Kế toán giá thành là gì?
Kế toán giá thành có nghiệp vụ xác định đầy đủ – chính xác các loại chi phí, giá thành thực tế của sản phẩm làm cơ sở để xác định giá bán hàng hóa phù hợp, đảm bảo lợi nhuận cho doanh nghiệp.
Kế toán giá thành là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ các khoản chi phí, hao phí về lao động sống và lao động vật hóa của DN đã bỏ ra tại thời điểm đó, liên quan đến khối lượng công việc, sản phẩm hoàn thành.
Kế toán giá thành luôn luôn có mối quan hệ chặt chẽ với kế toán chi phí.
Kế toán giá thành đóng vai trò rất quan trọng đối với bất kỳ một doanh nghiệp nào đang hoạt động trong lĩnh vực sản xuất.
- 6 phương pháp tính giá thành phổ biến nhất cho doanh nghiệp hiện nay
- MISA SME.NET đáp ứng đầy đủ các phương pháp tính giá thành cho doanh nghiệp thuộc mọi lĩnh vực
Nhiệm vụ của kế toán giá thành trong doanh nghiệp
Kế toán căn cứ vào đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh, quy trình công nghệ sản xuất, loại hình sản xuất, đặc điểm của sản phẩm, yêu cầu quản lý cụ thể của doanh nghiệp, kế toán giá thành sẽ đảm nhận những nhiễm vụ khác nhau, tuy nhiên thông thường sẽ bao gồm:
Tính giá thành sản phẩm
- Tập hợp các chi phí sản xuất chung (chi phí khấu hao tài sản cố định, công cụ dụng cụ trả trước; chi phí nguyên vật liệu; chi phí điện, nước, chi phí dịch vụ mua ngoài…), chi phí tiền lương tập hợp chung hoặc phân loại cho từng đơn hàng, công đoạn – làm cơ sở để tính giá thành sản phẩm.
- Dựa trên các khoản chi phí cấu thành để tính: giá thành kế hoạch, giá thành định mức và giá thành thực tế.
- Kiểm soát các loại giá thành cho từng sản phẩm theo từng đơn hàng sản xuất.
- Thực hiện việc điều chỉnh giá thành theo biến động chi phí.
Hạch toán tài khoản kế toán liên quan đến giá thành
- Thực hiện việc hạch toán các loại tài khoản kế toán liên quan đến giá thành theo phương pháp kế toán mà doanh nghiệp đã lựa chọn.
- Tổ chức đánh giá khối lượng sản phẩm dở dang một cách khoa học, làm cơ sở để hạch toán giá thành sản xuất trong một kỳ đầy đủ và chính xác.
Lập các báo cáo phân tích
- Lập bảng tổng hợp – phân tích hiệu quả sản xuất theo từng đơn hàng sản xuất (Giá thành thực tế so với giá thành kế hoạch).
Định kỳ lập các báo cáo công việc theo yêu cầu:
- Báo cáo sản xuất: báo cáo nhu cầu nguyên vật liệu, báo cáo sử dụng NVL, báo cáo tồn kho nhóm chỉ tiêu đơn hàng).
- Báo cáo chi phí sản xuất: báo cáo tính – phân bổ khấu hao tài sản cố định, công cụ dụng cụ, chi phí trả trước ngắn hạn, dài hạn; báo cáo tổng hợp – chi tiết tiền lương, chi phí chung, khoản mục phí.
- Báo cáo giá thành: giá thành theo đơn hàng, theo sản phẩm; bảng chi phí giá thành.
- Báo cáo đơn hàng: báo cáo thực hiện đơn hàng.
Các công việc khác
- Theo dõi chi tiết việc nhập – xuất nguyên liệu và thành phẩm hàng ngày. Kiểm tra – cập nhật các phiếu nhập kho – xuất kho, đảm bảo số lượng, đơn giá khớp với đơn đặt hàng được ký duyệt.\Kiểm soát việc tiêu hao nguyên vật liệu, đảm bảo theo định mức quy định.
