Kiến thức Tài chính kế toán Những công việc kế toán cần làm từ tháng 12/2019 đến 30/03/2020

Những công việc kế toán cần làm từ tháng 12/2019 đến 30/03/2020

14080
https://sme.misa.vn/dang-kyNăm 2019 đang dần khép lại, anh chị kế toán chắc hẳn đang rất bận rộn khi mùa báo cáo, quyết toán đang gõ cửa. Để các anh chị kế toán có sự chuẩn bị tốt và vượt qua mùa báo cáo, quyết toán dễ dàng, bài viết dưới đây sẽ hệ thống những công việc cần làm từ tháng 12/2019 đến tháng 03/2020.
 
 

I. Về thuế TNDN, GTGT, TNCN, lệ phí môn bài, hóa đơn

 

1. Nộp tờ khai lệ phí môn bài chậm nhất đến 31/12/2019

Chậm nhất đến 31/12/2019, các doanh nghiệp phải nộp tờ khai lệ phí môn bài nếu trong năm 2019 có thay đổi vốn điều lệ làm tăng bậc lệ phí môn bài. Trường hợp nếu tăng vốn điều lệ mà không làm thay đổi bậc thuế môn bài thì không cần nộp tờ khai lệ phí môn bài.

Các bước thực hiện như sau:

    • Kế toán làm trên phần mềm HTKK sau đó xuất ra XML và nộp tờ khai qua mạng.
    • Nếu không thì kê khai trực tuyến trên cổng thông tin nhantokhai.gdt.gov.vn hoặc thuedientu.gdt.gov.vn, sau đó nộp tiền lệ phí môn bài chậm nhất là 30/1/2020 qua mạng.

2. Nếu đơn vị nào mà kê khai thuế GTGT, TNCN theo tháng thì : Lịch nộp báo cáo thuế chậm nhất ngày 20/1/2020

 
  • Tờ khai thuế GTGT tháng 12/2019.
  • Tờ khai thuế TNCN tháng 12/2019 (nếu có).
  • Nộp tiền thuế GTGT và TNCN (nếu có).
Lưu ý: Nếu tháng 12/2019 mà không phát sinh tiền thuế TNCN phải nộp thì không cần nộp tờ khai thuế TNCN, còn nếu thuế GTGT cho dù không phát sinh hóa đơn GTGT đầu vào và hóa đơn GTGT đầu ra cũng phải nộp tờ khai.

3. Nếu đơn vị nào mà kê khai thuế GTGT, TNCN theo quý thì lịch chậm nhất là ngày 30/1/2020 nộp tờ khai và nộp tiền thuế qua mạng (nếu có)

 

4. Nộp báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn Quý 4/2019 chậm nhập là 30/01/2020

 
Hiện nay, đã có thông báo phát hành hóa đơn cho dù chưa sử dụng số hóa đơn nào cũng phải làm báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn, trừ khi chưa làm thông báo phát hành thì mới không làm báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn nên kế toán hãy lưu ý.

5. Thuế TNDN tạm tính cả năm 2019

 
Thuế TNDN tạm tính cả năm 2019 (4 Quý) thì phải nộp ít nhất 80% số thuế TNDN phải nộp của cả năm 2019 chậm nhất là ngày 30/1/2020 Nếu mà nộp ít hơn thì sẽ bị phạt về vấn đề này (Xem TT156 hướng dẫn luật quản lý thuế). Không phải nộp tờ khai tạm tính thuế TNDN quý 4/2019. Nhưng nếu tạm tính Quý 4/2019 dựa trên sổ sách mà có số thuế TNDN phải nộp thì cũng phải tạm nộp và thời gian chậm nhất nộp số tiền thuế TNDN là 30/1/2020.
 
