Mục lục
hiện
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ là một loại báo cáo tài chính thể hiện dòng tiền ra và dòng tiền vào của một doanh nghiệp trong một khoảng thời gian nhất định, giúp đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp một cách khách quan.
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ là một trong các báo cáo tài chính mà kế toán phải lập thường kỳ. Đây cũng là báo cáo được đánh giá là “khó nhằn” và dễ sai sót nhất. Cách lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ trực tiếp, gián tiếp theo thông tư 200
Để lập được một báo cáo lưu chuyển tiền tệ chính xác, kế toán cần tuân thủ theo các nguyên tắc và cơ sở nhất định này.
>> Hướng dẫn cách lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ theo phương pháp trực tiếp
>> Hướng dẫn lập báo cáo tài chính để vay vốn ngân hàng
>> Nộp chậm, lập sai báo cáo sử dụng hóa đơn doanh nghiệp chịu phạt thế nào?
>> Hướng dẫn lập báo cáo tài chính để vay vốn ngân hàng
>> Nộp chậm, lập sai báo cáo sử dụng hóa đơn doanh nghiệp chịu phạt thế nào?
Một số quy định có tính nguyên tắc lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ
1/ Lập và trình bày báo cáo tài chính lưu chuyển tiền tệ hàng năm và giữa niên độ phải tuân thủ các quy định chuẩn mực kế toán số 24 “Báo cáo lưu chuyển tiền tệ” và chuẩn mực số 27 “Báo cáo tài chính giữa niên độ”
2/ Các khoản đầu tư ngắn hạn được coi là tương đương tiền chỉ bao gồm các khoản đầu tư ngắn hạn có thời hạn thu hồi hoặc đáo hạn không quá 2 tháng kể từ ngày mua khoản đầu tư đó
Và có khả năng chuyển đổi dễ dàng thành một lượng tiền xác định, không có rủi ro trong chuyển đổi thành tiền. Ví dụ kỳ phiếu ngân hàng, tín phiếu …có thời hạn thu hồi hoặc đáo hạn không quá 3 tháng kể từ ngày mua.
3/ Doanh nghiệp phải trình bày các luồng tiền trên báo cáo lưu chuyển tiền tệ theo 3 loại hoạt động: hoạt động kinh doanh, hoạt động đầu tư và hoạt động tài chính theo quy định của chuẩn mực “Báo cáo lưu chuyển tiền tệ”.
3/ Doanh nghiệp phải trình bày các luồng tiền trên báo cáo lưu chuyển tiền tệ theo 3 loại hoạt động: hoạt động kinh doanh, hoạt động đầu tư và hoạt động tài chính theo quy định của chuẩn mực “Báo cáo lưu chuyển tiền tệ”.
4/ Doanh nghiệp được trình bày luồng tiền từ các hoạt động kinh doanh, hoạt động đầu tư và hoạt động tài chính theo cách thức phù hợp nhất với đặc điểm kinh doanh của doanh nghiệp.
5/ Các luồng tiền phát sinh từ các hoạt động kinh doanh, hoạt động đầu tư và hoạt động tài chính sau đây được báo cáo trên cơ sở thuần:
+Thu tiền và chi trả tiền hộ khách hàng như tiền thu hộ, chi hộ và trả lại cho chủ sở hữu tài sản;…
+Thu tiền và chi tiền đối với các khoản có vòng quay nhanh, thời gian đáo hạn ngắn như: Mua, bán ngoại tệ; mua, bán các khoản đầu tư; các khoản đi vay hoặc cho vay ngắn hạn khác có thời hạn thanh toán không quá 3 tháng.
+Thu tiền và chi trả tiền hộ khách hàng như tiền thu hộ, chi hộ và trả lại cho chủ sở hữu tài sản;…
+Thu tiền và chi tiền đối với các khoản có vòng quay nhanh, thời gian đáo hạn ngắn như: Mua, bán ngoại tệ; mua, bán các khoản đầu tư; các khoản đi vay hoặc cho vay ngắn hạn khác có thời hạn thanh toán không quá 3 tháng.
6/ Các luồng tiền phát sinh từ các giao dịch bằng ngoại tệ phải được quy đổi ra đồng tiền chính thức trong ghi sổ kế toán và lập báo cáo tài chính theo tỷ giá hối đoái tại thời điểm phát sinh giao dịch.
