Mọi chứng từ kế toán yêu cầu cần có đủ chữ ký theo chức danh đúng theo quy định mới có giá trị thực hiện. Tuy nhiên, giám đốc có được ủy quyền chứng từ kế toán cho người khác hay không? Hãy cùng tìm hiểu chi tiết ngay sau đây!
1. Nguyên tắc ký chứng từ kế toán
- Chứng từ kế toán phải có đủ chữ ký theo chức danh quy định trên chứng từ. Tất cả chữ ký trên chứng từ phải ký bằng bút bi hoặc bút mực, không được ký bằng mực đỏ, bằng bút chì
- Chữ ký trên chứng từ kế toán của một người phải thống nhất, giống với chữ ký đã đăng ký, trường hợp không đăng ký thì chữ ký lần sau phải khớp với chữ ký các lần trước đó
- Chữ ký trên chứng từ kế toán dùng để chi tiền phải ký theo từng liên
- Chứng từ điện tử phải có chữ ký điện tử. Chữ ký trên chứng từ điện tử có giá trị như chữ ký trên chứng từ bằng giấy.
2. Có được ủy quyền kế toán ký thay Giám đốc
Thêm vào đó, khoản 2 Điều 16 Thông tư 39/2014/TT-BTC cũng quy định trường hợp thủ trưởng đơn vị không ký vào tiêu thức người bán hàng thì phải có giấy ủy quyền cho người trực tiếp ký, ghi rõ họ tên trên hóa đơn và đóng dấu của tổ chức vào phía trên bên trái của tờ hóa đơn.
Như vậy, trong trường hợp Giám đốc, Tổng giám đốc không trực tiếp ký chứng từ kế toán, hóa đơn thì có thể ủy quyền cho người khác ký thay.
Người được ủy quyền ký thay phải ký, ghi rõ họ tên trên chứng từ kế toán, hóa đơn và thực hiện các nguyên tắc ký chứng từ nêu trên.
KẾT LUẬN: Doanh nghiệp được phép ủy quyền ký thay Giám đốc trên chứng từ kế toán, tuy nhiên cần đảm bảo đúng theo quy định của pháp luật thì chữ ký đó mới có hiệu lực.
3. Một số lưu ý quan trọng
- Kế toán trưởng (hoặc người được uỷ quyền) không được ký “thừa uỷ quyền” của người đứng đầu doanh nghiệp. Người được uỷ quyền không được uỷ quyền lại cho người khác.
- Hành vi ký chứng từ kế toán không đúng thẩm quyền sẽ bị phạt tiền từ 5 – 10 triệu đồng (điểm c khoản 2 Nghị định 41/2018/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính lĩnh vực kế toán)