Kiến thức Tài chính kế toán Hướng dẫn hạch toán kế toán Công ty truyền thông, quảng cáo

Hướng dẫn hạch toán kế toán Công ty truyền thông, quảng cáo

28258
Hướng dẫn hạch toán kế toán Công ty truyền thông, quảng cáo
Hướng dẫn hạch toán kế toán Công ty truyền thông, quảng cáo
Doanh nghiệp dịch vụ truyền thông, quảng cáo thường gặp khó khăn trong việc theo dõi doanh thu, chi phí, lãi lỗ của từng hợp đồng, chính vì vậy công tác hạch toán kế toán sẽ có những đặc thù riêng. Dưới đây là một số hướng hạch toán kế toán tại công ty truyền thông quảng cáo, kế toán các doanh nghiệp cần lưu ý để tránh sai sót.

1. Đặc thù ngành truyền thông và yêu cầu đối với kế toán

Ngành truyền thông là một lĩnh vực đặc thù với đặc điểm linh hoạt, sáng tạo và sự phát triển không ngừng của công nghệ số. Điều này đòi hỏi công tác kế toán trong các doanh nghiệp truyền thông phải thích ứng nhanh chóng và chính xác để đảm bảo quản lý tài chính hiệu quả.

Đặc thù ngành truyền thông và yêu cầu đối với công tác kế toán gồm:

  • Đặc thù doanh thu đa dạng: Doanh thu trong ngành truyền thông thường đến từ nhiều nguồn như quảng cáo, sản xuất nội dung, bản quyền, và tổ chức sự kiện, đòi hỏi kế toán phải phân loại và theo dõi cẩn thận.
  • Chi phí sản xuất phức tạp: Các chi phí liên quan đến sản xuất nội dung như nhân sự, thiết bị, bản quyền thường không cố định, cần sự phân bổ hợp lý.
  • Tính chu kỳ của dự án: Hoạt động truyền thông thường theo dự án, có thời gian thực hiện và thanh toán kéo dài, gây áp lực trong quản lý dòng tiền và lập báo cáo.
  • Ứng dụng công nghệ số: Việc theo dõi và ghi nhận doanh thu từ các kênh kỹ thuật số (online ads, streaming) đòi hỏi kế toán phải sử dụng phần mềm và công cụ hiện đại.
  • Yêu cầu tuân thủ pháp lý: Ngành truyền thông phải đối mặt với các quy định pháp lý liên quan đến thuế, bản quyền và hợp đồng, đòi hỏi kế toán phải nắm chắc các quy định pháp luật hiện hành.
hạch toán kế toán công ty truyền thông quảng cáo

2. Hạch toán kế toán công ty truyền thông, quảng cáo

Thông thường, một công ty truyền thông, quảng cáo, tổ chức sự kiện thường có các hoạt động kinh doanh chính gồm: 

  • Cho thuê thiết bị sự kiện
  • Dịch vụ tổ chức sự kiện

Cách hạch toán kế toán cho công ty truyền thông quảng cáo:

– Tài Khoản 621 – Nguyên Vật Liệu Trực Tiếp: Đây bao gồm các mặt hàng như banner, tờ rơi quảng cáo, bánh trái, nước ngọt, bia giải khát, khăn, hoa quả tươi, thực phẩm ăn uống, v.v. (đều có hợp đồng và hóa đơn). Hóa đơn mua vào (đầu vào) dưới 20 triệu đồng khi thanh toán bằng tiền mặt cần kèm theo phiếu chi, phiếu nhập kho, biên bản giao hàng hoặc phiếu xuất kho bên bán, cùng với giấy đề nghị thanh toán và bản sao của hợp đồng, thanh lý (nếu có).

+ Khi mua nguyên vật liệu nhập kho, ghi: 

Nợ TK 152

Nợ TK 133

     Có TK 111, 331.

+ Khi xuất kho ra sử dụng, ghi:

Nợ TK 621

     Có TK 152.

+ Khi mua nguyên vật liệu dùng luôn không qua kho, ghi: 

Nợ TK 621

Nợ TK 133

     Có TK 111, 331.

– Tài Khoản 622 – Nhân Công Trực Tiếp: Trong trường hợp thuê ngoài, cần có hợp đồng công việc (Người lao động chịu khấu trừ thuế TNCN 10% tại nguồn).

