Kiến thức Tài chính kế toán Bàn về tổ chức công tác kế toán tài chính trong các...

Bàn về tổ chức công tác kế toán tài chính trong các doanh nghiệp xây lắp

65
Kế toán viên liệu có gặp khó khăn gì trong việc tổ chức công tác kế toán tài chính trong các doanh nghiệp xây lắp hay không? Các nghiệp vụ kế toán trong lĩnh vực xây lắp có khác gì so với những lĩnh vực khác? Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn những kiến thức quan trong khi tổ chức công tác kế toán tài chính trong doanh nghiệp xây lắp hiện nay.
 
 
Tổ chức công tác kế toán tài chính trong các doanh nghiệp xây lắp

Các loại giá thành trong các doanh nghiệp xây lắp


Để làm tốt việc tổ chức công tác kế toán tài chính trong các doanh nghiệp xây lắp, trước tiên bạn phải nắm được các loại giá thành trong các doanh nghiệp xây lắp ấy.
Để xây dựng một công trình hay một hạng mục công trình thì doanh nghiệp xây lắp phải đầu tư vào quá trình sản xuất thi công một lượng chi phí nhất định. Những chi phí sản xuất mà doanh nghiệp chi ra trong một quá trình thi công đó sẽ tham gia cấu thành nên giá thành sản phẩm xây lắp hoàn thành.

Như vậy, giá thành sản phẩm xây lắp là toàn bộ chi phí sản xuất (bao gồm chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí máy thi công và chi phí sản xuất chung) tính cho từng công trình, hạng mục công trình hay khối lượng xây lắp hoàn thành đến giai đoạn quy ước đã hoàn thành, nghiệm thu, bàn giao và được chấp nhận thanh toán.

Trước đây người ta quan niệm rằng giá thành sản phẩm là toàn bộ giá trị chi phí sản xuất tính theo số lượng và loại sản phẩm đã hoàn thành. Như vậy, giá thành sẽ không phản ánh đúng đắn bản chất của nó và ít nhiều mang tính chất chủ quan bởi vì:
– Tính vào giá thành một số khoản mục chi phí mà thực chất là thu nhập thuần tuý của xã hội như: BHXH, các khoản trích nộp cho cơ quan cấp trên, thuế vốn, thuế tài nguyên…
– Một số khoản mục chi phí gián tiếp được phân bổ vào giá thành của từng loại sản phẩm hay từng sản phẩm theo các tiêu thức phù hợp. Việc phân bổ này mang tính chủ quan.

Các loại giá thành trong các doanh nghiệp xây lắp thường được phân chia thành 3 loại chính:
Loại 1: Giá thành dự toán
Giá thành dự toán là tổng số chi phí dự toán để hoàn thành một khối lượng sản phẩm xây lắp nhất định. Giá dự toán được xác định trên cơ sở các định mức chi phí theo thiết kế được duyệt và khung giá quy định áp dụng trong lĩnh vực xây dựng cơ bản (gọi tắt: XDCB) do các cấp có thẩm quyền ban hành.

Loại 2: Giá thành kế hoạch
Là giá thành được xây dựng từ những điều kiện cụ thể của Doanh nghiệp trên cơ sở phấn đấu hạ giá thành dự toán bằng các biện pháp quản lý kỹ thuật và tổ chức thi công, các định mức và đơn giá áp dụng trong Doanh nghiệp xây lắp.

Loại 3: Giá thành thực tế
Phản ánh toàn bộ các chi phí thực tế để hoàn thành, bàn giao khối lượng công tác xây lắp mà Doanh nghiệp đã nhận thầu. Giá thành này bao gồm các khoản chi phí theo định mức, vượt định mức và các khoản chi phí phát sinh không có định mức (như chi phí phát sinh do thiệt hại về sản phẩm hỏng, thiệt hại về ngừng sản xuất…). Nó được xác định theo số liệu kế toán cung cấp.

Ngoài ra sản phẩm xây lắp còn có các loại giá thành sau:
– Giá đấu thầu xây lắp: Là một loại giá thành dự toán mà chủ đầu tư đưa ra để các đơn vị xây lắp làm căn cứ xác định giá đấu thầu của mình với nguyên tắc giá đấu thầu công tác xây lắp nhỏ hơn hoặc bằng giá dự toán, đáp ứng mục đích tiết kiệm nguồn vốn đầu tư.
– Giá hợp đồng xây lắp: Là loại giá thành dự toán xây lắp ghi trong hợp đồng kinh tế được ký kết giữa đơn vị xây lắp và chủ đầu tư sau khi thoả thuận giao nhận thầu. Về nguyên tắc giá hợp đồng xây lắp phải nhỏ hơn hoặc bằng giá đấu thầu công tác xây lắp.