I. Về thuế TNDN, GTGT, TNCN, lệ phí môn bài, hóa đơn
 

6. Nộp tờ khai quyết toán thuế TNDN năm 2019 chậm nhất là 30/03/2020

 
Do thời hạn nộp là 90 ngày mà năm 2020 tháng 2 có 29 ngày nên hạn nộp là 30/3/2019 ) .Và nếu có số tiền thuế phải nộp thì cũng phải chậm nhất là 30/03/2020. cho dù không có người lao động nào bị đóng thuế TNCN, tức là có phát sinh tiền lương phải trả cho người lao động thì phải làm tờ khai quyết toán thuế TNCN, còn nếu không phát sinh tiền lương phải trả cho người lao động trong năm thì không phải làm tờ khai quyết toán thuế TNCN. Chú ý đến vấn đề đăng ký mã số thuế TNCN của người làm giấy ủy quyền quyết toán thuế TNCN.
 
Các trường hợp ủy quyển quyết toán thuế và người phụ thuộc: 
  • Cá nhân chỉ có thu nhập từ tiền lương, tiền công ký hợp đồng lao động từ 03 tháng trở lên tại một tổ chức, cá nhân trả thu nhập và thực tế đang làm việc tại đó vào thời điểm uỷ quyền quyết toán thuế (tức la đến 31/12 hàng năm), kể cả trường hợp không làm việc đủ 12 tháng trong năm.
Ví dụ: ông B 3 tháng đầu năm 2014 là thất nghiệp, 9 tháng cuối là đã có việc làm tại Cty A thì được ủy quyền cho Cty C quyết toán thuế TNCN tại Cty A trong năm 2014. Vì ông B chỉ có thu nhập duy nhất 1 nơi là Cty A.
  • Cá nhân có thu nhập từ tiền lương, tiền công ký hợp đồng lao động từ 03 tháng trở lên tại một đơn vị, đồng thời có thu nhập vãng lai ở các nơi khác bình quân tháng trong năm không quá 10 triệu đồng/tháng đã được đơn vị trả thu nhập khấu trừ thuế theo tỷ lệ 10% nếu cá nhân không có yêu cầu quyết toán thuế đối với thu nhập vãng lai thì được ủy quyền quyết toán tại tổ chức trả thu nhập ký hợp đồng lao động từ 03 tháng trở lên. Nếu cá nhân có yêu cầu quyết toán thuế đối với thu nhập vãng lai thì cá nhân trực tiếp quyết toán với cơ quan thuế.

    Ví dụ: Năm 2014, Ông E có thu nhập từ tiền lương, tiền công theo hợp đồng lao động trên 03 tháng tại Công ty A, đồng thời có thu nhập từ hợp đồng dịch vụ với 02 công ty khác là Công ty B, Công ty C. Tại Công ty B có thu nhập là 24 triệu đồng đã khấu trừ thuế 10%. Tại công ty C có thu nhập là 30 triệu đồng đã khấu trừ thuế 10%. Như vậy thu nhập vãng lai bình quân tháng trong năm 2014 của Ông E nhỏ hơn 10 triệu đồng (24 triệu đồng + 30 triệu đồng) : 12 tháng = 4,5 triệu đồng/tháng, nếu Ông E thuộc diện phải quyết toán thuế và không có yêu cầu quyết toán thuế đối với thu nhập vãng lai thì Ông E ủy quyền quyết toán thuế năm 2014 cho Công ty A. Công ty A chỉ quyết toán thuế thay Ông E đối với phần thu nhập do Công ty A trả.

Lưu ý: Nếu cá nhân có thu nhập tiền lương, tiền công từ 3 tháng trở lên và đồng thời có thu nhập vãng lai dưới 10 triệu/tháng nhưng tại nơi có thu nhập vãng lai chưa khấu trừ thuế TNCN theo tỷ lệ 10%. => Trong trường hợp này cá nhân không được ủy quyền quyết toán thuế TNCN đối với phần thu nhập từ tiền lương , tiền công của hợp đồng lao động từ 3 tháng trở lên mà trong trường hợp này cá nhân đó phải cộng 2 khoản thu nhập và trực tiếp quyết toán thuế TNCN

Cá nhân ủy quyền cho tổ chức, cá nhân trả thu nhập quyết toán thay theo mẫu số 2/UQ-QTT-TNCN ban hành kèm theo Thông tư số 92/2015/TT-BTC ngày 15/06/2015 của Bộ Tài chính, kèm theo bản chụp hóa đơn, chứng từ chứng minh đóng góp từ thiện, nhân đạo, khuyến học (nếu có).

