Kiến thức Tài chính kế toán Thủ tục hoàn thành nghĩa vụ trước khi giải thể đối với...

Thủ tục hoàn thành nghĩa vụ trước khi giải thể đối với doanh nghiệp

2883

Giải thể doanh nghiệp là một trong những thủ tục quy định tại Luật Doanh nghiệp để doanh nghiệp thực hiện việc rút lui khỏi thị trường. Việc giải thể doanh nghiệp không chỉ làm phát sinh quan hệ giữa các thành viên trong nội bộ doanh nghiệp mà còn là quan hệ giữa doanh nghiệp với các chủ thể khác, bao gồm bạn hàng, đối tác, người lao động trong doanh nghiệp và các cơ quan quản lý nhà nước. Vậy thủ tục hoàn thành nghĩa vụ trước khi giải thể đối với doanh nghiệp sẽ như thế nào?

1. Trình tự thực hiện thủ tục giải thể doanh nghiệp

  • Bước 1: Doanh nghiệp trước khi nộp hồ sơ giải thể tại cơ quan đăng ký kinh doanh theo hướng dẫn tại Luật doanh nghiệp, Nghị định 78/2015/NĐ-CP ngày 14/9/2015 của Chính phủ, Thông tư số 20/2015/TT-BKHĐT ngày 01/12/2015 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư thì phải gửi hồ sơ cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp theo quy định tại Khoản 3 Điều 202 Luật doanh nghiệp để làm thủ tục hoàn thành nghĩa vụ thuế với cơ quan thuế.
  • Bước 2: Cơ quan thuế tiếp nhận:
–  Đối với hồ sơ hoàn thành nghĩa vụ trước khi giải thể của doanh nghiệp bằng giấy:
Công chức thuế tiếp nhận và đóng dấu tiếp nhận hồ sơ hoàn thành nghĩa vụ trước khi giải thể của doanh nghiệp, ghi rõ thời điểm nhận hồ sơ, tên tài liệu theo bảng kê danh mục hồ sơ hồ sơ hoàn thành nghĩa vụ trước khi giải thể của doanh nghiệp. Công chức thuế viết phiếu hẹn ngày trả kết quả, thời hạn trả kết quả không được quá số ngày quy định của Thông tư số 95/2016/TT-BTC ngày 28/6/2016 của Bộ Tài chính.
Trường hợp hồ sơ hồ sơ hoàn thành nghĩa vụ trước khi giải thể của doanh nghiệp gửi bằng đường bưu chính, công chức thuế đóng dấu ghi ngày nhận hồ sơ và ghi sổ văn thư của cơ quan thuế.
Công chức thuế kiểm tra hồ sơ đăng ký thuế, trường hợp cần bổ sung hồ sơ, cơ quan thuế phải thông báo cho người nộp thuế ngay trong ngày làm việc (đối với hồ sơ nộp trực tiếp tại cơ quan thuế); trong thời hạn 02 (hai) ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ (đối với hồ sơ gửi qua đường bưu chính).
– Đối với hồ sơ gửi đến cơ quan thuế thông qua giao dịch điện tử: Việc tiếp nhận hồ sơ được thực hiện theo quy định tại Thông tư số 110/2015/TT-BTC ngày 28/07/2015 của Bộ Tài chính hướng dẫn giao dịch điện tử trong lĩnh vực thuế.
Xem thêm:
thủ tục giải thể doanh nghiệp

