Kiến thức Chiến lược Để thành công như Facebook, hoặc là thâu tóm đối thủ, hoặc...

Để thành công như Facebook, hoặc là thâu tóm đối thủ, hoặc là sao chép luôn nếu M&A thất bại

19
Facebook mới đây vừa chính thức mua lại Tbh (to be honest) – một ứng dụng dành cho thanh thiếu niên để nhắn tin, bình chọn những lời khen tích cực ẩn danh.

Phần mềm kế toán MISA SME – 27 năm số 1 Việt Nam

Ảnh minh họa

Vừa qua, Facebook đã thâu tóm thành công Tbh – ứng dụng bình chọn những lời khen tích cực cho người dùng thanh thiếu niên. Dù cái tên Tbh còn khá mới mẻ, nhưng hiện tại đã có khoảng 2,5 triệu người dùng.

Nhiều người đặt ra câu hỏi, Facebook sẽ làm gì với Tbh – khi nó chẳng hề liên quan, hay động chạm tới mạng xã hội này.

Tuy nhiên, nếu nhìn vào bảng xếp hạng dưới đây, chúng ta sẽ thấy lí do tại sao gã khổng lồ Facebook lại quyết định mua lại một ứng dụng nhỏ bé như thế. Đây là bảng xếp hạng được lập bởi Niv Dror của Product Hunt, và Gearóid O’Rourke của AngelList:

Dễ thấy, chiến lược được Facebook đưa ra là thống trị tất cả các ứng dụng trên điện thoại thông minh bằng cách tự phát triển, sao chép và thâu tóm mua lại.

Như chúng ta thấy trong bảng xếp hạng các ứng dụng trên App store của Apple, hầu hết các ứng dụng trên đó chỉ có 2 ứng dụng là do Facebook tự phát triển, còn lại là có được do mua lại hoặc không mua lại được thì sao chép.

Sở dĩ quyết định mua lại ứng dụng này là vì, Facebook đang bị mất đi một lượng lớn người dùng ở tuổi niên thiếu thì những công ty khác như Tbh lại phát triển.

Sau khi ra mắt, ứng dụng này nhận được khá nhiều lời đánh giá tích cực từ phía người dùng. Và một khi Tbh đã có mặt ở trong bảng xếp hạng các ứng dụng, thì vị trí đầu tiên chỉ còn là vấn đề thời gian cho tới khi Facebook muốn.

Trong bảng xếp hạng các ứng dụng, không có vị trí số 1, là bởi Youtube đã được Google mua lại. Tuy nhiên kể từ bây giờ, vị trí đó sẽ dành cho Tbh.

Dưới đây là một số tóm tắt về các ứng dụng phổ biến nhất trong bảng xếp hạng, và làm thế nào Facebook đạt được sự thống trị toàn bộ trong bảng này:

2. Messenger: Là một ứng dụng để nhắn tin do Facebook xây dựng vào năm 2011, ban đầu nó là một phần mềm do Beluga sáng tạo sau đó được Facebook phát triển.

3. Instagram: Instagram là một ứng dụng độc lập mà Facebook đã mua lại vào năm 2012 với giá 1 tỷ đô.

4. Snapchat: Facebook đã từng cố gắng mua lại Snapchat, nhưng không thành công. Những người sáng lập ra ứng dụng này, Evan Spiegel và Bobby Murphy đã từ chối 3 tỷ USD để tiếp tục sở hữu chúng. Ngay sau đó, Facebook đã giới thiệu tới người dùng một số tính năng gần giống với Snapchat’s

5. Facebook: Đây là một website cho phép người dùng truy cập miễn phí, là ứng dụng hàng đầu của Facebook. Nó chính thức ra mắt vào năm 2010.

6. Tbh: Facebook không tiết lộ các điều khoản thỏa thuận giữa họ và những người sáng lập tbh, nhưng chỉ biết rằng trong vòng 3 tháng ứng dụng này đã có hơn 5 triệu lượt người dùng tải xuống. Tới thời điểm hiện tại tbh vẫn là một ứng dụng độc lập, mặc dù những người sáng lập ra chúng đã quyết định đầu quân chuyển tới làm việc tại trụ sở của Facebook.

7. Bitmoji: Là một ứng dụng cho phép người dùng tự chọn một avatar cho bản thân, tùy biến mặt mũi, tóc tai, sau đó dùng nó làm hình ảnh vui nhộn gửi tới bạn bè. Ít nhất như chúng ta biết Facebook không sao chép Bitmoji. Nhưng Facebook đã lấy ý tưởng từ những biểu tượng hoạt hình trong Bitmoj để tạo nên những hình ảnh động hài hước, vui nhộn.

Theo Trí Thức Trẻ

Đánh giá bài viết
[Tổng số: 0 Trung bình: 0]
Bài viết này hữu ích chứ?
Không