Kiến thức Tài chính kế toán Tài sản cố định là gì? Nhiệm vụ của kế toán tài...

Tài sản cố định là gì? Nhiệm vụ của kế toán tài sản cố định

717

Tài sản cố định là gì ?

Tài sản cố định trong các doanh nghiệp là những tư liệu lao động chủ yếu và các tài sản khác có giá trị lớn, tham gia vào nhiều chu kì SXKD và giá trị của nó được chuyển dịch dần dần, từng phần vào giá trị sản phẩm, dịch vụ được sản xuất ra trong các chu kì sản xuất.

TSCĐ là các tư liệu lao động chủ yếu như nhà xưởng, máy móc, thiết bị, dụng cụ quản lý. Đây là những TSCĐ có hình thái hiện vật cụ thể, đa dạng về kiểu dáng, phong phú về chủng loại người ta có thể định dạng, mô tả chúng theo các chỉ tiêu cụ thể như chất liệu, kích thước, màu sắc.

Ngoài ra, còn có những tài sản không có hình tháí hiện vật nhưng cũng tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh như quyền sử dụng đất, bằng phát minh sáng chế…

Tài sản cố định

Song không phải mọi tư liệu lao động đều là TSCĐ mà chỉ có những tài sản thoả mãn các điều kiện qui định của chuẩn mực kế toán và chế độ tài chính- kế toán của nhà nước qui định cụ thể phù hợp trong từng thời kỳ.

Theo chuẩn mực kế toán Việt nam (số 03 – TSCĐ hữu hình) quy định

TSCĐ hữu hình là những tài sản có hình thái vật chất cụ thể do doanh nghiệp nắm giữ để sử dụng cho hoạt động sản xuất kinh doanh phù hợp với tiêu chuẩn ghi nhận tài sản cố định.

Tái sản cố định hữu hình tham gia toàn bộ vào nhiều chu kỳ kinh doanh vẫn giữ nguyên hình thái vật chất ban đầu cho đến khi hư hỏng hoàn toàn; về giá trị bị giảm dần và được dịch chuyển dần vào giá trị sản phẩm mới mà TSCĐ đó tham gia sản xuất.

Các tài sản được ghi nhận là TSCĐ hữu hình phải thoả mãn đồng thời tất cả 4 tiêu chuẩn ghi nhận sau:

a/ Chác chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương laitừ việc sử dụng tài sản đó.

b/ Nguyên giá TSCĐ phải được xác định một cách đáng tin cậy

c/ Thời gian sử dụng ước tính trên một năm.

d/ Có đủ tiêu chuẩn giá trị theo qui định hiện hành.

Tiêu chuẩn giá trị tài sản cố định luôn thay đổi tuỳ thuộc yêu cầu quản lý của mỗi quốc gia trong trong thời kỳ nhất định; tiêu chuẩn thời gian hầu nh không thay đổi.

Tài sản cố định ở Việt nam đẫ có rất nhiều lần thay đổi về giá trị.Quyết định (QĐ) 206-ngày 12 tháng 12 năm 2003.BTC qui địnhTSCĐ phải có 2 điều kiện:

-Giá trị từ 10.000.000 đồng Ngân hàng Việt nam trở lên.

-Thời gian từ một năm trở lên.

Ngoài các tư liệu lao động ở DN có các tài sản khác có hình thái hiện vật không là tư liệu lao động nhưng thoả mãn các điều kiện qui định của TSCĐ như các tài sản phục vụ cho an ninh, quốc phòng, bảo tàng, công trình giao thông..

Các tài sản không có hình thái hiện vật như chi phí sử dụng đất, bản quyền, bằng phát minh sáng chế…doanh nghiệp đầu tư mua sắm sử dụng lâu dài cho hoạt động kinh doanh gọi là tài sản cố định vô hình.

