Kiến thức Tài chính kế toán Cách hạch toán trong Kế toán tăng Tài sản cố định hữu...

Cách hạch toán trong Kế toán tăng Tài sản cố định hữu hình và vô hình

3812

Để nghệp vụ Kế toán tăng Tài sản cố định hữu hình và vô hình, kế toán sử dụng một số tài khoản liên quan 211, 212, 213, 214

Ngoài kế toán chi tiết TSCĐ, để đảm bảo sự đồng bộ trong công tác kế toán, giúp cho việc hạch toán chung toàn doanh nghiệp thì kế toán phải phản ánh kịp thời, chặt chẽ, chính xác sự biến động về giá trị TSCĐ trên sổ kế toán bằng việc hạch toán tổng hợp TSCĐ để kế toán các nghiệp vụ tăng, giảm TSCĐ.

Hạch toán trong Kế toán giảm Tài sản cố định hữu hình và vô hình

Tài sản cố định thuê tài chính là gì? Một số lưu ý quan trọng về kế toán tài sản cố định thuê tài chính

Tài sản cố định không sử dụng có được trích khấu hao không?

Kế toán TSCĐ sử dụng các tài khoản:

  • Tài khoản 211: Tài sản cố định hữu hình.
  • Tài khoản 212: Tài sản cố định thuê tài chính.
  • Tài khoản 213: Tài sản cố định vô hình.
  • Tài khoản 214: Hao mòn TSCĐ.

tài sản cố định

I. Khái niệm phân loại Tài sản cố định

TSCĐ hữu hình: Là những tư liệu lao động chủ yếu có hình thái vật chất  thỏa mãn các điều kiện đánh giá là tài sản cố định, tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh nhưng vẫn giữ nguyên hình thái vật chất ban đầu như nhà cửa, vật kiến trúc, máy móc thiết bị…

TSCĐ vô hình: Là những tài sản không có giá trị vật chất, thể hiện một lượng giá trị đã được đầu tư thỏa mãn các tiêu chuẩn của tài sản cố định vô hình. Như bằng phát minh sáng chế, bản quyền tác giả.

II. Kế toán tăng tài sản cố định hữu hình và vô hình

Để kế toán các nghiệp vụ liên quan đến TSCĐ hữu hình và vô hình kế toán sử dụng một số tài khoản liên quan

  • Bên nợ: Nguyên giá TSCĐ hữu hình tăng do tăng tài  sản và điều chỉnh tăng nguyên giá
  • Bên có : Nguyên giá TCSĐ hữu hình  giảm và điều chỉnh giảm nguyên giá TSCĐ.
  • Dư nợ : Nguyên giá TSCĐ hữu hình hiện có cuối kỳ ở DN.

Trình tự kế toán một số nghiệp vụ chủ yếu

1. Tăng TSCĐ do mua sắm trong nước

Kế toán căn cứ vào các chứng từ liên quan (Hoá đơn mua TSCĐ,  phiếu chi tiền vận chuyển, giấy báo nợ.) lập biên bản giao nhận TSCĐ, căn cứ vào biên bản kế toán ghi sổ tuỳ theo từng trường hợp cụ thể như sau:

Nếu TSCĐ mua dùng sản xuất hàng hoá dịch vụ chịu thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, kế toán ghi sổ theo định khoản:

  • Nợ TK 211, 213 –  theo nguyên giá
  • Nợ TK 133(2) – Thuế GTGT được khấu trừ
  • Có TK 111, 112, 331, 341-   Theo giá thanh toán

Nếu TSCĐ mua vào dùng sản xuất hàng hoá dịch vụ không thuộc đối tượng chịu thuế GTGT hoác chịu thuế GTGT tính theo phương pháp trực tiếp, kế toán ghi sổ theo định khoản:

  • Nợ TK 211,213 – theo nguyên giá
  • Có TK 111, 112, 331, 341 …  Theo tổng giá thanh toán.

2. Tăng TSCĐ do nhập khẩu

Trường hợp đơn vị nhập khẩu máy móc thiết bị…căn cứ vào chứng từ nhập khẩu (hoá đơn thương mại, chứng từ nộp thuế… các chứng từ khác) để lập biên bản giao nhận TSCĐ.căn cứ biên bản giao nhận TSCĐ kế toán ghi sổ theo định khoản.

Thuế GTGT nộp ở khâu nhập khẩu được khấu trừ, kế toán ghi tăng TSCĐ theo nguyên giá:

  • Nợ TK 211, 213 – ( Giá NK + Thuế NK + Chi phí khác)
  • Có TK 333(3) – Thuế Nhập khẩu
  • Có TK 331, 111, 112.-.tổng số tiền phảI thanh toán.

