Kiến thức Tài chính kế toán Những kinh nghiệm quý giá khi làm kế toán công ty truyền...

Những kinh nghiệm quý giá khi làm kế toán công ty truyền thông, quảng cáo

4780
Đối với các doanh nghiệp thuộc các ngành nghề khác nhau sẽ có những đặc thù riêng trong công tác kế toán. Dưới đây là một số kinh nghiệm làm kế toán công ty truyền thông, quảng cáo không thể bỏ qua.

1. Kinh nghiệm khi xác định chi phí và nghĩa vụ thuế môn bài phải nộp trong năm

Mức thuế phải đóng: Kê khai + nộp thuế môn bài

Bậc thuế môn bài:.

  • Bậc 1: Trên 10 tỷ = 3.000.000
  • Bậc 2: Từ 5 tỷ đến 10 tỷ = 2.000.000.
  • Bậc 3: Từ 2 tỷ đến dưới 5 tỷ = 1.500.000.
  • Bậc 4: Dưới 2 tỷ = 1.000.000.
Nếu giấy phép rơi vào 01/01 đến 30/06 thì phải đóng 100% đồng; nếu giấy phép rơi vào 01/07 đến 31/12 bạn được giảm 50% số tiền phải đóng. Điều này có nghĩa là:
  • Doanh nghiệp thành lập trong khoảng thời gian từ ngày 01/01 đến ngày 30/6 thì phải nộp 100% mức thuế môn bài theo quy định ở bảng trên.
  • Doanh nghiệp thành lập trong khoảng thời gian từ ngày 01/07 đến ngày 31/12 thì phải nộp 50% mức thuế môn bài.
Thuế môn bài cho các chi nhánh:
  • Các chi nhánh hạch toán phụ thuộc không có vốn đăng ký: 1.000.000đ.
  • Các doanh nghiệp thành viên hạch toán độc lập: 2.000.000đ.

    Lưu ý:

  • Trường hợp Doanh nghiệp có đơn vị trực thuộc (chi nhánh, cửa hàng…) kinh doanh ở cùng địa phương cấp tỉnh thì Doanh nghiệp thực hiện nộp thuế môn bài, tờ khai thuế môn bài (đối với trường hợp có thay đổi mức thuế môn bài) của các đơn vị trực thuộc đó cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp của Doanh nghiệp.
  • Trường hợp Doanh nghiệp có đơn vị trực thuộc ở khác địa phương cấp tỉnh nơi doanh nghiệp có trụ sở chính thì đơn vị trực thuộc thực hiện nộp thuế môn bài, tờ khai thuế môn bài (đối với trường hợp có thay đổi mức thuế môn bài) của đơn vị trực thuộc cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp của đơn vị trực thuộc
  • Thời hạn nộp tờ khai và thuế môn bài
Với Doanh nghiệp mới thành lập thì chậm nhất là 10 ngày kế từ ngày được cấp giấp phép kinh doanh
Thời hạn nộp Tờ khai thuế môn bài (trường hợp phải nộp tờ khai) và nộp thuế môn bài năm chậm nhất là ngày 30 tháng 01 tài chính hiện hành.
Hạch toán:
  • Nợ TK 6425/Có TK 3338.
  • Ngày nộp tiền: Nợ TK 3338/ Có TK 1111