Chứng từ cần có: Hợp đồng lao động, Bảng chấm công hàng tháng, Bảng lương đi kèm bảng chấm công tháng đó, Phiếu chi thanh toán lương, hoặc chứng từ ngân hàng nếu DN thanh toán bằng tiền gửi. Tất cả phải có ký tá đầy đủ.

+ Khi thanh toán lương nhân viên, ghi: 

Nợ TK 334

     Có TK 111, 112.

+ Khi thanh toán tiền bảo hiểm, ghi: 

Nợ TK 3382 (Kinh phí công đoàn)

Nợ TK 3383 (Bảo hiểm xã hội)

Nợ TK 3384 (Bảo hiểm y tế)

Nợ TK 3386 (Bảo hiểm thất nghiệp)

     Có TK 111, 112.

+ Khi hạch toán Thuế TNCN (nếu có), ghi: 

Nợ TK 334

     Có TK 3335.

– Tài Khoản 627 – Chi Phí Chung: Đây là chi phí phân bổ bàn ghế, thiết bị đèn, hoặc thuê lại DN tổ chức sự kiện khác (Có hợp đồng, hóa đơn).

Tài khoản này gồm khoản thuê ngoài và các chi phí: TK 242, 214 cần phân bổ.

+ Nếu là dịch vụ, ghi: 

Nợ TK 627

Nợ TK 1331

     Có TK 111, 112, 331.

+ Nếu là công cụ, ghi: 

Nợ TK 242

Nợ TK 1331

      Có TK 111, 112, 331.

+ Khi phân bổ, ghi: 

Nợ TK 627

     Có TK 242.

+ Cuối quý, cần kết chuyển chi phí dở dang để tính giá thành dịch vụ, ghi: 

Nợ TK 154

     Có TK 621 (Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp)

     Có TK 622 (Chi phí nhân công trực tiếp)

     Có TK 627 (Chi phí sản xuất chung).

– Các chi phí khác: Chi phí tiếp khách (hóa đơn ăn uống phải có bill hoặc bảng kê đi kèm), quản lý (lương nhân viên quản lý, kế toán,…), chi phí giấy bút, văn phòng phẩm các loại và khấu hao thiết bị văn phòng không cho vào giá vốn được thì để ở chi phí quản lý DN, sau này tính lãi lỗ của DN.

Cách hạch toán kế toán như sau:

+ Đối với dịch vụ, ghi: 

Nợ TK 642

Nợ TK 1331

      Có TK 111, 112, 331.

+ Đối với công cụ, TSCĐ, ghi: 

Nợ TK 242, 211

Nợ TK 1331

     Có TK 111, 112, 331.

+ Khi phân bổ, ghi: 

Nợ TK 642

     Có TK 242, 214.

– Cuối hàng tháng xác định lãi lỗ doanh nghiệp:

Bước 1: Xác định Doanh thu trong tháng

Xác định doanh thu thuần: Tổng Có phát sinh TK 511 – Tổng Nợ phát sinh TK 511

Nợ TK 511

     Có TK 521, 531, 532

Nợ TK 511, 515, 711

     Có TK 911

Bước 2: Xác định Chi phí trong tháng

Nợ TK 911

     Có TK 632, 641, 642, 635, 811

Bước 3: Xác định lãi lỗ tháng

Lấy Doanh thu – chi phí > 0 hoặc Tổng Phát sinh Có 911 – Tổng phát sinh Nợ 911 > 0

Lãi:

Nợ TK 911

     Có TK 4212

Lấy Doanh thu – chi phí < 0 hoặc Tổng Phát sinh Có TK 911 – Tổng phát sinh Nợ TK 911 < 0

Lỗ:

Nợ TK 4212

     Có TK 911

– Cuối các quý, năm xác định chi phí thuế TNDN phải nộp:

Nợ TK 8211

     Có TK 3334

Kết chuyển:

Nợ TK 911

     Có TK 8211.

Nộp thuế TNDN, hạch toán:

Nợ TK 3334

     Có TK 1111, 112.