- Hỗ trợ, hướng dẫn các nhân viên liên quan thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến chi phí sản xuất, hàng tồn kho.
- Phối hợp với nhân viên kế toán tổng hợp hoàn thiện bảng phân tích – báo cáo tình hình lãi lỗ.
- Định kỳ phối hợp với bộ phận thu mua khảo sát giá của nguyên vật liệu, các mặt hàng cần thu mua để có kế hoạch điều chỉnh cho phù hợp, đảm bảo tối ưu hóa doanh thu – lợi nhuận cho doanh nghiệp.
- Phân loại, lưu trữ cẩn thận các chứng từ, sổ sách kế toán liên quan.
- Hướng dẫn công việc cho nhân viên mới của bộ phận.
- Tham gia đầy đủ các cuộc họp của bộ phận kế toán.
- Thực hiện các công việc khác khi được kế toán trưởng yêu cầu.
Những lưu ý khi làm kế toán giá thành doanh nghiệp
Để thực hiện công việc hiệu quả, kế toán giá thành cần lưu ý những vấn đề sau:
- Tập hợp chi tiết, đầy đủ các chi phí liên quan của từng bộ phận để tính chính xác giá thành từng nhóm sản phẩm trong kỳ sản xuất.
- Hạch toán, phân bổ, kết chuyển các chi phí sản xuất một cách hợp lý và chính xác.
- Kế toán phải lựa chọn phương pháp tính giá thành phù hợp theo từng doanh nghiệp, từng sản phẩm và quy trình sản xuất.
Yêu cầu công việc, mức lương phổ biến của kế toán giá thành
Hâu hết các doanh nghiệp tuyển dụng kế toán giá thành đều ưu tiên các nhân sự có kinh nghiệm ở vị trí tương đương (đã có kinh nghiệm), hoặc nhân sự được đào tạo chuyên ngành (chưa có kinh nghiệm).
Yêu cầu công việc kế toán giá thành
– Trình độ: được đào tạo chuyên ngành kế toán các trường thuộc khối kế toán – tài chính;
– Có kinh nghiệm từ 2 – 3 năm trở lên nghiệp vụ kế toán giá thành.
– Có kinh nghiệm đã làm trong doanh nghiêp sản xuất là một lợi thế.
– Sử dụng thành thạo các phần mềm Office, Excel và phần mềm kế toán MISA.
– Có khả năng làm việc nhóm và có tinh thần trách nhiệm cao.
– Khả năng chịu được áp lực công việc.
Mức lương phổ biến của kế toán giá thành
Mức lương của kế toán thanh toán tùy thuộc vào trình độ và kinh nghiệm, năng lực và hiệu suất công việc, khối lượng công việc, địa điểm.
Mới ra trường | Từ 2 năm kinh nghiệm | Kiêm nhiệm các công việc khác | |
Hà Nội | 6-8 triệu | 10-12 triệu | 14 triệu trở lên |
TP.HCM | 7-9 triệu | 11-13 triệu | 16 triệu trở lên |
Khu công nghiệp | 7-9 triệu | 11-13 triệu | 16 triệu trở lên |
Các tỉnh thành khác | 5-7 triệu | 8-10 triệu | 10 triệu trở lên |
Ngoài ra, quy mô doanh nghiệp lớn hay nhỏ, chế độ đãi ngộ của công ty… cũng ảnh hưởng đến lương, thu nhập hàng tháng của kế toán thanh toán.
Khả năng deal lương tốt cũng sẽ giúp mức lương ứng viên nhận được cao và phù hợp với mong muốn của người tìm việc.
Phần mềm MISA SME.NET đáp ứng rất tốt các nghiệp vụ kế toán giá thành bao gồm: tính giá thành theo phương pháp giản đơn, tính giá thành theo phương pháp hệ số/tỷ lệ, tính giá thành cho các đơn hàng, hợp đồng, công trình…. Đăng ký dùng thử miễn phí phần mềm MISA SME.NET bằng cách đăng ký tại đây: |