Theo chuẩn mực kế toán VN số 04 – TSCĐ vô hình đã quy định

TSCĐ vô hình là những tài sản không có hình thái vật chất nhưng xác định được giá trị và do doanh nghiệp nắm giữ, sử dụng trong sản xuất kinh doanh, cung cấp dịch vụ hoặc cho các đối tượng khác thuê phù hợp với tiêu chuẩn ghi nhận TSCĐ.

TSCĐ vô hình không có hình thái vật chất cụ thể mà chỉ thể hiện một lượng giá trị đã đầu tư. Do đó, TSCĐ vô hình rất khó nhận biết một cách riêng biệt nên khi xem xét một nguồn lực vô hình có thỏa mãn định nghĩa trên hay không thì phải xét đến các khía cạnh sau:

Tính có thể xác định được: Tức là TSCĐ vô hình phải có thể được xác định một cách riêng biệt để có thể đem cho thuê, đem bán một cách độc lập

Khả năng kiểm soát: Tức là doanh nghiệp phải có khả năng kiểm soát tài sản, kiểm soát lợi ích thu được, gánh chịu rủi ro liên quan đến tài sản và có khả năng ngăn chặn sự tiếp cận của các đối tượng khác đối với tài sản

Lợi ích kinh tế tương lai: doanh nghiệp có thể thu được các lợi ích kinh tế tương lai từ TSCĐ vô hình dưới nhiều hình thức khác nhau.

Tiêu chuẩn giá trị và thời gian sử dụng của TSCĐ vô hình cũng được qui định tương tự như TSCĐ hữu hình.

Để nâng cao hiệu quả kinh doanh các DN luôn chú trọng sử dụng hợp lý nhất các cơ sở vật chất kỹ thuật hiện tại và không ngừng cải tiến, đổi mới công nghệ, thiết bị và vật liệu trong sản xuất kinh doanh bằng các dự án đầu tư xây dung cơ bản. .

Đầu tư xây dung cơ bản là việc đầu tư nhằm tạo ra TSCĐ của DN đòi hỏi DN phải sử dụng một khoản vốn lớn để thực hiện đầu tư thông qua việc xây dựng, mua sắm

Ngoài ra, doanh nghiệp còn có các hoạt động đầu tư khácnhư góp vốn liên doanh liên kết, đầu tư chứng khoán, đầu tư kinh doanh bất động sản. .

Đâu tư liên doanh là việc DN góp tiền vố, tài sản của mình vào đơn vị kinh doanh khác (ở ngoài DN) nhầm thu lợi nhuận từ hoạt đó.

Liên doanh là thoả thuận bằng hợp đồng của hai hoặc nhiều bên để cùng thực hiện hoạt động kinh tế, mà hoạt động này được đồng kiểm soát bởi các bêngóp vốn liên doanh vốn góp chiếm 50% trong tổng số vốn của chủ sở hữu)

Đầu tư liên kết là việc DN đầu tư vốn vào công ty khác dưới hình thức liên kết kinh doanh.

Công ty liên kết là Công ty trong đó nhà đầu tư có ảnh hưởng đáng kể nhưng không phải là công ty con hoăc công ty liên doanh của nhà đầu tư (vốn góp của đầu tư trong công ty liên kết chiếm từ 20%-> dưới 50%)

Ảnh hưởng đáng kể là quyền tham gia của nhà đầu tư vào việc đưa ra các quyết định về chính sách tài chínhvà hoạt động của bên nhận đầu tư nhưng không kiểm soát các chính sách đó.

Đầu tư dài hạn khác là khoản đầu tư ra bên ngoài DNbaogồm:các khoản đầu tư vốn vào đơn vị khác mà doanh nghiệp nắm giữ ít hơn 20% quyền biểu quyết như:đầu tư trái phiếu, cho vay vốn, các khoản đầu tư khác..mà thời hạn nắm giữ, thu hồihoặc thanh toán trên một năm.

