Hạch toán Nguyên vật liệu Tài khoản 152 theo Thông tư 133 là một trong những phương pháp quen thuộc và thông dụng nhất trong bất cứ quá trình xử lý số liệu, hạch toán với bất kỳ công ty, doanh nghiệp nào.
Quá trình nhập, xuất nguyên vật liệu gần như diễn ra liên tục, thường xuyên tại bất cứ loại hình của tổ chức nào. Chính vì có nhiều nghiệp vụ liên quan đến nguyên vật liệu phát sinh mỗi ngày, chúng ta cần phải nắm được cách hạch toán Nguyên vật liệu Tài khoản 152 theo Thông tư 133 chính xác.
Đặc điểm của tài khoản Nguyên vật liệu Tài khoản 152 theo Thông tư 133?
Tài khoản 152 – Tài khoản nguyên vật liệu được sử dụng để phản ánh đối tượng như:
Nguyên liệu, vật liệu chính: Đây là những nguyên vật liệu được sử dụng trực tiếp trong quá trình sản xuất, chế tạo ra sản phẩm. Những nguyên vật liệu cấu thành nên vật thể vật chất chính của sản phẩm.
Vật liệu phụ: Đây cũng là những nguyên vật liệu tham gia vào quá trình sản xuất để tạo ra sản phẩm, nhưng không đóng vai trò cấu tạo nên thực thể vật chất của sản phẩm đó.
Nhiên liệu: Đây được xem là các thành phần cung cấp nhiệt lượng trong quá trình sản xuất, kinh doanh, đảm bảo tiến độ hoạt động và sản xuất của cả dây chuyền.
Vật liệu và thiết bị xây dựng cơ bản: Những nguyên vật liệu này không được sử dụng trực tiếp cho quá trình sản xuất sản phẩm, nhưng đóng vai trò quan trọng trong việc hoàn thành các xây dựng cơ bản của công trình.
Kết cấu của tài khoản Nguyên vật liệu Tài khoản 152 theo Thông tư 133
Tài khoản 152 là tài khoản tài sản, giá trị tăng ghi bên Nợ, giá trị giảm ghi bên Có. Số dư cuối kỳ ghi nhân vào bên Nợ
Bên Nợ tài khoản 152 dùng để ghi nhận: trị giá thực tế của nguyên liệu, vật liệu xuất kho, trả lại người bán, chiết khấu thương mại, phát hiện mất khi kiểm kê, kết chuyển giá trị tồn đầu kỳ.
Số dư bên Nợ: Phản ánh giá trị thực tế của nguyên liệu, vật liệu tồn kho cuối kỳ.
Cách hạch toán Nguyên vật liệu Tài khoản 152 theo Thông tư 133 với những nghiệp vụ cụ thể?
Nợ TK 152 – Nguyên liệu – vật liệu