7/ Các giao dịch về đầu tư tài chính không trực tiếp sử dụng tiền hay các khoản tương đương tiền không được trình bày trong báo cáo lưu chuyển tiền tệ.(Ví dụ: việc mua 1 DN thông qua phát hành cổ phiếu; việc chuyển nợ thành vốn chủ sở hữu; mua tài sản bằng cách nhận các khoản nợ…)
8/ Các khoản mục tiền và tương đương tiền đầu kỳ và cuối kỳ, ảnh hưởng của thay đổi tỷ giá hối đoái quy đổi tiền và các khoản tương đương tiền hiện có cuối kỳ phải được trình bày thành các chỉ tiêu riêng biệt trên b/cáo lưu chuyển để đối chiếu với số liệu các khoản mục tương ứng trên Bảng cân đối kế toán.
9/ Tại thời điểm lập báo cáo DN phải xác định các khoản đầu tư ngắn hạn có thời hạn thu hồi hoặc đáo hạn không quá 3 tháng thoả mãn định nghĩa được coi là tương đương tiền phù hợp với quy định chuẩn mực kế toán “ báo cáo lưu chuyển tiền tệ” tại thời điểm cuối kỳ kế toán để loại trừ ra khỏi các khoản mục liên quan đến hoạt động đầu tư ngắn hạn. Giá trị các khoản tương đương tiền được cộng (+) vào chỉ tiêu “Tiền và các khoản tương đương tiền cuối kỳ”.
10/ Đối với các khoản đầu tư chứng khoán và công cụ nợ không thuộc tương đương tiền, kế toán phải căn cứ vào mục đầu tư để lập bảng kê chi tiết xác định các khoản đầu tư chứng khoán và công cụ nợ phục vụ cho mục đích thương mại (mua vào để bán) và phục vụ cho mục đích đầu tư nắm giữ để thu lãi.
11/ DN phải trình bày giá trị và lý do của các khoản tiền và tương đương tiền có số dư cuối kỳ lớn do DN nắm giữ nhưng không được sử dụng do có sự hạn chế của pháp luật hoặc các ràng buộc khác mà DN phải thực hiện.
Cơ sở số liệu lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ
Việc lập các chỉ tiêu trong báo cáo lưu chuyển tiền tệ được căn cứ vào các tài liệu sau:
– Sổ kế toán chi tiết vốn bằng tiền phải được chi tiết tiền thu, tiền chi theo từng hoạt động để làm cơ sở đối chiếu; sổ chi tiết các tài khoản liên quan khác, báo cáo về vốn góp, bảng phân bổ khấu hao,…
– Sổ kế toán theo dõi các khoản phải thu, phải trả phải được phân loại thành 3 loại: chi tiết cho hoạt động kinh doanh; chi tiết cho hoạt động đầu tư; chi tiết cho hoạt động tài chính.
– Bảng cân đối kế toán.
– Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
– Thuyết minh báo cáo tài chính
– Báo cáo lưu chuyển tiền tệ kỳ trước
– Sổ kế toán theo dõi các khoản tương đương tiền (đầu tư chứng khoán ngắn hạn có thời hạn thu hồi hoặc đáo hạn không quá 3 tháng để loại trừ ra khỏi khoản mục liên quan đến hoạt động đầu tư)
– Sổ kế toán theo dõi các khoản đầu tư chứng khoán và công cụ nợ không thuộc tương đương tiền.
– Sổ kế toán theo dõi các khoản phải thu, phải trả phải được phân loại thành 3 loại: chi tiết cho hoạt động kinh doanh; chi tiết cho hoạt động đầu tư; chi tiết cho hoạt động tài chính.
– Bảng cân đối kế toán.
– Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
– Thuyết minh báo cáo tài chính
– Báo cáo lưu chuyển tiền tệ kỳ trước
– Sổ kế toán theo dõi các khoản tương đương tiền (đầu tư chứng khoán ngắn hạn có thời hạn thu hồi hoặc đáo hạn không quá 3 tháng để loại trừ ra khỏi khoản mục liên quan đến hoạt động đầu tư)
– Sổ kế toán theo dõi các khoản đầu tư chứng khoán và công cụ nợ không thuộc tương đương tiền.
Phần mềm kế toán MISA SME.NET giúp việc lập báo cáo tài chính trở nên dễ dàng với việc:
– Tự động hóa việc lập BCTC giúp tiết kiệm thời gian, báo cáo kịp thời
– Tự động phát hiện các sai lệch trên chứng từ, sổ sách, báo cáo và hướng dẫn cách thức xử lý
– Tự động hóa việc lập BCTC giúp tiết kiệm thời gian, báo cáo kịp thời
– Tự động phát hiện các sai lệch trên chứng từ, sổ sách, báo cáo và hướng dẫn cách thức xử lý
Để tìm hiểu thêm về phần mềm kế toán MISA SME.NET mới nhất, kế toán vui lòng click xem tại đây
Đánh giá bài viết
[Tổng số: 0 Trung bình: 0]
Bài viết này hữu ích chứ?
CóKhông