Tính giá thành, xây dựng định mức nguyên vật liệu (NVL) như thế nào, ai là người xây dựng định mức nguyên vật liệu vẫn còn là một bài toán không dễ đối với một số doanh nghiệp. Để giúp cho các doanh nghiệp hiểu hơn về nguyên tắc xây dựng định mức nguyên vật liệu, dưới đây là một số hướng dẫn các doanh nghiệp có thể tham khảo.
>> Một số lưu ý khi thành lập công ty sản xuất hàng điện tử
>> Nghiệp vụ kế toán doanh nghiệp sản xuất
>> 7 bước cơ bản trong quy trình tính giá thành sản phẩm
>> Nghiệp vụ kế toán doanh nghiệp sản xuất
>> 7 bước cơ bản trong quy trình tính giá thành sản phẩm
Về nguyên vật liệu.
Yêu cầu đối với kế toán trong doanh nghiệp sản xuất là phải nắm rõ, hiểu rõ doanh nghiệp mình làm gì, sản xuất những mặt hàng nào, NVL dùng cho sản xuất là loại NVL gì thì mới hiểu và hạch toán đầy đủ nguyên vật liệu.
Nguyên vật liệu dùng cho sản xuất thì có NVL chính, NVL phụ, chất xúc tác, phụ gia. Nguyên vật liệu chính tức là những NVL chiếm tỷ trọng lớn trong sản phẩm, sẽ trực tiếp tồn tại đúng tính chất lý hóa học khi sản phẩm được hoàn thành hoặc cũng có thể không tồn tại trong sản phẩm khi sản phẩm hoàn thành.
Để làm tốt công tác hạch toán Kế toán thì kế toán viên phải hiểu rất rõ sản phẩm của doanh nghiệp mình sản xuất ra để từ đó có công tác kế toán và quản lý tốt hơn.
Về xây dựng định mức nguyên vật liệu.
Trước hết phải khẳng định: Kế toán không được phép xây dựng định mức NVL, vì sao như vậy? Các lý giải dưới đây sẽ giúp chúng ta hiểu rõ hơn.
Ví dụ 1: Trong dịp trung thu, BGĐ quyết định sản xuất bánh trung thu đế bán, vậy thì một cái bánh Dẻo loại 300gam hết bao nhiêu bột, bao nhiêu đường, bao nhiêu sữa, bao nhiêu gia vị khác thì kế toán viên không biết và cũng không thể làm được việc đó.
Ví dụ 1: Trong dịp trung thu, BGĐ quyết định sản xuất bánh trung thu đế bán, vậy thì một cái bánh Dẻo loại 300gam hết bao nhiêu bột, bao nhiêu đường, bao nhiêu sữa, bao nhiêu gia vị khác thì kế toán viên không biết và cũng không thể làm được việc đó.
Ví dụ 2: Doanh nghiệp sản xuất quạt điện, 1 cái quạt hết bao nhiêu nhựa PVC, bao nhiêu dây đồng, bao nhiêu sắt… kế toán viên cũng không thể biết và cũng không thể làm.
Vậy kế toán làm gì trong quá trình xây dựng định mức và tính giá thành?
Giá thành sản phẩm được tập hợp bởi 3 loại chi phí, đó là chi phí NVL (TK 621), chi phí nhân công ( TK 622) và chi phí sản xuất chung (TK 627), vậy chúng ta sẽ bắt đầu từng loại chi phí cụ thể.
Chi phí NVL: Sau khi bộ phận kỹ thuật thiết kế mẫu mã sản phẩm, quy cách sản phẩm, hình thức sản phẩm và tính toán xong các loại NVL cần thiết để sản xuất 1 đơn vị sản phẩm thì đó chính là định mức của một loại sản phẩm mà công ty định sản xuất, sau khi đó kế toán có nhiệm vụ tính toán giá trị NVL cần thiết để tạo nên một sản phẩm mà công ty sản xuất.
