Kiến thức Tài chính kế toán Hướng dẫn hạch toán kế toán trong lĩnh vực vận tải đường...

Hướng dẫn hạch toán kế toán trong lĩnh vực vận tải đường bộ

5079

Đối với các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ vận tải đường bộ sẽ có phương thức thực hiện hạch toán kế toán mang tính đặc thù riêng. Dưới đây là một số nguyên tắc kế toán và quy định hạch toán được áp dụng tại các doanh nghiệp lĩnh vực vận tải đường bộ.

1. Đối tượng và phương pháp tập hợp chi phí

  • Đối với lĩnh vực vận tải, chi phí nhiên liệu sẽ chiếm phần lớn trong giá thành. Việc xác định chi phí nhiên liệu trong tổng thể giá thành rất quan trọng khi quyết toán thuế với cơ quan thuế
  • Tỷ lệ chi phí nhiên liệu so với doanh thu sẽ tùy thuộc vào các yếu tố:
– Phương tiện: Loại xe, tải trọng, năm sản xuất, nước sản xuất
– Cung đường vận chuyển: Đồng bằng, miền núi, đường sông
– Cự ly vận chuyển
– Khối lượng hàng hóa vận chuyển
– Tính chất hàng hóa vận chuyển (Vận chuyển gỗ, nhưng gỗ cây sẽ khác với gỗ kiện hay gỗ xẻ thành phẩm; vận chuyển hàng đông lạnh, tươi sống khác với hàng khô).
– Khi tiến hành lập định mức nhiên liệu, vật liệu cho 1 phương tiện vận tải, thường thì ta căn cứ vào chính bản thân phương tiện đó và tính chất của cung đường mà trên đó, phương tiện này thực hiện vận chuyển.
– Khi một phương tiện vận tải thực hiện công việc vận chuyển, căn cứ vào cự ly vận chuyển, khối lượng và tính chất hàng hóa vận chuyển, kết hợp với định mức nhiên liệu đó, kế toán sẽ tính ra được lượng nhiên liệu mà phương tiện này sử dụng để thực hiện công việc và lượng nhiên liệu đó là một phần trong giá thành cung cấp Dịch vụ vận tải.
– Cự ly vận chuyển, khối lượng hàng vận chuyển, tính chất hàng vận chuyển được căn cứ từ hóa đơn đầu ra xuất cho khách hàng
  • Công thức tính chi phí nhiên liệu:
– Xác định số chuyến vận chuyển = Khối lượng hàng hóa vận chuyển/ Tải trọng phương tiện.
– Số Km xe chạy = số chuyến vận chuyển * Cự ly vận chuyển * 2 (Tính cả đi và về) + Dự kiến số Km quay đầu phương tiện
– Lượng nhiên liệu sử dụng = Số KM xe chạy * Định mức + Hao hụt (Do rơi vòi từ bơm rót, từ bảo trì, bảo dưỡng…)
  •  Ngoài chi phí nhiên liệu chính, còn có nhiên liệu phụ như dầu mỡ nhờn, dầu thắng… Các loại này thường được thay thế định kì (Trong điều kiện bình thường là 01 tháng hoặc cũng có thể là sau một số chuyến cụ thể)
  • Chi phí nhân công: Tiền lương lái phụ xe, tùy thuộc vào mỗi đầu phương tiện, cung đường vận chuyển, cự ly vận chuyển và tính chất hàng hóa vận chuyển mà mỗi đầu phương tiện có thể có 1, 2 hoặc 3 người đi kèm (2 lái, 1 phụ hoặc cả 3 lái xe).
  • Chi phí sản xuất chung: Nếu chi phí sản xuất chung ít có thể ghi hết vào giá thành, nếu lớn thì phân bổ theo nhiên liệu sử dụng
– Chi phí săm lốp (nếu có): Cũng phải được định mức (Theo số Km vận chuyển).
– Các khoản chi mua vật tư, phụ tùng thay thế, sửa chữa thường xuyên phương tiện.
– Các khoản chi bảo trì, bảo dưỡng (Khăn lau, xà phòng, xăng, các hóa chất …).
– Các khoản phí, lệ phí: giao thông, đường bộ, đăng kiểm, bảo hiểm…
– Tiền lương bộ phận kỹ thuật, bộ phận điều phối.
– Chi phí dụng cụ, đồ nghề cho xưởng sửa chữa, cho bộ phận kỹ thuật.
– Chi sửa chữa thường xuyên cho nơi đậu đỗ phương tiện, xưởng sửa chữa.
– Chi phí khấu hao.
kế toán doanh nghiệp vận tải

2. Hướng dẫn hạch toán kế toán doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ vận tải đường bộ

2.1. Mua xăng dầu, nhiên liệu

Nợ TK 152
Nợ TK 1331
Có TK 111, 112, 331

2.2. Xuất kho nhiên liệu cho xe

Nợ TK 621
Có TK 152

2.3. Khoán nhiên liệu cho lái xe

+ Khi ứng tiền cho lái xe mua nhiên liệu:
Nợ TK 141
Có TK 1111

+ Cuối kỳ thanh lý Hợp đồng khoán:
Nợ TK 621
Nợ TK 133
Có TK 141

2.4. Kết chuyển toàn bộ CP nhiên liệu trong kỳ

+ Theo quyết định 15/2006/QĐ-BTC (Thay thế bằng Thông tư 200/2014/TT-BTC):
Nợ TK 154
Có TK 621