Kế toán cần lưu ý đến vấn đề mà người lao động có người phụ thuộc mà trong năm chưa được giảm trừ thì sẽ được giảm trừ kể từ lúc nuôi dưỡng đến 31/12/2018 (cho dù trong năm chưa làm đăng ký giảm trừ người phụ thuộc) nhưng phải làm đăng ký lại theo TT92, TT95 (Xem lại mẫu biểu để đăng ký cho đúng nhé, trước 10 ngày nộp tờ khai quyết toán thuế TNCN tức là trước 21/3/2019). Nhớ phải thu thập đầy đủ bằng chứng để chứng minh người phụ thuộc.

7. Các vấn đề cần lưu ý

Kế toán cũng cần lưu ý đến vấn đề chi phí được trừ và không được trừ khi quyết toán thuế TNDN (Xem thông tư 78, TT96) một vài trường hợp chi phí được trừ và không được trừ cho các bạn xem lưu ý để làm:
– Chi phí lãi vay đã trích đủ 12 tháng chưa ( Nếu có chi phí lãi vay của doanh nghiệp không phải tổ chức tín dụng thì điều kiện chi phí lãi vay hợp lí khi tính thuế TNDN:
 
  • Phải có hóa đơn GTGT của bên cho vay.
  • Phải góp đủ vốn điều lệ đã đăng ký theo tiến độ góp vốn ghi trong điều lệ của doanh nghiệp.
  • Hợp đồng vay tiền.
  • Chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt( Khi vay, cho vay, trả nợ vay) theo điều 4 thông tư 09/2015-TT-BTC ngày 29/1/2015.
  • Chứng từ khấu trừ thuế TNCN:5% (Nếu đi vay của cá nhân khi trả lãi tiền vay phải khấu trừ 5%) Khoản 3 điều 2 TT111/2013/TT-BTC đây là thu nhập từ đầu tư vốn thuế suất 5%.
  • Lãi suất tiền vay không vượt quá 150% lãi suất cơ bản do NHNN công bố tại thời điểm vay (Nếu vay của cá nhân) còn vay của Công ty là không bị khống chế 150% lãi suất cơ bản do NHNN.
  • Nếu có giao dịch liên kết thì lãi vay bị khống chế không vượt quá 20% trên EBITDA.
– Những khoản lương và thưởng năm 2019 mà qua quý 1/2020 mà chưa chi thì sẽ không tính chi phí được trừ năm 2019 nhưng sẽ được tính vào chi phí được trừ của năm mà thực tế chi.
– Chi phí lãi vay cho dù chưa chi nhưng đã hạch toán chi phí năm 2019 do chưa đến hạn thanh toán, qua 2020 đến hạn thanh toán và chi thì sẽ được tính chi phí được trừ năm 2019.
– Chi phí trích trước tiền kiểm toán hoặc dịch vụ soát xét thuế năm 2019 nhưng qua 2020 mới có hóa đơn thì sẽ không được tính chi phí được trừ năm 2019 mà sẽ được tính chi phí được trừ năm có hóa đơn là năm 2020.
– Lưu ý vấn đề đánh giá chênh lệch tỷ giá cuối năm 2019 của những tài khoản có gốc ngoại tệ:
Theo Thông tư số 179/2012/TT-BTC quy định về ghi nhận, đánh giá, xử lý các khoản chênh lệch tỷ giá hối đoái trong doanh nghiệp, áp dụng cho doanh nghiệp thành lập và hoạt động tại Việt Nam (không áp dụng cho đối với các tổ chức tín dụng được thành lập và hoạt động theo Luật Các tổ chức tín dụng). Cũng theo Thông tư 179, doanh nghiệp không được chia lợi nhuận hoặc trả cổ tức trên lãi chênh lệch tỷ giá do đánh giá lại số dư ngoại tệ cuối kỳ kế toán của các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ.
 