Số thuế GTGT của TSCĐ nhập khẩu phải nộp ( nếu có), kế toán ghi :

  • Nợ TK 133  (1332)
  • Có TK 3331(TK 33312)

Nếu thuế GTGT của TSCĐ nhập khẩu không được khấu trừ, được tính vào nguyên giá TSCĐ, kế toán ghi:

  • Nợ TK 211,213 – giá nhập khẩu + thuế nhập khẩu + thuế GTGT
  • Có TK 333(3) – Thuế nhập khẩu
  • Có TK 333 – Thuế GTGT phải nộp (TK 33312)
  • Có TK 331, 111, 112…Theo tông giá tri thanh toán

3. Tăng TSCĐ do mua theo phương thức trả chậm, trả góp

Khi mua TSCĐ về bàn giao cho bộ phận sử dụng,

  • Nợ TK 211,213 – nguyên gía theo giá mua trả tiền ngay.
  • Nợ TK 133(2) – Thuế GTGT được khấu trừ
  • Nợ TK 242 Chênh lệch tổng số tiền thanh toán – giá mua trả tiền ngay – Thuế GTGT
  • Có TK 331 –  Tổng số tiền phải thanh toán.

Định kì khi thanh toán tiền cho người bán theo thỏa thuận:

  • Nợ TK 331 – Phải trả cho người bán
  • Có TK 111,112…

Đồng thời phân bổ số lãi trả chậm vào chi phí tài chính trong kì:

  • Nợ TK 635 – Chi phí tài chính
  • Có TK  242

Trường hợp thuế GTGT không được khấu trừ hoặc TSCĐ mua về không chịu thuế GTGT thì các định khoản trên không có phần ghi Nợ TK 133 -Thuế GTGT được khấu trừ.

4. Tăng TSCĐ do đầu tư xây dựng cơ bản hoàn thành

Khi công tác XDCB hoàn thành nghiệm thu,bàn giao đưa tài sản vào sử dụng cho sản xuất kinh doanh, đon vị XDCB được hạch toán trên cùng hệ thống sổ kế toán của đơn vị, kế toán ghi.

  • Nợ TK 211,213 – Nguyên giá
  • Có TK 241 – chi phí  XDCB  được tính vào nguyên giá

Nếu đơn vị XDCB có hệ thống sổ kế toán riêng, khi công tác XDCB hoàn thành bàn giao tài sản cho đơn vị sản xuất kế toán ghi

  • Nợ TK 211- nguyên giá.
  • Nợ TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ( nếu được khấu trừ)
  • Có TK 411 – Phần vốn chủ sở hữu
  • Có TK341 – Phần vốn vaycủa các tổ chức tín dụng.
  • Có TK 343 – Trái phiếu phát hành
  • Có TK 136 – phần vốn đơn vị cấp trên giao.

5. Tăng TSCĐ tự chế

Khi sử dụng sản phẩm do doanh nghiệp tự chế tạo để chuyển thành TSCĐ hữu hình sử dụng cho hoạt động sản xuất kinh doanh, kế toán ghi:

  • Nợ TK 632 – Theo giá thành sản xuất thực tế.
  • Có TK 155 – Giá vốn thực tế thành phẫm xuất kho.
  • Có TK 154 – Theo giá thành sản xuất nêuSP sản xuất xong chuyển sử dụng ngay

Đồng thời ghi tăng nguyên giá TSCĐ hữu hình:

  • Nợ TK 211,213- Nguyên giá
  • Có TK 512-Doanh thu bán hàng nội bộ (theo giá thành sản xuất thực tế.)
  • Có TK 111.152 – Chi phí lắp đặt chạy thử
  • Có TK 411- Nguồn vốn kinh doanh

6. Tăng TSCĐ do mua dưới hình thức trao đổi 

Trường hợp trao đổi với một TSCĐ tương tự, nguyên giá TSCĐ nhận về kế toán ghi :

  • Nợ TK 211, 213 (Nguyên giá tính theo giá trị còn lại của TS đưa đi trao đổi)
  • Nợ TK 214 – Giá trị hao mòn của TSCĐ đưa đi trao đổi
  • Có TK 211- Nguyên giá của TSCĐ đưa đi trao đổi.

Trường hợp trao đổi với một TSCĐ không tương tự

+ Khi giao TSCĐ cho bên trao đổi, ghi giảm TSCĐ theo tài liệu kế toán, của doanh nghiệp

  • Nợ TK 811- Giá trị còn lại TSCĐ đưa đi trao đổi
  • Nợ TK 214- Giá trị hao mòn.
  • Có TK 211 – Nguyên giá TSCĐ.

+ Đồng thời ghi tăng thu nhập  từ trao đổi TSCĐ theo hoá đơn GTGT

  • Nợ TK 131-Tổng giá thanh toán
  • Có TK 711-Giá trị hợp lý của TSCĐ đưa đi trao đổi
  • Có TK 333(1) – Thuế GTGT.

