Kiến thức Tài chính kế toán Cụ thể 14 khoản không cần đóng và các khoản cần đóng...

Cụ thể 14 khoản không cần đóng và các khoản cần đóng BHXH mà kế toán cần biết

16311
Bảo hiểm xã hội (BHXH) là một trong những chính sách trụ cột của hệ thống an sinh quốc gia. Một trong những nguyên tắc chung của BHXH là đóng – hưởng và bảo đảm sự công bằng cho những người tham gia. Việc đóng BHXH trên nền tiền lương thực tế là để bảo đảm quyền lợi cho người lao động khi nghỉ hưởng chế độ ốm đau, thai sản, đặc biệt là hưu trí. 
 

Cụ thể 14 khoản không cần đóng BHXH

1. Tiền thưởng theo quy định tại điều 103 của bộ Luật lao động 2012
2. Tiền thưởng sáng kiến
3. Tiền ăn giữa ca
4. Tiền hỗ trợ xăng xe
5. Tiền hỗ trợ điện thoại
6. Tiền hỗ trợ đi lại
7. Tiền hỗ trợ giữ trẻ
8. Tiền hỗ trợ nhà ở
9. Tiền hỗ trợ nuôi con nhỏ
10. Tiền hỗ trợ người lao động có thân nhân bị chết
11. Tiền hộ trợ lao động có người thân kết hôn
12. Tiền hỗ trợ khi sinh nhật của người lao động
13. Tiền trợ cấp cho người lao động gặp hoàn cảnh khó khăn khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
14. Các khoản hỗ trợ, trợ cấp khách ghi thành mục riêng trong hợp đồng lao động theo Khoản 11 Điều 4 của Nghị định 05/2015/NĐ-CP.
 
bảo hiểm xã hội
 

Các khoản thu nhập nào phải đóng BHXH?


Theo quy định tại Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH ngày 29/12/2015 và Thông tư 47/2015/TT-BLĐTBXH ngày 16/11/2015 của Bộ LĐTB&XH quy định đối với NLĐ hưởng tiền lương do người sử dụng lao động quyết định thì tiền lương tháng làm căn cứ đóng BHXH từ 1.1.2018, gồm:
Như vậy, kể từ ngày 01/01/2018, các khoản thu nhập của người lao động tính đóng BHXH bắt buộc bao gồm:
• Tiền lương;

• Phụ cấp (Phụ cấp theo khoản 2 điều a, Thông tư 47/ 2015/TT-BLĐTBXH): phụ cấp chức vụ, chức danh; phụ cấp trách nhiệm; phụ cấp nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; phụ cấp thâm niên; phụ cấp khu vực; phụ cấp lưu động; phụ cấp thu hút và các phụ cấp có tính chất tương tự.

• Và các khoản bổ sung xác định được mức tiền cụ thể cùng với mức lương thỏa thuận trong hợp đồng lao động và trả thường xuyên trong mỗi kỳ trả lương.

Thông tư 59/2015/TT-BHXH nêu rõ Phụ cấp theo khoản 2 điều a, Thông tư 47/ 2015/TT-BLĐTBXH bao gồm các phụ cấp như sau sẽ bị tính vào khoản thu nhập phải đóng BHXH. Đó là:
• Phụ cấp chức vụ, chức danh;

• Phụ cấp trách nhiệm;

• Phụ cấp nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm;

• Phụ cấp thâm niên;

• Phụ cấp khu vực;

• Phụ cấp lưu động;

• Phụ cấp thu hút

• Các phụ cấp có tính chất tương tự.

Theo quy định tại Điểm b, Khoản 3, Điều 4 của Thông tư số 47/2015/TT-BLĐTBXH thì các khoản không tính làm căn cứ đóng BHXH bao gồm:

– Các khoản bổ sung không xác định được mức tiền cụ thể cùng với mức lương thỏa thuận trong HĐLĐ, trả thường xuyên hoặc không thường xuyên trong mỗi kỳ trả lương gắn với quá trình làm việc, kết quả thực hiện công việc của NLĐ.

– Các khoản chế độ và phúc lợi khác, như tiền thưởng theo quy định tại Điều 103 của Bộ luật Lao động; tiền ăn giữa ca; các khoản hỗ trợ xăng xe, điện thoại, đi lại, tiền nhà ở, tiền giữ trẻ, nuôi con nhỏ; hỗ trợ khi NLĐ có thân nhân bị chết, NLĐ có người thân kết hôn, sinh nhật của NLĐ, trợ cấp cho NLĐ gặp hoàn cảnh khó khăn khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và các khoản hỗ trợ, trợ cấp khác thì ghi thành mục riêng trong HĐLĐ theo Khoản 11 Điều 4 Nghị định số 05/2015/NĐ-CP.

Như vậy, tiền hiệu quả làm việc theo kết quả đạt được từ KPI cho cán bộ nhân viên, thanh toán vào mỗi quý, nếu không xác định được mức tiền cụ thể và không trả thường xuyên trong mỗi kỳ trả lương thì không thuộc khoản phải đóng BHXH, BHYT, BHTN, bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.

 
Phần mềm kế toán MISA SME.NET tự động cập nhật kịp thời quy định, thông tư mới giúp kế toán thực hiện đúng và đầy đủ các biểu mẫu, chứng từ, sổ sách, báo cáo theo quy định.
dùng thử phần mềm
Đánh giá bài viết
[Tổng số: 0 Trung bình: 0]
Bài viết này hữu ích chứ?
Không