Kiến thức Tài chính kế toán Cẩm nang kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản...

Cẩm nang kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm xây lắp

932

Những kiến thức về kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm xây lắp có vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình hạch toán, quyết toán các chi phí của các doanh nghiệp. Để hiểu rõ về kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm xây lắp ta cần biết về kế toán tổng hợp chi phí sản xuất xây lắp và giá thành sản xuất, kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, kế toán chi phí sản xuất chung của hoạt động xây lắp, kế toán chi phí sử dụng máy thi công, kế toán chi phí nhân công trực tiếp,.. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp thông tin về kế toán tổng hợp chi phí sản xuất xây lắp và giá thành sản xuất trong kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm xây lắp.

 

Kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm xây lắp

 

Kế toán tổng hợp chi phí sản xuất xây lắp và giá thành sản xuất sản phẩm xây lắp

 
– Kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm xây lắp thường được tiến hành vào cuối kỳ kế toán hoặc khi công trình hoàn thành toàn bộ, trên cơ sở các bảng tính kế toán tổng hợp chi phí sản xuất xây lắp và giá thành sản xuất, kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, kế toán chi phí sản xuất chung của hoạt động xây lắp, kế toán chi phí sử dụng máy thi công, kế toán chi phí nhân công trực tiếp

– Trong hoạt động xây lắp, sản phẩm cuối cùng là các công trình, hạng mục công trình hoàn thành đạt giá trị sử dụng. Giá thành các công trình, hạng mục công trình đã hoàn thành được xác định trên cơ sở tổng cộng các chi phí sản xuất phát sinh từ khi khởi công đến khi hoàn thành ở các thẻ tính giá thành sản phẩm.

– Trường hợp đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là các công trình, hạng mục công trình nhưng phương thức thanh toán giữa bên giao thầu (bên A) và nhận thầu (bên B) là theo khối lượng hay giai đoạn xây, lắp đạt điểm dừng kỹ thuật hợp lý hoàn thành thì ngoài việc tính giá thành sản phẩm cuối cùng, kế toán còn phải tính giá thành của các giai đoạn xây lắp đã hoàn thành và được chấp nhận thanh toán trong kỳ. – Việc đánh giá sản phẩm xây lắp dở dang cuối kỳ tuỳ thuộc vào phương thức thanh toán giữa bên giao thầu với bên nhận thầu và tuỳ thuộc vào đối tượng tính giá thành mà DNXL đã xác định, kế toán có thể xác định giá trị sản phẩm xây lắp dở dang cuối kỳ như sau:
+ Nếu qui định thanh toán khi công trình, hạng mục công trình hoàn thành toàn bộ và DNXL xác định đối tượng tính giá thành là công trình, hạng mục công trình hoàn thành, thì chi phí sản xuất tính cho sản phảm xây lắp dở dang cuối kỳ là tổng chi phí sản xuất xây lắp phát sinh luỹ kế từ khi khởi công đến cuối kỳ báo cáo mà công trình, hạng mục công trình chưa hoàn thành.
+ Nếu qui định thanh toán khi có khối lượng công việc hay giai đoạn xây lắp đạt đến điểm dừng kỹ thuật hợp lý có giá trị dự toán riêng hoàn thành đồng thời DNXL xác định đối tượng tính giá thành là khối lượng công việc hay giai đoạn xây lắp đạt đến điểm dừng kỹ thuật hợp lý có giá trị dự toán riêng hoàn thành. Trong trường hợp này sản phẩm xây lắp dở dang là khối lượng công việc hay giai đoạn xây lắp chưa hoàn thành Do vậy, chi phí sản xuất tính cho sản phẩm xây lắp dở dang cuối kỳ được tính toán trên cơ sở phân bổ chi phí xây lắp thực tế đã phát sinh cho các khối lượng hay giai đoạn xây lắp đã hoàn thành và chưa hoàn thành trên cơ sở tiêu thức phân bổ là giá trị dự toán hay chi phí dự toán. Trong đó, các khối lượng hay giai đoạn xây lắp dở dang có thể được tính theo mức độ hoàn thành.

