Mục lục
hiện
Bất cứ doanh nghiệp nào đang sử dụng lao động đều phải có nghĩa vụ đóng bảo hiểm xã hội (BHXH) cho người lao động để đảm bảo lợi ích về sau cho người hưởng bảo hiểm xã hội. Vậy thủ tục tham gia BHXH bắt buộc như thế nào? Hồ sơ tham gia BHXH bao gồm những gì? Hãy cùng tìm hiểu chi tiết trong bài viết sau đây!
1. Khi nào doanh nghiệp cần đóng BHXH cho người lao động
Theo quy định, người lao động được doanh nghiệp đóng bảo hiểm xã hội khi thuộc một trong 2 điều kiện sau đây:
- Người làm việc theo hợp đồng lao động (hoặc hợp đồng làm việc) không xác định thời hạn, HĐLĐ xác định thời hạn, HĐLĐ theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng;
- Người làm việc theo HĐLĐ có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng (áp dụng từ 01/01/2018);
2. Hồ sơ và thủ tục đóng bảo hiểm xã hội lần đầu cho doanh nghiệp
Theo Quyết định 595/QĐ-BHXH về việc ban hành Quy trình thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp (BHTNLĐ, BNN); cấp sổ bảo hiểm xã hội, thẻ BHYT thủ tục và hồ sơ tham gia bảo hiểm xã hội, BHYT, BHTN được thực hiện theo các bước sau:
Bước 1: Người lao động làm
Người lao động kê khai tờ khai tham gia bảo hiểm xã hội (Theo mẫu TK1-TS – Ban hành kèm QĐ số 888/QĐ-BHXH của BHXH Việt Nam)
Bước 2: Doanh nghiệp/người sử dụng lao động làm
- Tờ khai đơn vị tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT
(Theo mẫu TK3-TS – Ban hành kèm theo QĐ số 595/QĐ-BHXH của BHXH Việt Nam - Danh sách lao động tham gia BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN
(Theo Mẫu D02-TS – Ban hành kèm theo QĐ số 595/QĐ-BHXH của BHXH Việt Nam)
Bước 3: Doanh nghiệp nộp hồ sơ tham gia bảo hiểm xã hội lần đầu
Các bước thực hiện bước 3 theo thứ tự như sau:
1. Thành phần hồ sơ: Mẫu TK1-TS, Mẫu TK3-TS và Mẫu D02-TS
2. Số lượng hồ sơ: 01 bộ
3. Nơi nộp hồ sơ: Nộp cho cơ quan bảo hiểm quận/huyện
(Đăng ký cơ quan bảo hiểm xã hội quản lý theo địa bàn đăng ký trên giấy phép đăng ký kinh doanh)
- Đơn vị đóng trụ sở chính ở địa bản tỉnh nào thì đăng ký tham gia đóng BHXH tại địa bàn tỉnh đó theo phân cấp của cơ quan BHXH tỉnh.
- Chi nhánh của doanh nghiệp đóng BHXH tại địa bàn nơi cấp giấy phép kinh doanh cho chi nhánh.
4. Hình thức nộp hồ sơ
Nộp hồ sơ và nhận kết quả giải quyết thủ tục hành chính qua giao dịch điện tử, dịch vụ bưu chính, cụ thể:
- Đối với hồ sơ giấy: Đơn vị thông báo cơ quan BHXH hoặc tổ chức dịch vụ bưu chính đến nhận hồ sơ trực tiếp tại đơn vị; đối với dữ liệu điện tử (nếu có) đơn vị gửi cho cơ quan BHXH qua Internet,…
- Trường hợp đơn vị đăng ký giao dịch điện tử thì thực hiện theo quy định về giao dịch điện tử trong việc thực hiện thủ tục tham gia BHXH, BHYT, BHTN; cấp sổ BHXH, thẻ BHYT của BHXH Việt Nam
5. Thời hạn nộp hồ sơ
Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày giao kết hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc hoặc ngày có hiệu lực của quyết định tuyển dụng người sử dụng lao động phải nộp toàn bộ hồ sơ theo quy định.
Bước 4: Cơ quan bảo hiểm thực hiện
Sau khi nộp đầy đủ hồ sơ, cơ quan bảo hiểm sẽ thực hiện tiến hành cấp sổ BHXH và cấp thẻ BHYT
- Cấp sổ BHXH: Cấp mới (đối với người tham gia BHXH bắt buộc) Không quá 05 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định.
- Cấp thẻ BHYT: Cấp mới không quá 05 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định.
Trên đây là hướng dẫn hồ sơ và thủ tục tham gia BHXH cho doanh nghiệp mới đăng ký lần đầu. Để theo dõi những thông tin khác về Tài chính – kế toán mời bạn truy cập TẠI ĐÂY!
Phần mềm kế toán doanh nghiệp MISA SME.NET đầy đủ nghiệp vụ kế toán, đặc biệt tích hợp hóa đơn điện tử, ngân hàng điện tử và kết nối trực tiếp với Tổng cục thuế giúp kế toán viên tiết kiệm đến 80% thời gian và giảm 91% sai sót.
Đánh giá bài viết
[Tổng số: 0 Trung bình: 0]
Bài viết này hữu ích chứ?
CóKhông