Có 4 điểm cần lưu ý:
 
  • Cuối kỳ kế toán (quý, bán niên, năm), doanh nghiệp phải thực hiện đánh giá lại số dư tiền mặt, tiền gửi, tiền đang chuyển, các khoản nợ phải thu, nợ phải trả có gốc ngoại tệ ra “đồng Việt Nam”.
  • Khoản chênh lệch tỷ giá hối đoái do việc đánh giá lại số dư cuối kỳ sau khi bù trừ chênh lệch tăng và chênh lệch giảm, số chênh lệch còn lại được hạch toán vào doanh thu hoạt động tài chính hoặc chi phí tài chính trong kỳ.
  • Doanh nghiệp không được thực hiện chia lợi nhuận hay trả cổ tức trên lãi chênh lệch tỷ giá do đánh giá lại số dư ngoại tệ cuối kỳ kế toán của các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ.
  • Chênh lệch tỷ giá hối đoái do chuyển đổi BCTC cơ sở ở nước ngoài sang đơn vị tiền tệ kế toán doanh nghiệp Việt Nam được phản ánh lũy kế, riêng biệt trên bảng Cân đối kế toán cho đến khi thanh lý cơ sở ở nước ngoài và khi đó chênh lệch tỷ giá hối đoái sẽ được hạch toán vào doanh thu hoạt động tài chính hoặc chi phí tài chính doanh nghiệp.
Đối với các doanh nghiệp đã đánh giá lại số dư ngoại tệ nợ phải trả cuối năm theo Thông tư 201/2009-TT-BTC ngày 15/10/2009 của Bộ Tài chính mà chênh lệch tỷ giá hối đoái tăng chưa phân bổ hết vào chi phí trong năm thì số dư chưa phân bổ được phân bổ tiếp vào chi phí tài chính của doanh nghiệp, bổ theo số năm còn lại kể từ ngày thông tư có hiệu lực.

II. Về kế toán

 
Các công việc cần làm bao gồm:

1. Trước khi khóa sổ kết thúc năm thì cần ghi vào sổ sách kế toán những nghiệp vụ cuối năm để cho sổ sách đầy đủ

 
Các nghiệp vụ cần ghi vào sổ sách kế toán khi khóa sổ kết thúc năm bao gồm: trích khấu hao, nghiệp vụ phân bổ 242, nghiệp vụ lập dự phòng, nghiệp vụ trích trước chi phí….). Trong quá trình này, kế toán cần lưu ý một số vấn đề sau:
 
  • Tiền thưởng năm 2019 mà chi trong năm 2020 thì phải nhớ hạch toán vào chi phí của năm 2019
    Nợ :Chi phí Có: 334.
  • Những khoản đã ghi nhận doanh thu trong năm 2019 mà thiếu chi phí do chưa có đầy đủ hóa đơn thì phải trích trước để đảm bảo doanh thu phù hợp chi phí.
  • Lập dự phòng hàng tồn kho, nợ phải thu khó đòi và dự phòng tài chính.
  • Phải có báo cáo số lượng sản phẩm hoàn thành và sản phẩm dở dang để mà tập hợp chi phí tính giá thành.
  • Chi phí khấu hao đã trích đủ 12 tháng chưa.
  • Chi phí phân bổ 242 đã đưa vào chi phí đủ 12 tháng chưa.
  • Doanh thu từ lãi cho vay đã ghi đủ 12 tháng chưa.
  • Chi phí lãi vay đã trích đủ 12 tháng chưa.
  • Lưu ý những tờ khai hàng nhập khẩu mà nhập theo giá CIF hoặc FOB
  • Chú ý đến những khoản công tác phí mà đã xong trong tháng 12/2019 rồi nhưng hay hoàn ứng trong tháng 1,2/2020 thì xem xét hối thúc họ hoàn ứng để ghi nhận chi phí đúng niên độ 2019.
  • Những khoản chi phí hoặc tài sản mà đã phát sinh 2019 nhưng chưa có hóa đơn (do nhà cung cấp chưa xuất nhưng đã có chứng từ chứng minh nghiệp vụ đã xảy ra ví dụ như hợp đồng , biên bản bàn giao hàng , hóa đơn lẻ, phiếu xuất kho, phiếu nhập kho… thì các bạn vẫn phải ghi nhận vào trong năm 2019)…..
Công việc của kế toán doanh nghiệp cuối năm

