Mục lục
hiện
Chi phí phải trả là khoản chi phí được thừa nhận là chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ nhưng thực tế chưa phát sinh. Để theo dõi từng khoản chi phí thì kế toán khoản chi phí phải trả sử dụng tài khoản kế toán 335. Vậy tài khoản kế toán 335 được sử dụng như thế nào?
Tài khoản 335
– Trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp có những khoản chi phí chưa phát sinh kỳ này nhưng tất yếu sẽ phát sinh ở các kỳ sau như tiền lương phải trả cho công nhân sản xuất trong thời gian nghỉ phép, hoặc chi phí sửa chữa TSCĐ có thể dự toán trước được theo kế hoạch hoặc những chi phí trong thời gian doanh nghiệp ngừng sản xuất theo mùa vụ, chi phí bảo hành sản phẩm hàng hoá có thể dự tính trước được hay các khoản lãi tiền vay đến kỳ trả lãi phải tính vào chi phí trong kỳ.
– Để bảo đảm cho những chi phí đó khi thực tế phát sinh không gây ra đột biến cho chi phí sản xuất kinh doanh thì phải tiến hành tính trước vào chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh kỳ này cho các đối tượng chịu chi phí.
– Để theo dõi từng khoản chi phí phải trả tính trước vào chi phí sản xuất kinh doanh cho các đối tượng, kế toán khoản chi phí phải trả mở sổ chi tiết tài khoản 335 – Chi phí phải trả.
– Kế toán tổng hợp chi phí phải trả sử dụng tài khoản 335 – Chi phí phải trả.
Nội dung tài khoản 335: Chi phí phải trả, phản ánh những chi phí được tính trước vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ nhưng thực tế chưa phát sinh.
Ngoài ra kế toán còn sử dụng một số tài khoản liên quan khác như : KT111, TK 112, TK 152, TK 153, TK 241, TK 334, TK 622, TK 627, TK 641, TK 642.
Một số quy định dành cho Kế toán khoản chi phí phải trả khi hạch toán tài khoản kế toán 335
1. Chỉ được hạch toán tài khoản kế toán 335 những nội dung chi phí phải trả theo quy định. Ngoài các nội dung quy định này, nếu phát sinh những khoản khác phải tính trước và hạch toán vào chi phí sản xuất, kinh doanh trong kỳ, doanh nghiệp phải có giải trình về những khoản chi phí phải trả đó.
2. Việc tính trước và hạch toán những chi phí chưa phát sinh vào chi phí sản xuất, kinh doanh trong kỳ phải được tính toán một cách chặt chẽ (Lập dự toán chi phí và dự toán trích trước) và phải có bằng chứng hợp lý, tin cậy về các khoản chi phí phải trích trước trong kỳ, để đảm bảo số chi phí phải trả hạch toán vào tài khoản này phù hợp với số chi phí thực tế phát sinh. Nghiêm cấm việc trích trước vào chi phí những nội dung không được tính vào chi phí sản xuất, kinh doanh.
3. Về nguyên tắc, cuối kỳ kế toán năm các khoản chi phí phải trả phải quyết toán với số chi phí thực tế phát sinh. Số chênh lệch giữa số trích trước và chi phí thực tế phải xử lý theo chế độ tài chính hiện hành.
4. Những khoản chi phí trích trước chưa sử dụng cuối năm phải giải trình trong bản thuyết minh báo cáo tài chính.
2. Việc tính trước và hạch toán những chi phí chưa phát sinh vào chi phí sản xuất, kinh doanh trong kỳ phải được tính toán một cách chặt chẽ (Lập dự toán chi phí và dự toán trích trước) và phải có bằng chứng hợp lý, tin cậy về các khoản chi phí phải trích trước trong kỳ, để đảm bảo số chi phí phải trả hạch toán vào tài khoản này phù hợp với số chi phí thực tế phát sinh. Nghiêm cấm việc trích trước vào chi phí những nội dung không được tính vào chi phí sản xuất, kinh doanh.
3. Về nguyên tắc, cuối kỳ kế toán năm các khoản chi phí phải trả phải quyết toán với số chi phí thực tế phát sinh. Số chênh lệch giữa số trích trước và chi phí thực tế phải xử lý theo chế độ tài chính hiện hành.
4. Những khoản chi phí trích trước chưa sử dụng cuối năm phải giải trình trong bản thuyết minh báo cáo tài chính.
Trình tự kế toán các khoản phải trả công nhân viên
Trình tự kế toán các khoản phải trả công nhân viên được kế toán khoản chi phí phải trả ghi như sau:
– Trích trước tiền lương nghỉ phép phải trả trong năm cho công nhân sản xuất, kế toán ghi:
+ Nợ TK 622- Chi phí nhân công trực tiếp.
+ Có TK 335- Chi phí phải trả.
– Tiền lương nghỉ phép thực tế phải trả cho công nhân sản xuất đi nghỉ phép, kế toán ghi:
+ Nợ TK 335- Chi phí phải trả.
+ Có TK 334-Phải trả công nhân viên.
– Trích trước chi phí sửa chữa lớn tài sản cố định vào chi phí sản xuất kinh doanh ghi :
+ Nợ TK 627- Chi phí sản xuất chung.
+ Nợ TK 641 – Chi phí bán hàng.
+ Nợ TK 642- Chi phí quản lý doanh nghiệp.