+ Theo quyết định 48/2006/QĐ-BTC:
Nợ TK 154
Có TK 152

2.5. Chi phí nhân công

– Tính lương lái xe:
Nợ TK 622 (TK 15412)
Có TK 334

– Trích BHXH, BHYT, BHTN:
Nợ TK 622 (TK 15412)
Có TK 3383
Có TK 3384
Có TK 3388

– Trả lương:
Nợ TK 334
Có TK 1111, 112

2.6. Chi phí khấu hao phương tiện

Nợ TK 627 (Nợ TK 15413)
Có TK 214

2.7. Chi phí khác

Nợ TK 627 (Nợ TK 15418)
Có TK111, 112, 331

2.8. Trích trước chi phí săm lốp

– Khi mua hoặc sửa lốp:
Nợ TK 142
Có TK 1111, 1121

– Phân bổ (12 tháng):
Nợ TK 627 (TK 15413)
Có TK 142

– Ngoài ra cần có CPQLDN:
Nợ TK 642
Nợ TK 1331
Có TK 111, 112

2.9. Doanh thu

– Khi xuất hóa đơn GTGT cho khách:
Nợ TK 131, 111, 112
Có TK 511
Có TK 33311

– Nếu có chiết khấu, giảm giá:
Nợ TK 521
Nợ TK 33311
Có TK 111, 112, 131

2.10. Cuối kỳ kết chuyển

– Kết chuyển CP vào giá vốn:
+ Theo quyết định 15/2006/QĐ-BTC (Thay thế bằng Thông tư 200/2014/TT-BTC):
Nợ TK 154
Có TK 621
Có TK 622
Có TK 627

+ Theo quyết định 48/2006/QĐ-BTC thì ngay từ đầu đã hạch toán Nợ TK 154
– Tập hợp giá vốn:
Nợ TK 632
Có TK 154
– Kết chuyển giá vốn:
Nợ TK 911
Có TK 632
– Kết chuyển doanh thu:
Nợ TK 511
Có TK 911
– Kết chuyển chi phí quản lý doanh nghiệp:
Nợ TK 911
Có TK 642
– Xác định kết quả kinh doanh:
+ Lỗ :
Nợ TK 421
Có TK 911
+ Lãi:
Nợ TK 911
Có TK 421

  •  Hạch toán và xử lý sự chênh lệch tỷ giá hối đoái do đánh giá lại số dư ngoại tệ cuối kỳ.
  • Ghi chép, phản ánh, giám sát tình hình thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch lưu chuyển hàng hàng hóa xuất nhập khẩu:
+ Góp phần thúc đẩy nhanh tốc độ lưu chuyển hàng hóa
+ Tăng vòng quay vốn giảm chi phí lưu thông
+ Tăng tối đa hiệu quả kinh doanh
  • Cung cấp đầy đủ, chính xác chi tiết các số liệu để phục vụ cho công tác quản lý và kinh doanh tại doanh nghiệp.
  • Làm các hồ sơ kê khai hải quan, các chứng từ xuất nhập khẩu và các chứng từ liên quan, kiểm tra và thống kê hàng hóa cùng với cơ quan hải quan.
  • Làm các chứng từ cho phép hàng hóa thông quan.
  • Làm việc với bên bên ngân hàng để mở quỹ L/C, hay thanh toán T/T cho các loại hàng hóa xuất nhập khẩu.
  • Thường xuyên cập nhập các thông tin, sự thay đổi hay những biến đổi về tỷ giá ngoại tệ trong ngày.
  • Tìm cách xử lý, giải quyết các chứng từ không hợp pháp để được làm thủ tục Hải quan, xuất ra khỏi cảng đi nhập khẩu.
  • Chuẩn bị làm các thủ tục bộ chứng từ để ghi xuất khẩu hàng hóa để bàn giao lại cho ngân hàng nhờ thu hộ tiền.
  • Nộp đầy đủ các khoản thuế xuất nhập khẩu hàng hóa và giấy nộp vào ngân sách Nhà nước đúng thời hạn và quy định.
  • Cung cấp đầy đủ, chính xác chi tiết các số liệu để phục vụ cho công tác quản lý và kinh doanh tại doanh nghiệp.
  • Lập các quỹ dự phòng, điều chỉnh tỷ giá ngoại tệ ở cuối mỗi niên độ kế toán nhằm hạn chế nhất những thiệt hại và chủ động về tài chính.
  • Kiếm tra các quy trình sản xuất hàng hóa, số lượng nhập tồn.
  • Kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch xuất nhập khẩu , bảo quản hàng hóa, lưu trữ hàng hoá, thu chi ngân sách và tình hình thực hiện thu chi ngân sách,..
  • Kiểm tra lại các chứng từ xuất nhập khẩu xem có sai sót chỗ nào không để sữa chữa cho kịp thời đồng thời là kiểm tra cả hạch toán kết quả kinh doanh.
  • Kiểm tra tình hình chi phí xuất nhập khẩu phát sinh để sử dụng hiệu quả tối ưu nguồn vốn và các loại vật tư hàng hóa.
  • Theo dõi, giám sát, để ý đến quá trình xuất nhập khẩu hàng hóa giữa nội bộ với khách hàng, đẩy nhanh quá trình thu hồi công nợ của khách hàng với doanh nghiệp.
>> Tìm hiểu thêm về phương pháp giúp doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ vận tải quản lý tài chính – kế toán hiệu quả hơn
phần mềm kế toán
Đánh giá bài viết
[Tổng số: 0 Trung bình: 0]
Bài viết này hữu ích chứ?
Không