Kiến thức Tài chính kế toán Quản lý công nợ khách hàng thế nào cho hiệu quả?

Quản lý công nợ khách hàng thế nào cho hiệu quả?

4036
Quản lý công nợ khách hàng là một trong những vấn đề mà đa số các doanh nghiệp đều quan tâm, tuy nhiên quản lý như thế nào là hiệu quả và phù hợp với doanh nghiệp thì không phải đơn vị nào cũng nắm được. Quản lý công nợ khách hàng tác động tới việc rút ngắn hoặc kéo dài vòng quay vốn lưu động của cửa hàng, giúp người quản lý lên kế hoạch thời gian để liên hệ thu nợ khách hàng hoặc trả nợ nhà cung cấp. 

Công nợ phải thu, công nợ phải trả khách hàng
Công nợ theo cách hiểu đơn giản được gọi là các khoản phải thu khách hàng hoặc các khoản phải trả nhà cung cấp. Tùy theo bản chất của khoản công nợ mà ta phân loại ra thành:
+ Công nợ phải thu là phát sinh khi doanh nghiệp bán hàng hóa hoặc cung cấp dịch vụ cho một khách hàng bất kì. Khi đó khách hàng phải có nghĩa vụ thanh toán giá trị hàng hóa, dịch vụ cho DN.
+ Công nợ phải trả là phát sinh khi doanh nghiệp mua hàng hóa dịch vụ của một công ty hoặc cá nhân khác. Theo cách hiểu thông thường của người làm kinh doanh thì công nợ thực chất chỉ phát sinh khi có thêm yếu tố là mua hàng chịu hay bán hàng chịu. Còn nếu khi hoàn thành xong giữa người mua và người bán thì không còn gọi là công nợ nữa. Tuy nhiên, đối với các bạn làm kế toán thì không ít một số DN vẫn làm hạch toán công nợ bình thường, chỉ có điểm đặc biệt là ngày phát sinh công nợ cũng là ngày khoản nợ đó được thanh toán toàn bộ.
Phần mềm kế toán MISA SME – 27 năm số 1 Việt Nam

Quản lý công nợ khách hàng hiệu quả
Xu hướng chung của các doanh nghiệp đều muốn tận dụng tối đa mọi nguồn vốn: Muốn thu hồi nhanh những khoản phải thu từ khách hàng và kéo dài thời gian thanh toán nợ phải trả cho nhà cung cấp. Để có thể tận dụng hợp lý nguồn vốn bạn cần có cách quản lý công nợ hiệu quả. Vì vậy để quản lý công nợ hiệu quả nhất doanh nghiệp cần: 
Phải có công cụ theo dõi công nợ phải thu phải trả một cách chuyên nghiệp
  • Xây dựng được chính sách bán hàng rõ ràng và có thật sớm
  • Xây dựng được hệ thống đánh giá tín nhiệm, phân loại khách hàng
  • Có nhân sự chuyên trách: theo dõi, đánh giá và lập báo cáo tình hình công nợ hàng tuần, hàng tháng.
  • Có nhân sự có kỹ năng giao tiếp và có kinh nghiệm để phối hợp với các bộ phận liên quan (kế toán, kinh doanh) để thúc đẩy việc thu hồi công nợ phải thu thật nhanh
  • Lập các chỉ tiêu đánh giá hệ số công nợ, tốc độ thu hồi công nợ,…
Đánh giá bài viết
[Tổng số: 0 Trung bình: 0]
Bài viết này hữu ích chứ?
Không