+ Có TK 335- Chi phí phải trả.
– Chi phí sửa chữa lớn tài sản cố định thực tế phát sinh đã được trích trước, kế toán ghi:
+ Nợ TK 335- Chi phí phải trả.
+ Có TK 241- Xây dựng cơ bản dở dang (2413).
– Tính trước chi phí sẽ phát sinh trong thời gian ngừng sản xuất theo thời vụ hoặc ngừng sản xuất theo kế hoạch vào chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh, kế toán ghi:
+ Nợ TK 627- Chi phí sản xuất chung.
+ Nợ TK 642- Chi phí quản lý doanh nghiệp.
+ Có TK 335- Chi phí phải trả.
– Chi phí thực tế phát sinh trong thời gian ngừng sản xuất theo mùa vụ ghi:
+ Nợ TK 335- Chi phí phải trả.
+ Có TK 111, 112, 152, 153, 334, 338……
– Cuối năm nếu số đã trích lớn hơn chi phí thực tế phát sinh, ghi giảm chi phí.
+ Nợ TK 335- Chi phí phải trả.
+ Có TK 627, 642.
– Định kỳ tính lãi tiền vay phải trả từng kỳ (Vay cho mục đích hoạt động sản xuất kinh doanh) kế toán ghi.
+ Nợ TK 635- Chi phí tài chính.
+ Có TK 335- Chi phí phải trả.
– Định kỳ tính lãi phải trả về tiền vay cho xây dựng cơ bản, ghi:
+ Nợ TK 241- Chi phí xây dựng dở dang.
+ Có TK 335- Chi phí phải trả.
– Khi trả lãi vay kế toán ghi:
+ Nợ TK 335- Chi phí phải trả.
+ Có TK 111, 112.
– Trích quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm kế toán ghi
+ Nợ TK 642- Chi phí quản lý doanh nghiệp.
+ Có TK 335- Chi phí phải trả( 3353)
– Khi chi trợ cấp mất việc làm thực thế phát sinh ghi:
+ Nợ TK 335- Chi phí phải trả( 3353)
+ Có TK 111
– Trích trước tiền lương nghỉ phép phải trả trong năm cho công nhân sản xuất, kế toán ghi:
+ Nợ TK 622- Chi phí nhân công trực tiếp.
+ Có TK 335- Chi phí phải trả.
– Tiền lương nghỉ phép thực tế phải trả cho công nhân sản xuất đi nghỉ phép, kế toán ghi:
+ Nợ TK 335- Chi phí phải trả.
+ Có TK 334-Phải trả công nhân viên.
– Trích trước chi phí sửa chữa lớn tài sản cố định vào chi phí sản xuất kinh doanh ghi :
+ Nợ TK 627- Chi phí sản xuất chung.
+ Nợ TK 641 – Chi phí bán hàng.
+ Nợ TK 642- Chi phí quản lý doanh nghiệp.
+ Có TK 335- Chi phí phải trả.
– Chi phí sửa chữa lớn tài sản cố định thực tế phát sinh đã được trích trước, kế toán ghi:
+ Nợ TK 335- Chi phí phải trả.
+ Có TK 241- Xây dựng cơ bản dở dang (2413).
– Tính trước chi phí sẽ phát sinh trong thời gian ngừng sản xuất theo thời vụ hoặc ngừng sản xuất theo kế hoạch vào chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh, kế toán ghi:
+ Nợ TK 627- Chi phí sản xuất chung.
+ Nợ TK 642- Chi phí quản lý doanh nghiệp.
+ Có TK 335- Chi phí phải trả.
– Chi phí thực tế phát sinh trong thời gian ngừng sản xuất theo mùa vụ ghi:
+ Nợ TK 335- Chi phí phải trả.
+ Có TK 111, 112, 152, 153, 334, 338……
– Cuối năm nếu số đã trích lớn hơn chi phí thực tế phát sinh, ghi giảm chi phí.
+ Nợ TK 335- Chi phí phải trả.
+ Có TK 627, 642.
– Định kỳ tính lãi tiền vay phải trả từng kỳ (Vay cho mục đích hoạt động sản xuất kinh doanh) kế toán ghi.
+ Nợ TK 635- Chi phí tài chính.
+ Có TK 335- Chi phí phải trả.
– Định kỳ tính lãi phải trả về tiền vay cho xây dựng cơ bản, ghi:
+ Nợ TK 241- Chi phí xây dựng dở dang.
+ Có TK 335- Chi phí phải trả.
– Khi trả lãi vay kế toán ghi:
+ Nợ TK 335- Chi phí phải trả.
+ Có TK 111, 112.
– Trích quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm kế toán ghi
+ Nợ TK 642- Chi phí quản lý doanh nghiệp.
+ Có TK 335- Chi phí phải trả( 3353)
– Khi chi trợ cấp mất việc làm thực thế phát sinh ghi:
+ Nợ TK 335- Chi phí phải trả( 3353)
+ Có TK 111
Phần mềm kế toán MISA SME.NET đáp ứng đầy đủ các nghiệp vụ tài chính kế toán, giúp kế toán tiết kiệm thời gian và công sức. Để tìm hiểu thêm về phần mềm kế toán MISA SME.NET mới nhất, kế toán vui lòng click xem tại đây
Đánh giá bài viết
[Tổng số: 0 Trung bình: 0]
Bài viết này hữu ích chứ?
CóKhông