ĐỌC THÊM:

3. Công tác tính giá thành tại công ty truyền thông, quảng cáo

Do đặc điểm ngành nghề nên yếu tố cấu thành giá thành sản phẩm là hoạt động dịch vụ tổ chức sự kiện theo yêu cầu và dịch vụ cho thuê các thiết bị công cụ tổ chức sự kiện. Kế toán của công ty sẽ cần chú ý đến công tác tính giá thành và phương pháp tính giá xuất kho.

3.1. Công tác tính giá thành

Giá thành của một công ty truyền thông, quảng cáo thường chia làm hai dạng:

  • Dịch vụ tổ chức: Gồm yếu tố nguyên vật liệu, yếu tố nhân công và yếu tố sản xuất chung.
  • Hoạt động thương mại: Gồm sự kết hợp của hoạt động thương mại đi kèm. Hoạt động này tính giá vốn không tính giá thành hoặc tính vào giá thành dịch vụ tùy theo cách làm của kế toán sao cho phù hợp với yêu cầu tính chất công việc và việc theo dõi lên sổ sách sao cho tiện nhất có thể.

– Đối với hoạt động cho thuê trang thiết bị tổ chức sự kiện, chi phí phân bổ hoặc khấu hao chính là yếu tố cấu thành giá vốn.

– Tập hợp tất cả chi phí để tính giá thành vào 154 chi tiết theo từng hợp đồng 621, 622, 627

Phương pháp trực tiếp (PP giản đơn): 

Tổng Giá thành Sản xuất = Chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ + Chi phí sản xuất trong kỳ – Chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ.

– Hóa đơn mua vào (đầu vào): Phải kẹp với phiếu kế toán (hay phiếu hạch toán) + phiếu nhập kho hoặc biên bản giao hàng hoặc phiếu xuất kho bên bán + Giấy đề nghị chuyển khoản kèm theo hợp đồng photo, thanh lý photo nếu có

– Khi chuyển tiền trả khách hàng: Giấy báo Nợ.

+ Hạch toán vật liệu qua kho:

Nợ TK 152

Nợ TK 1331

     Có TK 111, 112, 331

(Các trường hợp chiết khấu, giảm giá, hàng bán bị trả lại hạch toán như hàng hóa theo định khoản bên dưới về TK 156)

+ Xuất thẳng xuống không qua kho:

– Để đơn giản hóa kế toán thường đưa yếu tố cấu thành chi phí nguyên vật liệu được đưa trực tiếp vào TK 621 không cần thông qua tài khoản 152 nhập kho vì chỉ trước ngày tổ chức một ngày các yếu tố: Banner, tờ rơi quảng cáo, bánh trái, nước ngọt, bia giải khát, khăn, hoa quả tươi, thực phẩm ăn uống (hóa đơn, hợp đồng,…) có thể mới được mua sắm nên không cần thiết nhập kho.

– Hoặc những mặt hàng không cần qua kho như mua thực phẩm ở chợ như: Rau củ, quả, thịt cá,… Những mặt hàng này cũng xuất luôn không cần qua kho với những mặt hàng này có thể lập bảng kê thu mua hàng hóa không cần hóa đơn GTGT hoặc hóa đơn bán lẻ tức hóa đơn thông thường do chi cục thuế cấp bán.

Nợ TK 621

     Có TK 152

+ Tách làm hai loại tồn kho gồm 152 những mặt hàng có tính chất xuất ngay không bảo quản được lâu hoặc thời gian hư hỏng nhanh (tờ bướm, hoa quả, bánh ngọt, khăn, giấy,…) và 156 là những hàng hóa có thể bảo quản, dự trữ dài hạn (bia các loại, nước ngọt các loại, nước giải khát khác …) mục đích doanh nghiệp mua dự trữ sẵn để kho khi có tổ chức sự kiện thì mang ra xuất bán xem như thương mại.

– Với vật liệu làm như trên

– Còn với hàng hóa tính giá vốn không tính giá thành

+ Mua hàng (156): Phương pháp hạch toán

Các khoản chi phí khác để mang hàng hóa về nhập kho theo lý thuyết thì hạch toán vào TK 1562 nhưng thực tế kế toán thường cộng vào tiền mua hàng rồi chia cho số lượng hàng hóa theo một tiêu thức tùy theo cách làm của kế toán. Đối với hàng hóa dạng này thường có một bảng kê mua bán đi kèm vì số lượng nhiều cho mỗi lần nhập, hoặc theo danh sách liệt kê trên hợp đồng

Nợ TK 1561: Giá mua chưa VAT, chi tiết số lượng từng mặt hàng

Nợ TK 1331: VAT, thường là 10%

     Có TK 331,111,112: Tổng số tiền phải trả/đã trả NCC

– Khi thanh toán tiền:

Nợ TK 331

      Có TK 111, 112.

