá bài viết
[Tổng số: 0 Trung bình: 0]
Bài viết này hữu ích chứ?
Không