Kiến thức Tài chính kế toán Cách tính phụ cấp độc hại 2019 – Kế toán lưu ý

Cách tính phụ cấp độc hại 2019 – Kế toán lưu ý

3443

Phụ cấp độc hại được hiểu là khoản tiền bù đắp những tổn về mặt sức khỏe, tinh thần cho người lao động. Người lao động và kế toán cần chú ý mức phụ cấp này để hỗ trợ cho người lao động tốt nhất.

 
 

Đối với cán bộ, công chức, viên chức

Theo quy định tại Thông tư 07/2005/TT-BNV, phụ cấp độc hại đối với cán bộ, công chức, viên chức được chia thành 04 mức: 0,1; 0,2; 0,3 và 0,4 so với mức lương cơ sở.
Từ 01/7/2019, mức lương cơ sở là 1,49 triệu đồng/tháng. Do đó, mức phụ cấp độc hại hàng tháng cán bộ, công chức, viên chức nhận được như sau:
– Mức 1: Hệ số 0,1 = 149.000 đồng/tháng;
– Mức 2: Hệ số 0,2 = 298.000 đồng/tháng;
– Mức 3: Hệ số 0,3 = 447.000 đồng/tháng;
– Mức 4: Hệ số 0,4 = 596.000 đồng/tháng.
Loại phụ cấp này được tính theo thời gian thực tế làm việc tại nơi có các yếu tố độc hại, nguy hiểm và được trả cùng kỳ lương hàng tháng:
Nếu làm việc dưới 04 giờ/ngày thì được tính bằng 1/2 ngày làm việc, nếu làm việc từ 04 giờ trở lên thì được tính bằng cả ngày làm việc.
 
phụ cấp độc hại
 

Đối với người lao động trong công ty TNHH một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu

Cách tính phụ cấp độc hại đối với những đối tượng này được hướng dẫn chi tiết tại Thông tư 17/2015/TT-BLĐTBXH. Cụ thể tại khoản 1 Điều 11:
– Mức phụ cấp đối với nghề, công việc có điều kiện lao động nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm:
+ Thấp nhất bằng 5%
+ Cao nhất bằng 10%
– Mức phụ cấp đối với nghề, công việc có điều kiện lao động đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm:
+ Thấp nhất bằng nhất 7%
+ Cao nhất bằng 15%.
Các mức phụ cấp nêu trên được so với mức lương của nghề, công việc có độ phức tạp tương đương, trong điều kiện lao động bình thường.
Thời gian tính phụ cấp độc hại cho những lao động này cũng được thực hiện tương tự như đối với cán bộ, công chức, viên chức nêu trên.
 

Đối với những lao động còn lại

Điều 102 Bộ luật Lao động 2012 nêu rõ, chế độ phụ cấp và các chế độ khuyến khích đối với người lao động được thoả thuận trong hợp đồng lao động, thoả ước lao động tập thể hoặc quy định trong quy chế của người sử dụng lao động.
Như vậy, nếu người lao động làm việc thuộc danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thì mức phụ cấp độc hại sẽ tùy theo sự thỏa thuận khi giao kết hợp đồng lao động.
Lưu ý: Về tiền lương, theo điểm c khoản 3 Điều 7 Nghị định 49/2013/NĐ-CP,  mức lương của công việc có điều kiện lao động nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm phải cao hơn ít nhất 5%; đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm phải cao hơn ít nhất 7% so với mức lương của công việc có độ phức tạp tương đương, làm việc trong điều kiện lao động bình thường.
form-news
 
Phần mềm kế toán MISA SME.NET là phần mềm đáp ứng đầy đủ yêu cầu của nhà quản trị và kế toán. Phần mềm kế toán MISA SME.NET bao gồm 16 phân hệ phù hợp đáp ứng đầy đủ nghiệp vụ tài chính kế toán theo đúng Thông tư 133/2016/TT-BTC và Thông tư 200/2014/TT-BTC. Đăng ký dùng thử phần mềm tại đây:
 
Phần mềm kế toán MISA SME – 27 năm số 1 Việt Nam
Đánh giá bài viết
[Tổng số: 0 Trung bình: 0]
Bài viết này hữu ích chứ?
Không