Giá nhập kho hàng hóa:

+ Giá gốc của hàng hóa = Giá mua ghi trên hoá đơn, thuế nhập khẩu phải nộp, thuế tiêu thụ đặc biệt hàng nhập khẩu phải nộp (nếu có) + Chi phí vận chuyển, bốc xếp, bảo quản, phân loại, bảo hiểm,… nguyên liệu, vật liệu từ nơi mua về đến kho của doanh nghiệp, công tác phí của cán bộ thu mua, chi phí của bộ phận thu mua độc lập, các chi phí khác có liên quan trực tiếp đến việc thu mua nguyên vật liệu và số hao hụt tự nhiên trong định mức (nếu có).

3.2. Các phương pháp tính giá xuất kho

Phương pháp 1: Phương pháp giá thực tế đích danh

Theo phương pháp này sản phẩm, vật tư, hàng hoá xuất kho thuộc lô hàng nhập nào thì lấy đơn giá nhập kho của lô hàng đó để tính.

Phương pháp 2:  Phương pháp giá bình quân

Theo phương pháp này giá trị của từng loại hàng tồn kho được tính theo giá trị trung bình của từng loại hàng tồn kho đầu kỳ và giá trị từng loại hàng tồn kho được mua hoặc sản xuất trong kỳ theo giá bình quân gia quyền cuối kỳ (tháng). Theo phương pháp này, đến cuối kỳ mới tính trị giá vốn của hàng xuất kho trong kỳ.

Đơn giá xuất kho bình quân trong kỳ của một loại sản phẩm = (Giá trị hàng tồn đầu kỳ + Giá trị hàng nhập trong kỳ) / (Số lượng hàng tồn đầu kỳ + Số lượng hàng nhập trong kỳ) b) Theo giá bình quân gia quyền sau mỗi lần nhập (bình quân thời điểm)Sau mỗi lần nhập sản phẩm, vật tư, hàng hoá, kế toán phải xác định lại giá trị thực của hàng tồn kho và giá đơn vị bình quân. Giá đơn vị bình quân được tính theo công thức sau: Đơn giá xuất kho lần thứ i = (Trị giá vật tư hàng hóa tồn đầu kỳ + Trị giá vật tư hàng hóa nhập trước lần xuất thứ i)/(Số lượng vật tư hàng hóa tồn đầu kỳ + Số lượng vật tư hàng hóa nhập trước lần xuất thứ i)

Phương pháp 3: Phương pháp FIFO (nhập trước xuất trước)

Phương pháp này áp dụng dựa trên giả định là hàng được mua trước hoặc sản xuất trước thì được xuất trước và giá trị hàng xuất kho được tính theo giá của lô hàng nhập trước hoặc sản xuất trước và thực hiện tuần tự cho đến khi chúng được xuất ra hết.

Phương pháp 4: Phương pháp LIFO (nhập sau xuất trước)

Phương pháp này giả định là hàng được mua sau hoặc sản xuất sau thì được xuất trước, và hàng tồn kho còn lại cuối kỳ là những hàng được mua hoặc sản xuất trước đó. Theo phương pháp này thì giá trị hàng xuất kho được tính theo giá của lô hàng nhập sau hoặc gần sau cùng, giá trị của hàng tồn kho được tính theo giá của hàng nhập kho đầu kỳ hoặc gần đầu kỳ.

Thông thường các doanh nghiệp chọn phương pháp bình quân gia quyền dễ sử dụng

Phần mềm kế toán MISA SME.NET 2023 đáp ứng đầy đủ nghiệp vụ doanh nghiệp kế toán công ty truyền thông, quảng cáo. Để đăng ký trải nghiệm miễn phí phần mềm kế toán MISA SME, anh chị vui lòng đăng ký tại đây:


Đánh giá bài viết
[Tổng số: 0 Trung bình: 0]
Bài viết này hữu ích chứ?
Không