Kiến thức Tài chính kế toán 03 phương pháp tính giá thành mà kế toán sản xuất cần...

03 phương pháp tính giá thành mà kế toán sản xuất cần nắm rõ

10472
Tùy thuộc vào từng mô hình, mặt hàng kinh doanh mà doanh nghiệp sản xuất sẽ có phương pháp tính giá thành riêng sao cho phù hợp và tối ưu nhất. Tuy nhiên, cho dù kế toán tính theo phương thức nào cũng nằm 1 trong 3 phương thức sau đây. Sau đây, là 03 phương pháp tính giá thành mà kế toán sản xuất cần nắm rõ.

1. Phương thức tính giá thành theo đơn đặt hàng

1.1 Cách tính giá thành theo đơn đặt hàng

  • Tổ chức kế toán chi phí phụ thuộc vào từng đơn đặt hàng do phương pháp áp dụng cho từng đơn đặt hàng
  • Đối tượng tập hợp chi phí cũng là đối tượng tính giá thành
  • Giá thành của từng đơn đặt hàng là toàn bộ chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, nhân công trực tiếp, máy thi công và sản xuất chung phát sinh kể từ lúc tiến hành thực hiện cho đến lúc hoàn thành hay chuyển giao cho khách hàng.
  • Giá trị của những sản phẩm dở dang cuối kỳ chuyển sang kỳ sau chính là phầm đơn đặt hàng chưa hoàn thành thu thập được
phuong-phap-tinh-gia-thanh-thuong-dung

1.2 Ưu điểm của phương pháp

  • Linh hoạt, không phân biệt phân xưởng chỉ quan tâm đến việc tạo lên đơn hàng
  • Có thể tính được chi phí sản xuất cho từng đơn đặt hàng, từ đó xác định được giá bán và tính được lợi nhuận trên từng đơn đặt hàng.

1.3 Nhược điểm của phương pháp

  • Nếu thực hiện đơn đặt hàng phân bổ ở các phân xưởng khác nhau thì việc tập hợp chi phí sẽ rời rạc, khó khăn, tiêu tốn thời gian.
  • Quá nhiều đơn đặt hàng mà doanh nghiệp phân chia rạch ròi trong quá trình sản xuất sẽ gây khó khăn trong việc phân bổ
  • Gặp bất lợi với đơn đặt hàng có thời hạn lâu dài mà khách hàng yêu cầu báo giá trước.

1.4 Đối tượng có thể áp dụng

  •  Công ty xây dựng, xây lắp các công trình hạ tầng riêng biệt.
  • Công ty sản xuất các hàng thủ công, mỹ nghệ lớn và đặc biệt cho riêng từng dự án.
  • Công ty xuất khẩu theo đơn hàng tiêu chuẩn của nước ngoài: giầy dép, quần áo thời trang, nông sản, thủy sản.

2. Phương pháp tính giá thành theo hệ số

2.1 Cách tính giá thành theo đơn đặt hàng

  • Dùng cho các sản phẩm được sản xuất trên cùng một dây chuyền với cùng nguyên liệu, nhân công và các chi phí bằng tiền khác.
  • Quá trình tập hợp chi phí được dựa trên toàn bộ quá trình sản xuất mà không tập hợp riêng cho từng loại sản phẩm.
  • Để xác định giá thành cho từng loại sản phẩm cần phải quy đổi các sản phẩm khác nhau về từng hệ số trên một loại sản phẩm tiêu chuẩn được quy ước là hệ số 1.
  • Quy đổi cả thành phẩm và sản phẩm dở dang trên một dây chuyền.
Công thức:

Giá thành đơn vị sản phẩm tiêu chuẩn = Tổng giá thành của tất cả các loại sản phẩm / Tổng số sản phẩm gốc

Số sản phẩm tiêu chuẩn = Số sản phẩm từng loại * Hệ số quy đổi từng loại
Tổng giá thành sản xuất sản phẩm = Số sản phẩm tiêu chuẩn * Giá thành đơn vị sản phẩm tiêu chuẩn
phuong-phap-ke-toan-gia-thanh-san-xuat