 

2. Tiến hành khóa sổ và kết chuyển từ loại 1 đến loại 9 và lập Bảng cân đối số phát sinh để kiểm tra số liệu từ loại 1 đến loại 9 đã chuẩn chưa?

 
Sau khi ghi hết nghiệp vụ đầy đủ doanh thu và chi phí trong năm 2019, kế toán cần tiến hành khóa sổ và kết chuyển từ loại 1 đến loại 9 và lập Bảng cân đối số phát sinh để kiểm tra số liệu từ loại 1 đến loại 9 đã chuẩn chưa? Để từ đó, mới lập báo cáo tài chính đúng được. Có một số thủ tục kiểm tra như sau, các bạn nhớ để kiểm tra bao gồm:
 
  • Thủ tục xác nhận lại số dư tại ngày 31/12/2019: Đối với những tài khoản có số dư từ loại 1 đến loại 4 thì sử dụng 1 thủ tục để khẳng định lại số dư của các tài khoản này là đúng
    Ví dụ: đối với những tài khoản mà có đối tượng công nợ thì phải gửi thư xác nhận hoặc biên bản đối chiếu công nợ tại ngày 31/12/2019 như tài khoản 131,331,141,1388,3388,341. Đối với những tài khoản cân đong, đo đếm được thì phải kiểm kê ví dụ hàng tồn kho, tiền mặt, tài sản cố định…
  • Xem những khoản doanh thu và chi phí của năm 2019 đã ghi đầy đủ trong năm 2019 chưa và có cách nào để đối chiếu cho đúng không. Đối với 511+711+515 thì cần so sánh giữa sổ và tờ khai thuế GTGT ở bảng kê đầu ra là so sánh cho khớp nhau (Nếu không không thì tìm hiểu nguyên nhân và giải thích thường không khớp là những khoản có ghi 515 và 711 nhưng không xuất hóa đơn thì không kê khai trên tờ khai).
  • Chi phí khấu hao đã trích đủ 12 tháng chưa, Tài khoản chi phí khấu hao cộng lại có khớp với bảng khấu hao tài sản cố định trong năm 2019 chưa. Bảng trích khấu hao có khớp với tài khoản 211,213, và 214 chưa?
  • Chi phí phân bổ 242 đã đưa vào chi phí đủ 12 tháng chưa? Tài khoản 242 có khớp với bảng phân bổ 242 chưa?
  • Tài khoản 632 cả năm có khớp với bên có 155,156 và trên tổng hợp nhập xuất tồn 12 tháng không (nếu không khớp thì tìm hiểu nguyên nhân).
  • Doanh thu từ lãi cho vay đã ghi đủ 12 tháng chưa (Nhớ nếu có doanh thu cho vay thì phải xuất hóa đơn đầu ra không chịu thuế GTGT).
Trên đây là chia sẻ của MISA về các công việc cần làm từ tháng 12/2019 đến tháng 03/2020, kế toán hãy nắm rõ để chủ động trong công việc, tránh trường hợp nộp chậm và bị phạt nhé!
 
>> Phần mềm kế toán MISA SME.NET là công cụ hữu ích không thể thiếu của kế toán khi có thể tự động lên các loại báo cáo và tự động quyết toán thuế hàng năm nhanh chóng, chính xác. 
Để đăng ký trải nghiệm miễn phí phần mềm kế toán MISA SME.NET, các anh chị kế toán vui lòng đăng ký tại đây: 
Phần mềm kế toán MISA SME – 27 năm số 1 Việt Nam
Đánh giá bài viết
[Tổng số: 0 Trung bình: 0]
Bài viết này hữu ích chứ?
Không