QUY ĐỊNH HẠCH TOÁN TÀI KHOẢN 412
2. Chênh lệch đánh giá lại tài sản được phản ánh vào tài khoản này trong các trường hợp sau:
– Khi có quyết định của Nhà nước về đánh giá lại tài sản;
– Khi thực hiện cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước;
– Các trường hợp khác theo quy định (Như khi chuyển đổi hình thức sở hữu doanh nghiệp).
3. Tài khoản này không phản ánh số chênh lệch đánh giá lại khi đưa tài sản đi góp vốn liên kết, liên doanh hoặc đầu tư vào công ty con, khoản chênh lệch đánh giá lại trong các trường hợp này được phản ánh vào TK 711 – Thu nhập khác (nếu là lãi) hoặc TK 811 – Chi phí khác (nếu là lỗ).
4. Giá trị tài sản được xác định lại trên cơ sở bảng giá Nhà nước quy định hoặc Hội đồng định giá tài sản thống nhất xác định.
5. Số chênh lệch giá do đánh lại tài sản được hạch toán và xử lý theo chính sách tài chính hiện hành.
– Số chênh lệch giảm do đánh giá lại tài sản;
– Xử lý số chênh lệch tăng do đánh giá lại tài sản.
Bên Có:
– Số chênh lệch tăng do đánh giá lại tài sản;
– Xử lý số chênh lệch giảm do đánh giá lại tài sản.
Tài khoản 412 – Chênh lệch đánh giá lại tài sản, có thể có số dư bên Nợ hoặc số dư bên Có:
Số dư bên Nợ:
Số chênh lệch giảm do đánh giá lại tài sản chưa được xử lý.
Số dư bên Có:
Số chênh lệch tăng do đánh giá lại tài sản chưa được xử lý.
PHƯƠNG PHÁP HẠCH TOÁN CHUYÊN SÂU TÀI KHOẢN 412
a/ Đánh giá lại vật tư hàng hoá:
– Nếu giá đánh giá lại cao hơn trị giá đã ghi sổ kế toán thì số chênh lệch giá tăng, ghi:
Nợ TK 152 – Nguyên liệu, vật liệu
Nợ TK 153 – Công cụ, dụng cụ
Nợ TK 155 – Thành phẩm
Nợ TK 156 – Hàng hoá
Có TK 412 – Chênh lệch đánh giá lại tài sản.
– Nếu giá đánh giá lại thấp hơn giá trị đã ghi sổ kế toán thì số chênh lệch giá giảm, ghi:
Nợ TK 412 – Chênh lệch đánh giá lại tài sản
Có TK 152 – Nguyên liệu, vật liệu
Có TK 153 – Công cụ, dụng cụ
Có TK 155 – Thành phẩm
Có TK 156 – Hàng hoá.
b/ Đánh giá lại TSCĐ và bất động sản đầu tư:
– Căn cứ vào bảng tổng hợp kết quả kiểm kê và đánh giá lại TSCĐ và bất động sản đầu tư:
+ Phần nguyên giá, giá trị còn lại, giá trị hao mòn điều chỉnh tăng, ghi:
Nợ TK 211 – TSCĐ hữu hình (Phần nguyên giá điều chỉnh tăng)
Nợ TK 213 – TSCĐ vô hình (Quyền sử dụng đất – Phần nguyên giá điều chỉnh tăng)
Nợ TK 217 – Bất động sản đầu tư (Phần nguyên giá điều chỉnh tăng)
Có TK 214 – Hao mòn TSCĐ (Phần giá trị hao mòn điều chỉnh tăng)
Có TK 412 – Chênh lệch đánh giá lại tài sản (Phần giá trị còn lại điều chỉnh tăng).
+ Phần nguyên giá, giá trị còn lại, giá trị hao mòn điều chỉnh giảm, ghi:
Nợ TK 412 – Chênh lệch đánh giá lại tài sản (Phần giá trị còn lại điều chỉnh giảm)
Nợ TK 214 – Hao mòn TSCĐ (Phần giá trị hao mòn điều chỉnh giảm)
Có TK 211 – TSCĐ hữu hình (Phần nguyên giá điều chỉnh giảm)
Có TK 213 – TSCĐ vô hình (Quyền sử dụng đất – Phần nguyên giá điều chỉnh giảm)
Có TK 217 – Bất động sản đầu tư (Phần nguyên giá điều chỉnh giảm).
2. Cuối năm tài chính xử lý chênh lệch đánh giá lại tài sản theo quyết định của cơ quan hoặc cấp có thẩm quyền:
– Nếu Tài khoản 412 có số dư bên Có, được quyết định bổ sung nguồn vốn kinh doanh, ghi:
Nợ TK 412 – Chênh lệch đánh giá lại tài sản
Có TK 411 – Nguồn vốn kinh doanh.
– Nếu Tài khoản 412 có số dư bên Nợ, được quyết định ghi giảm nguồn vốn kinh doanh, ghi:
Nợ TK 411 – Nguồn vốn kinh doanh
Có TK 412 – Chênh lệch đánh giá lại tài sản
Phần mềm kế toán MISA SME.NET đáp ứng đầy đủ các nghiệp vụ tài chính kế toán, giúp kế toán tiết kiệm thời gian và công sức. Để tìm hiểu thêm về phần mềm kế toán MISA SME.NET mới nhất, kế toán vui lòng click xem tại đây