Chuẩn mực kế toán số 15

 
Tổ chức công tác kế toán tài chính trong các doanh nghiệp xây lắp
 
Muốn tổ chức công tác kế toán tài chính trong các doanh nghiệp xây lắp tốt chắc chắn kế toán viên phải nắm rõ chuẩn mực kế toán số 15. Đây là chuẩn mực quy định và hướng dẫn các nguyên tắc, phương pháp kế toán doanh thu và chi phí liên quan đến hợp đồng xây dựng.
 

Chi phí của hợp đồng xây dựng trong chuẩn mực kế toán số 15


1. Chi phí của hợp đồng xây dựng bao gồm:
Chi phí liên quan trực tiếp đến từng hợp đồng
Chi phí chung liên quan đến hoạt động của các hợp đồng và có thể phân bổ cho từng hợp đồng cụ thể
Các chi phí khác có thể thu lại từ khách hàng theo các điều khoản của hợp đồng.
2. Chi phí liên quan trực tiếp đến từng hợp đồng bao gồm:
Chi phí nhân công tại công trường, bao gồm cả chi phí giám sát công trình
Chi phí nguyên liệu, vật liệu, bao gồm cả thiết bị cho công trình
Khấu hao máy móc, thiết bị và các TSCĐ khác sử dụng để thực hiện hợp đồng
Chi phí vận chuyển, lắp đặt, tháo dỡ máy móc, thiết bị và nguyên liệu, vật liệu đến và đi khỏi công trình
Chi phí thuê nhà xưởng, máy móc, thiết bị để thực hiện hợp đồng
Chi phí thiết kế và trợ giúp kỹ thuật liên quan trực tiếp đến hợp đồng
Chi phí dự tính để sửa chữa và bảo hành công trình
Các chi phí liên quan trực tiếp khác
Chi phí liên quan trực tiếp của từng hợp đồng sẽ được giảm khi có các khoản thu nhập khác không bao gồm trong doanh thu của hợp đồng
3. Chi phí chung liên quan đến hoạt động của các hợp đồng xây dựng và có thể phân bổ cho từng hợp đồng.
4. Chi phí không liên quan đến hoạt động của hợp đồng hoặc không thể phân bổ cho hợp đồng xây dựng. Thì không được tính trong chi phí của hợp đồng xây dựng.
 

Doanh thu của hợp đồng xây dựng trong chuẩn mực kế toán số 15


1. Doanh thu ban đầu được ghi trong hợp đồng
2. Các khoản tăng, giảm khi thực hiện hợp đồng, các khoản tiền thưởng và các khoản thanh toán khác. Nếu các khoản này có khả năng làm thay đổi doanh thu, và có thể xác định được một cách đáng tin cậy.
Doanh thu của hợp đồng xây dựng được xác định bằng giá trị hợp lý của các khoản đã thu hoặc sẽ thu được. Việc xác định doanh thu của hợp đồng chịu tác động của nhiều yếu tố không chắc chắn vì chúng tuỳ thuộc vào các sự kiện sẽ xảy ra trong tương lai. Việc ước tính thường phải được sửa đổi khi các sự kiện đó phát sinh và những yếu tố không chắc chắn được giải quyết. Vì vậy, doanh thu của hợp đồng có thể tăng hay giảm ở từng thời kỳ.
Sự thay đổi theo yêu cầu của khách hàng về phạm vi công việc được thực hiện theo hợp đồng.
Khoản tiền thưởng là các khoản phụ thêm trả cho nhà thầu nếu họ thực hiện hợp đồng đạt hay vượt mức yêu cầu.
Một khoản thanh toán khác mà nhà thầu thu được từ khách hàng hay một bên khác để bù đắp cho các chi phí không bao gồm trong giá hợp đồng.
Phần mềm kế toán MISA SME.NET  đáp ứng đầy đủ yêu cầu của kế toán chi phí, doanh thu trong các doanh nghiệp xây lắp như:
– Tính giá thành cho từng Công trình/Hợp đồng/Dự án 
– Quản lý doanh thu, chi phí và lãi lỗ của từng dịch vụ/công trình/hợp đồng/dự án
 

Phần mềm kế toán MISA SME.NET đáp ứng đầy đủ các nghiệp vụ tài chính kế toán, giúp kế toán tiết kiệm thời gian và công sức. Để tìm hiểu thêm về phần mềm kế toán MISA SME.NET mới nhất, kế toán vui lòng click xem tại đây

Đánh giá bài viết
[Tổng số: 0 Trung bình: 0]
Bài viết này hữu ích chứ?
Không