Chi phí thực tế của khối lư­ợng hay giai đoạn xây lắp dở dang cuối kì đư­ợc xác định nh­ư sau:
 
Cddck = (Cdk + Ctk)/(Chtdt + C’ckdt) x C’ckdt
Phần mềm kế toán MISA SME – 27 năm số 1 Việt Nam
Trong đó
Cddck: Chi phí thực tế của khối l­ ượng hay giai đoạn xây lắp dở dang cuối kì
Cdk : Chi phí thực tế của khối l ư­ợng hay giai đoạn xây lắp dở dang đầu kì
Ctk : Chi phí xây lắp thực tế phát sinh trong kì
Chtdt : Chi phí (hay giá trị) của khối l ư­ợng hay giai đoạn xây lắp hoàn thành trong kỳ theo dự toán
C’ckdt: Chi phí (hay giá trị) của khối lư­ợng xây lắp dở dang cuối kì theo dự toán tính theo mức độ hoàn thành.
 
 
Kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm xây lắp
 

Tài khoản 154 – Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang

 
– Tài khoản 154 dùng để tập hợp chi phí sản xuất kinh doanh, phục vụ cho việc tính giá thành sản phẩm xây lắp, sản phẩm công nghiệp, dịch vụ, lao vụ của doanh nghiệp xây lắp, .
– Tài khoản này được mở chi tiết theo địa điểm phát sinh chi phí (đội sản xuất, công trường, phân xưởng… ), theo từng công trình, hạng mục công trình, các giai đoạn công việc của hạng mục công trình hoặc nhóm hạng mục công trình, chi tiết cho từng loại sản phẩm, lao vụ, dịch vụ khác.
– Tài khoản 154 có 4 tài khoản cấp 2:
TK 1541 – Xây lắp
TK 1542 – Sản phẩm khác
TK 1543 – Dịch vụ
TK 1544 – Chi phí bảo hành xây lắp.
 

Phương pháp kế toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh chủ yếu

 
– Cuối kỳ kế toán, căn cứ vào các bảng phân bổ chi phí vật liệu, chi phí nhân công, chi phí sử dụng máy thi công, chi phí sản xuất chung cho các công trình, hạng mục công trình, kế toán ghi:
Nợ TK 154 – Chi phí SXKD dở dang (1541-Xây lắp)
Có các TK 621, 622, 623, 627

– Kế toán giá trị xây lắp giao cho nhà thầu phụ:
+ Căn cứ giá trị của khối lượng xây lắp do Nhà thầu phụ bàn giao cho Nhà thầu chính nhưng chưa được xác định là tiêu thụ trong kỳ, kế toán ghi:
Nợ TK 154 – Chi phí SXKD dở dang (1541-Xây lắp)
Nợ TK 133 (Nếu được khấu trừ thuế GTGT)
Có các TK 111, 112, 331
+ Đối với giá trị của khối lượng xây, lắp do Nhà thầu phụ bàn giao cho Nhà thầu chính được xác định là tiêu thụ ngay trong kỳ kế toán, ghi:
Nợ TK 632 – Giá vốn hàng bán
Nợ TK 133 (Nếu được khấu trừ thuế GTGT)
Có TK 111, 112, 331
– Khi nhận khối lượng xây lắp từ đơn vị nhận khoán nội bộ (đơn vị nhận khoán có tổ chức kế toán riêng) hoàn thành bàn giao, ghi:
Nợ TK 154 – Chi phí SXKD dở dang
Nợ TK 133 (nếu có)
Có TK 136 – Phải thu nội bộ (1362-Tạm ứng giá trị khối lượng xây lắp)
– Các chi phí của hợp đồng không thể thu hồi như hợp đồng mà khách hàng không thể thực thi nghĩa vụ của họ hay không đủ tính thực thi về mặt pháp lý…, phải được ghi nhận ngay là chi phí trong kỳ :
Nợ TK 632 – Giá vốn hàng bán
Có TK 154 – Chi phí SXKD dở dang
– Các khoản thiệt hại phát sinh trong quá trình thi công xây lắp bắt người chịu trách nhiệm phải bồi thường hay nguyên vật liệu thừa khi kết thúc hợp đồng xây dựng, phế liệu thu hồi nhập kho được ghi giảm chi phí hợp đồng xây dựng, ghi:
Nợ TK 111, 138,152…
Có TK 154 – Chi phí SXKD dở dang (1541-Xây lắp)
– Thu vật liệu thừa,phế liệu thu hồi không qua nhập kho mà tiêu thụ ngay,thu về thanh lý máy móc,thiết bị thi công chuyên dùng cho hợp đồng xây dựng và đã trích khấu hao hết vào giá trị hợp đồng khi kết thúc hợp đồng xây dựng,ghi giảm chi phí:
Nợ TK 111,112,131 (tổng giá thanh toán)
Có TK 154 – Chi phí SXKD dở dang (giá bán chưa có thuế GTGT)
Có TK 3331 – Thuế GTGT đầu ra phải nộp
– Chi phí thanh lý số máy móc, thiết bị thi công (nếu có),ghi:
Nợ TK 154 – Chi phí SXKD dở dang (1541-Xây lắp)
Nợ TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ
Có TK 111,112,…