2. Cách thức thực hiện thủ tục giải thể đối với doanh nghiệp

– Nộp trực tiếp tại trụ sở Cơ quan thuế;
– Hoặc gửi qua hệ thống bưu chính;
– Hoặc nộp hồ sơ đăng ký thuế điện tử qua cổng thông tin điện tử của cơ quan thuế.
  • Thành phần, số lượng hồ sơ:
– Thành phần hồ sơ gồm:
+  Quyết định giải thể;
+ Văn bản xác nhận hoàn thành nghĩa vụ thuế đối với hoạt động xuất nhập khẩu của Tổng cục Hải quan nếu doanh nghiệp có hoạt động xuất nhập khẩu ;
+ Biên bản họp (đối với trường hợp doanh nghiệp tự giải thể);
+ Bản sao Quyết định thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Quyết định của Toà án có hiệu lực (đối với trường hợp giải thể do bị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc theo Quyết định của tòa án).
–  Số lượng hồ sơ: 01 bộ
  • Thời hạn giải quyết:
Trong thời hạn 02 (hai) ngày làm việc kể từ ngày cơ quan thuế nhận được hồ sơ chấm dứt hiệu lực mã số thuế của người nộp thuế, cơ quan thuế phải thực hiện Thông báo người nộp thuế ngừng hoạt động và đang làm thủ tục chấm dứt hiệu lực mã số thuế theo mẫu số 17/TB-ĐKT ban hành kèm theo Thông tư số 95/2016/TT-BTC ngày 28/6/2016 của Bộ Tài chính gửi cho người nộp thuế. Đồng thời chuyển trạng thái của người nộp thuế và các đơn vị trực thuộc của người nộp thuế về trạng thái “NNT ngừng hoạt động nhưng chưa hoàn thành thủ tục chấm dứt hiệu lực mã số thuế” trên hệ thống ứng dụng đăng ký thuế.
  • Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Doanh nghiệp
  • Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Cục thuế.
  • Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Cơ quan thuế ban hành Thông báo người nộp thuế ngừng hoạt động và đang làm thủ tục chấm dứt hiệu lực mã số thuế theo mẫu số 17/TB-ĐKT ban hành kèm theo Thông tư số 95/2016/TT-BTC ngày 28/6/2016 của Bộ Tài chính.
  • Phí, lệ phí (nếu có): Không.
  • Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai (nếu có): Không
  • Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: trường hợp người nộp thuế lựa chọn và gửi hồ sơ đến cơ quan thuế thông qua giao dịch điện tử thì phải tuân thủ đúng các quy định tại Thông tư số 110/2015/TT-BTC ngày 28/07/2015 của Bộ Tài chính hướng dẫn giao dịch điện tử trong lĩnh vực thuế.
  • Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
– Luật Quản lý thuế số 78/2006/QH11 ngày 29 tháng 11 năm 2006; Luật số 21/2012/QH12 ngày 20 tháng 11 năm 2012 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế; Luật số 71/2014/QH13 sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật về thuế và các văn bản hướng dẫn thi hành;
– Luật, Pháp lệnh về thuế, phí, lệ phí, các khoản thu khác thuộc ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn thi hành;
– Thông tư số 110/2015/TT-BTC ngày 28/7/2015 của Bộ Tài chính hướng dẫn Giao dịch điện tử trong lĩnh vực thuế;
– Điều 16; Khoản 4 Điều 17 ; Khoản 1.a Điều 18 Thông tư số 95/2016/TT-BTC ngày 28/6/2016 của Bộ Tài chính hướng dẫn Luật Quản lý thuế về đăng ký thuế.
  • Mẫu đơn, mẫu tờ khai kèm theo: Không có
Phần mềm kế toán MISA SME.NET giúp doanh nghiệp quản lý – tài chính doanh nghiệp hiệu quả. Phần mềm cho phép tra cứu, tìm kiếm chứng từ rất dễ dàng và nhanh chóng. Đồng thời, MISA SME.NET còn cung cấp đầy đủ các báo cáo theo đúng quy định như doanh thu, chi phí, lãi lỗ, công nợ, tồn kho,… để phục vụ cho việc thanh kiểm tra và quyết toán Thuế.
dùng thử phần mềm
Đánh giá bài viết
[Tổng số: 0 Trung bình: 0]
Bài viết này hữu ích chứ?
Không