Sau khi tính toán giá trị NVL, kế toán cần:
- Kết hợp với phòng kinh doanh, vật tư ( nếu có) tìm nhà cung cấp các loại NVL xem xét khả năng của nhà cung cấp có đảm bảo cung cấp về số lượng, chất lượng hay không, sau đó thương thảo về các vấn đề như: Giá cả, phương thức thanh toán, trả chậm hay trả trước, kế hoạch cung cấp, thời gian cung cấp, địa điểm giao hàng, hình thức vận chuyển… tất cả đều được lên kế hoạch chi tiết và cụ thể để đảm bảo cho việc sản xuất không bị gián đoạn.
Sau khi có thông báo giá hoặc đã có giá chính thức của từng loại NVL do nhà cung cấp gửi tới thì các bạn lắp vào bảng trên để tính giá trị NVL cho 1 sản phẩm.
- Tính toán khả năng Tài chính: Kế toán xem xét Nguồn vốn có đảm bảo mua NVL không, nếu không đủ thì cần lên kế hoạch huy động vốn như: Thu nợ, vay ngân hàng, huy động từ cán bộ công nhân viên, thêm vốn điều lệ, xem xét sức chứa của kho NVL có đủ khả năng chứa hay không, nếu không đủ thì sau bao nhiêu ngày nhà cung cấp phải giao NVL tiếp để sản xuất được liên tục.
Cùng với kế toán kho (thủ kho) xem xét kho chứa thành phẩm, đảm bảo an toàn về số lượng, không bị hư hỏng, mất mát, đảm bảo việc cung cấp cho khách hàng sau khi sản phẩm được sản xuất ra.
Ngoài ra kế toán còn xem xét nhiều vấn đề liên quan như lên kế hoạch mua dụng cụ lao động, bảo hộ, quần áo…những đồ dùng cần cho việc sản xuất.
Như vậy, kế toán không tham gia vào việc xây dựng định mức NVL nhưng tham gia xây dựng giá thành và tham gia vào quá trình quản lý, sản xuất, tham mưu cho ban lãnh đạo về kế hoạch tài chính và các công việc khác để phục vụ sản xuất.
Ngoài ra kế toán còn xem xét nhiều vấn đề liên quan như lên kế hoạch mua dụng cụ lao động, bảo hộ, quần áo…những đồ dùng cần cho việc sản xuất.
Như vậy, kế toán không tham gia vào việc xây dựng định mức NVL nhưng tham gia xây dựng giá thành và tham gia vào quá trình quản lý, sản xuất, tham mưu cho ban lãnh đạo về kế hoạch tài chính và các công việc khác để phục vụ sản xuất.
Chi phí nhân công và chi phí sản xuất chung
- Chi phí Nhân công.
Doanh nghiệp sản xuất bánh trung thu (DN sản xuất theo phương pháp thủ công). Giả sử một công nhân trong điều kiện làm việc bình thường, một ngày làm việc 8h và làm được 100 chiếc bánh (sản xuất trong 1h bình thường để tính ra số lượng 1 ngày), lương của công nhân đó là 5,2tr/ tháng, ngày công làm đủ là 26 ngày. Như vậy 1 ngày công sẽ là:
5.200.000 : 26 = 200.000đ Chi phí nhân công cho 1 chiếc bánh sẽ là:
200.000đ : 100 = 2.000đ Nếu một công nhân sản xuất nhiều loại bánh thì chi phí nhân công có thể phân bổ cho từng loại sản phẩm theo giá trị NVL chính.
200.000đ : 100 = 2.000đ Nếu một công nhân sản xuất nhiều loại bánh thì chi phí nhân công có thể phân bổ cho từng loại sản phẩm theo giá trị NVL chính.
- Chi phí sản xuất chung
Chi phí sản xuất chung gồm chi phí lương nhân viên quản lý phân xưởng, khấu hao TSCĐ dùng cho phân xưởng, công cụ dụng cụ, điện, nước dùng cho phân xưởng. Toàn bộ chi phí này các bạn có thể tập hợp trong 1 tháng để phân bổ theo tiêu chí ( giá trị NVL) giống như phân bổ chi phí Nhân công nói trên, hoặc có thể ước tính trước chi phí chung để phân bổ cho từng loại.
Đánh giá bài viết
[Tổng số: 0 Trung bình: 0]
Bài viết này hữu ích chứ?
CóKhông