– Kế toán giá thành sản phẩm xây, lắp hoàn thành
+ Trường hợp sản phẩm xây, lắp hoàn thành chờ tiêu thụ (xây dựng nhà để bán như: các khu nhà chung cư…) hoặc sản phẩm xây, lắp hoàn thành nhưng chưa bàn giao, căn cứ vào giá thành sản phẩm xây, lắp hoàn thành để ghi:
Nợ TK 155 – Thành phẩm (1551)
Có Tk 154 – Chi phí SXKD dở dang (1541-Xây lắp)
+ Trường hợp đơn vị nhận khoán có tổ chức kế toán riêng nhưng chỉ hạch toán đến giá thành xây lắp, khi bàn giao sản phẩm xây lắp cho Nhà thầu chính, ghi:
Nợ TK 336 (3362- Phải trả về giá trị khối lượng xây lắp nhận khoán nội bộ)
Có TK 154 – Chi phí SXKD dở dang (1541-Xây lắp)
(Khi nhận vốn ứng trước của đơn vị giao khoán để thực hiện khối lượng xây lắp theo hợp đồng nhận khoán nội bộ, kế toán đã ghi:
Nợ TK 111, 112,152,153
Có TK 336 (3362 Phải trả về giá trị khối lượng xây lắp nhận khoán nội bộ)
+ Trường hợp doanh nghiệp xây lắp, xây dựng công trình lán trại, nhà ở tạm, công trình phụ trợ có nguồn vốn đầu tư riêng, khi hoàn thành công trình này, ghi:
Nợ TK 241 – Xây dựng cơ bản dở dang (2412)
Có TK 154 – Chi phí SXKD dở dang (1541-Xây lắp)
+ Trường hợp sản phẩm xây, lắp hoàn thành bàn giao cho bên A, giá thành sản phẩm xây, lắp hoàn thành bàn giao kế toán ghi:
Nợ TK 632 – Giá vốn hàng bán
Có TK 154 – Chi phí SXKD dở dang (1541-Xây lắp)

Chú ý:
– Khi phát sinh chi phí sửa chữa và bảo hành công trình, kế toán phản ánh vào các TK liên quan.ghi:
Nợ TK TK 621, 622, 623, 627
Nợ TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ
Có TK TK 152, 153, 334, 338, 214, 111, 112,…
– Cuối kỳ, kết chuyển chi phí thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động sửa chữa, bảo hành công trình xây lắp để tập hợp chi phí sửa chữa, bảo hành và tính giá thành bảo hành, ghi:
Nợ TK 154 – Chi phí SXKD dở dang (1544 – Chi phí bảo hành xây lắp)
Có TK 621, 622, 623, 627
– Khi công việc sửa chữa, bảo hành công trình hoàn thành bàn giao cho khách hàng, ghi:
Nợ TK 335 (hoặc TK 627, 641)
Có TK 154 – Chi phí SXKD dở dang (1544- Chi phí bảo hành xây lắp)
– Hết thời hạn bảo hành, nếu công trình không phải bảo hành hoặc số trích trước chi phí bảo hành công trình lớn hơn chi phí thực tế phát sinh, phải hoàn nhập số trích trước chi phí bảo hành còn lại, ghi:
Nợ TK 335 – Chi phí phải trả
Có TK 711 – Thu nhập khác
Hoặc Có TK 627, 641.

Phần mềm kế toán MISA SME.NET đáp ứng đầy đủ yêu cầu của kế toán chi phí, doanh thu trong các doanh nghiệp xây lắp như:
– Tính giá thành cho từng Công trình/Hợp đồng/Dự án
– Quản lý doanh thu, chi phí và lãi lỗ của từng dịch vụ/công trình/hợp đồng/dự án./.

Để tìm hiểu thêm về phần mềm kế toán MISA SME.NET mới nhất, kế toán vui lòng click xem tại đây

Đánh giá bài viết
[Tổng số: 0 Trung bình: 0]
Bài viết này hữu ích chứ?
Không