+ Khi nhận TSCĐ hữu hình do trao đổi

  • Nợ TK 211-  Giá trị hợp lý của TSCĐ nhận về.

+ Các khoản tiền hoặc tương đương tiền điều chỉnh thêm, kế toán ghi:

  • Nợ TK 111,112
  • Có TK 131 – Phải thu của khách hàng

Nếu doanh nghiệp phải trả thêm tiền, kế toán ghi ngược lại.

7a. TăngTSCĐ do điều động nội bộ tổng công ty (không phảI trả tiền)

  • Nợ TK 211,213- Nguyên giá TSCĐ
  • Có TK 214-Hao mòn TCSĐ (giá tri hao mòn)
  • Có TK 411- Nguồn vốn KD (giá trị còn lại)

7b. Trường hợp TSCĐ được Nhà nước cấp,  nhận góp vốn liên doanh bằng tài sản cố định

  • Nợ TK 211,213- Nguyên giá TSCĐ
  • Có TK 411- Nguồn vốn KD (Nguyên giá TSCĐ)

8. Tăng TSCĐ do chuyển bất động sản đầu tư thành bất động sản chủ sở hữu

  • Nợ TK 211,213,212 – TSCĐ hữu hình, TSCĐ vô hình,TSCĐ thuê TC
  • Có TK 217” bất động sản đầu tư”

Đồng thời ghi:

  • Nợ TK 2147-“hao mòn bất động sản đầu tư”
  • Có TK 2141, 2143 hoặc 2142.

9. Tăng TSCĐ  do nhận biếu, tặng, tài trợ

Khi nhận TSCĐ:

  • Nợ TK 211,213
  • Có TK 711 – Theo giá trị hợp lý của TSCĐ nhận được.

Sau khi kết chuyển thu nhập xác định kết quả, Thuế thu nhập doanh nghiệp tính trên thu nhập này

  • Nợ TK 821- Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp
  • Có TK 3334- Thuế thu nhập DN

Đồng thời kết chuyển chi phí thuế TNDN:

  • Nợ TK 3334- Thuế thu nhập DN
  • Có TK 821- Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp

Ghi tăng nguồn vốn kinh doanh số thu nhập còn lại sau khi tính thuế:

  • Nợ TK 421- Lợi nhuận chưa phân phối
  • Có TK 411- Nguồn vốn kinh doanh

10. Giá trị TSCĐ vô hình được hình thành trong nội bộ doanh nghiệp trong giai đoạn triển khai

Chi phí phát sinh trong giai đoạn triển khai trước khi tài sản vô hình được hình thành thỏa mãn định nghĩa và các điều kiện ghi nhận TSCĐ.

  • Nợ TK 142,242(Nếu chi phí lớn)
  • Nợ TK 642 (Nếu chi phí nhỏ)
  • Có TK 111,112,152,334,331…

Khi xem xét tài sản vô hình là kết quả của giai đoạn triển khai thoả mãn và đáp ứng được các tiêu chuẩn đối với TSCĐ.

Các chi phí phát sinh kể từ thời điểm đó liên quan đến việc hình thành tài sản

  • Nợ TK 241” Xây dựng cơ bản dở dang”
  • Nợ TK 133” Thuế GTGT được khấu trừ”
  • Có TK 111,112,331…

Khi kết thúc giai đoạn triển khai, bàn giao TSCĐ được hình thành, xác định nguyên giá TSCĐ:

  • Nợ TK 213- TSCĐ vô hình
  • Có TK 241- XDCB dở dang

11. Tăng  TSCĐ vô hình là quyền sử dụng đất có thời hạn được mua cùng với nhà cửa vật kiến trúc trên đất, phải xác định nguyên giá TSCĐ  vô hình, hữu hình riêng biệt

  • Nợ TK 211- TSCĐ HH
  • Nợ TK 213- TSCĐ VH.
  • Nợ TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ
  • Có TK 111,112,331

12. Tăng TSCĐ vô hình do mua dưới hình thức thanh toán bằng vốn cổ phần

Nguyên giá TSCĐ là giá hợp lý của các chứng từ được phát hành

  • Nợ TK 213- TSCĐ vô hình
  • Có TK 411 (4111 – vốn góp, 4112 – thặng dư vốn góp)

Phần mềm kế toán MISA SME.NET đáp ứng đầy đủ các nghiệp vụ tài chính kế toán, giúp kế toán tiết kiệm thời gian và công sức. Để tìm hiểu thêm về phần mềm kế toán MISA SME.NET mới nhất, kế toán vui lòng click xem tại đây

Đánh giá bài viết
[Tổng số: 1 Trung bình: 5]
Bài viết này hữu ích chứ?
Không