2.2 Ưu điểm của phương pháp

  • Tính một lần cho nhiều loại sản phẩm trong cùng một quy trình
  • Tính toán đơn giản, chỉ cần tập hợp một lần chi phí và một lần giá thành sản phẩm

2.3 Nhược điểm điểm của phương pháp

  • Phải xác định chính xác sản phẩm nào là sản phẩm chính
  • Các bước xây dựng công thức ban đầu phức tạp, tốn nhiều thời gian thử nghiệm
  • Nếu công thức chuẩn sai lệch so với thực tế sẽ làm thay đổi quan hệ hàng hóa – tiền tệ
  • Nếu tình hình kinh tế có sự biến động của tỷ giá và lạm phát thì công thức chỉ đúng trong một khoảng thời gian ngắn.

2.4 Đối tượng áp dụng

Áp dụng đối với những doanh nghiệp trong quá trình sản xuất cùng sử dụng một thứ loại nguyên liệu và một lượng lao động nhưng thu được nhiều loại sản phẩm khác nhau:
  • Doanh nghiệp sản xuất quần áo, giầy dép nhiều mẫu mã trên một dây chuyền.
  • Doanh nghiệp chuyên đóng gói các loại bao bì sản phẩm.
  • Doanh nghiệp chế biến hàng nông sản.
Chú ý: Các sản phẩm chuyên biệt chỉ được sản xuất mang tính duy nhất của khách hàng cần có phương pháp tập hợp chi phí sản xuất riêng.
form-news

3. Phương pháp tính giá thành loại trừ sản phẩm phụ

3.1 Cách tính giá thành loại trừ sản phẩm phụ

– Các quy trình sản xuất ngoài sản phẩm chính còn thu được các sản phẩm phụ
– Sản phẩm được coi là sản phẩm phụ là những sản phẩm:
  • Không thuộc danh mục sản xuất chính
  • Sản xuất không hướng đến
  • Tỷ trọng về khối lượng và giá trị sản phẩm phụ phải chiếm tỷ trọng nhỏ so với sản phẩm chính (< 10%).
– Giá trị sản phẩm phụ đơn giản nhất được xác định bằng cách xây dựng tỷ trọng của chi phí sản xuất sản phẩm phụ so với sản phẩm chính.

– Công thức: 

Tỷ trọng của chi phí sản xuất sản phẩm phụ = Chi phí sản xuất sản phẩm phụ / Chi phí sản xuất thực tế

3.2. Ưu điểm phương pháp tính

  • Dễ dàng đối chiếu, theo dõi việc hạch toán khi thường được tiến hành vào cuối tháng, trùng với kì báo cáo.
  • Đơn giản hóa tính toán trong doanh nghiệp có sản phẩm phụ mang lại lợi ích kinh tế.

3.3. Nhược điểm phương pháp

  • Doanh nghiệp cần đầu tư máy móc thêm để sản xuất sản phẩm phụ;
  • Các bộ phận phải theo dõi cả tình hình sản xuất sản phẩm chính lẫn sản phẩm phụ;
  • Việc phân định rạch ròi chi phí dành cho sản phẩm phụ và sản phẩm chính không phải bao giờ cũng dễ dàng khi các yếu tố đầu vào thay đổi.

3.4. Các đối tượng áp dụng

  • Các doanh nghiệp có quá trình sản xuất mà bên cạnh sản phẩm chính còn thu được sản phẩm phụ.
  • Doanh nghiệp chế biến dầu thô, ngoài sản xuất xăng, dầu còn sản xuất được một phần chế phẩm cho nước hoa, nến,…
  • Doanh nghiệp sản xuất gỗ có thêm sản phẩm phụ là các phế liệu như: mùn cưa, gỗ vụn nhỏ,… bán cho các nhà máy gạch hoặc nhà máy giấy.
Đánh giá bài viết
[Tổng số: 0 Trung bình: 0]
Bài viết này hữu ích chứ?
Không