Kế toán công ty truyền thông quảng cáo

2. Lưu ý trong việc loại trừ chi phí ngành quảng cáo, PR…

Đối với các công ty về quảng cáo, dịch vụ PR… thì các chi phí thường hay gặp nhiều vấn đề. Ví dụ như:
  • Chi phí cho các nhân công bên ngoài cho các sự kiện như chi phí bốc dỡ, chuyên chở… hầu hết toàn chi tiền mặt nhưng không có chứng từ đảm bảo.
  • Chi phí mua ngoài như văn phòng phẩm, bánh kẹo, các vật dụng hỗ trợ cho việc bán hàng nhỏ lẻ sử dụng tiền mặt, ít có hóa đơn và ít có nhà cung cấp thường xuyên.
  • Chi phí nhân công sản xuất thường nhiều, nhưng có rất nhiều nhân công làm bán thời gian, làm theo giờ, … và thường công ty sẽ không lưu CMND copy, không biết công nhân này có mã số thuế hay không, không khấu trừ thuế TNCN và đóng thuế cho công nhân này.
  • Chi phí cho PG, PB mỗi sự kiện chi trả bằng tiền mặt và không có chứng từ cụ thể. Một điều cần lưu ý là nếu không có hợp đồng, chứng từ trả thuế TNCN 10%… thì khả năng bị loại chi phí rất cao.
Đối với các doanh nghiệp ngành quảng cáo thì các chi phí kể trên sẽ chiếm tỷ lệ lớn mà các chứng từ chuẩn chứng minh không có. Vì vậy kế toán sẽ rất khó khăn trong việc đối chiếu sổ nội bộ và sổ thuế. Từ đó tình trạng các số liệu lệch nhau nhiều gây ra tình trạng mất cân đối về thuế, có thể bị phạt thuế TNCN trong khi các chi phí không được khấu trừ cho mục đích thuế TNDN.

Nhằm giảm bớt các chi phí, doanh nghiệp cần có kế hoạch, dự trù kinh phí để giảm bớt các chi phí đột xuất. Sau mỗi dự án, các giám đốc/chủ DN nên kiểm tra lại xem có bao nhiêu chi phí đã bị chi ngoài dự toán để có thể tiếp tục các chính sách dự trù cho các dự án sau. 

Lưu ý khi làm kế toán công ty truyền thông quảng cáo

Trong trường hợp, các doanh nghiệp là một đơn vị trung gian (agency) cho các công ty chẳng hạn, thì họ còn được phép làm kiểm toán nhà cung cấp và trường hợp này chi phí của doanh nghiệp phải phù hợp với các báo giá mà chính doanh nghiệp đã đưa ra, sau đó mới tính % phí quản lý…Một số trường hợp kiểm toán nhà cung cấp cần cân nhắc, ví dụ như:

  • Chi phí có chi nhưng không chứng minh được bằng hóa đơn chứng từ cụ thể: ví dụ chi phí cho các ca sĩ, các bạn quản lý của các ca sĩ. Làm cách nào để chứng minh cho các khách hàng là các ca sĩ này có được thuê với mức phí agency đã đưa ra? Phải chăng là lên lập phiếu thu, có chữ ký của ca sĩ hoặc người đại diện hay phải có hình ảnh của họ tại các sự kiện để lưu?
  • Các chi phí thuê mặt bằng… cũng cần có đủ hợp đồng và phiếu thu hoặc thông tin chuyển khoản.
  • Các chi phí xe cộ đi lại: Trường hợp này thường rất hay bị loại do các doanh nghiệp hay sử dụng hình thức mua hóa đơn và sau đó một thời gian các công ty bán hóa đơn sẽ ở trong tình trạng “không thể liên lạc được”. Các doanh nghiệp nên cân nhắc thật kĩ trước khi quyết định sử dụng hình thức này, bởi vì sẽ có thể bị phạt từ việc mua hóa đơn.
  • Mua hóa đơn khách sạn cùng 1 chỗ liên tục và không chứng minh được là team có cư trú ở địa điểm này.
  • Phí gửi của nhân viên khách hàng: Hạn chế cho các nhân viên của khách hàng gửi phí, trường hợp này khi kiểm toán thường sẽ phát hiện ra những trường hợp gửi phí bằng cách đưa hóa đơn đi du lịch đoàn, đi tour… rồi sau đó đưa vào chi phí cho chính họ duyệt chi. Các chi phí này có nằm trong dự toán ngân sách của khách hàng thật (vì chính những người này duyệt), nhưng chỉ khi giám đốc tài chính soát xét lại, nó sẽ thuộc loại chi phí không hợp lý, sẽ cân nhắc kiểm tra và thưởng những khoản chi phí này sẽ rất dễ để phát hiện ra.
Trên đây là những kinh nghiệm làm kế toán công ty truyền thông, quảng cáo mà người làm kế toán cần nắm rõ. Hi vọng những thông tin này sẽ giúp ích cho kế toán viên trong công việc.
Đánh giá bài viết
[Tổng số: 0 Trung bình: 0]
Bài viết này hữu ích chứ?
Không