Bất động sản gồm: quyền sử dụng đất, nhà, hoặc một phần của nhà hoặc cả nhà và đất, cơ sở hạ tầng do người chủ sở hữu hoặc người đi thuê tài sản theo hợp đồng thuê tài chính nắm giữ nhằm mục đích thu lợi từ việc cho thuê hoặc chờ tăng giá mà không phải để sử dụngtrong sx, cung cấp hàng hoá, dịch vụ.quản lý…hoặc bán trong kỳ hoạt động kinh doanh thông thường.

Tài sản cố định trong doanh nghiệp có công dụng khác nhau trong hoạt động kinh doanh, để quản lý tốt cần phải phân loại tài sản cố định.

Phân loại TSCĐ là việc sắp xếp các TSCĐ trong doanh nghiệp thành các loại, các nhóm TSCĐ có cùng tính chất, đặc điểm theo những tiêu thức nhất định.

Trong DN thường phân loại TSCĐ theo một số tiêu thức sau:

Phân loại TSCĐ theo hình thái biểu hiện

Theo cách phân loại này căn cứ vào hình thái biểu hiện của TSCĐ chia ra tài sản cố định hữu hình và tài sản cố định vô hình.

TSCĐ hữu hình là những tài sản có hình thái vật chất cụ thể do doanh nghiệp nắm giữ, sử dụng trong sản xuất kinh doanh phù hợp với tiêu chuẩn ghi nhận TSCĐ. Loại này có thể phân chia theo nhóm căn cứ vào đặc trưng kỹ thuật của chúng gồm:

– Nhà cửa, vật kiến trúc: gồm nhà làm việc, nhà xưởng, nhà ở, nhà kho, cửa hàng, chuồng trại, sân phơi, giếng khoan, bể chứa, cầu đường..

– Máy móc thiết bị: gồm máy móc thiết bị động lực, máy móc thiết bị công tác, máy móc thiết bị khác dùng trong SXKD.

– Phương tiện vận tải, truyền dẫn: ô tô, máy kéo, tàu thuyền, ca nô dùng trong vận chuyển, hệ thống đường ống dẫn nước, hệ thống dẫn hơi, hệ thống dẫn khí nén, hệ thống dây dẫn điện, hệ thống truyền thanh…

– Thiết bị, dụng cụ quản lý: gồm các thiết bị sử dụng trong quản lý kinh doanh, quản lý hành chính, dụng cụ đo lường, thí nghiệm.

– Cây lâu năm, súc vật làm việc và cho sản phẩm: trong các doanh nghiệp nông nghiệp.

– TSCĐ hữu hình khác: bao gồm các TSCĐ chưa được xếp vào các nhóm TSCĐ trên.

TSCĐ vô hình là những TCSĐ không có hình thái vật chất cụ thể do doanh nghiệp nắm giữ sử dụng cho sản xuất kinh doanhphù hợp với tiêu chuẩn ghi nhận TSCĐ. Bao gồm một số loại sau:

– Quyền sử dụng đất: là toàn bộ chi phí thực tế đã chi ra có liên quan trực tới sử dụng đất.Tiền chi ra để có quyền sử dụng đất, chi phí đền bù, san lấp, giảI phóng mặt bằng…

– Nhãn hiệu hàng hoá: chi phí mà doanh nghiệp bỏ ra để có được quyền sử dụng một loại nhãn hiệu, thương hiệu hàng hoá nào đó.

– Bản quyền, bằng sáng chế: giá trị bằng phát minh, sáng chế là các chi phí doanh nghiệp phải trả cho các công trình nghiên cứu, sản xuất thử được Nhà nước cấp bằng

– Phần mềm máyvi tính: Giá trị của phần mềm máy vi tính do doanh nghiệp bỏ tiền ra mua hoặc tự xây dựng, thiết kế.

– Giấy phép và giấy phép nhượng quyền: Chi phí mà doanh nghiệp bỏ ra để có được các loại giấy phép, giấy phép nhượng quyền để doanh nghiệp có thể thực hiện các nghiệp vụ nhất định

– Quyền phát hành: Chi phí mà doanh nghiệp bỏ ra để có được quyền phát hành các loại sách, báo, tạp chí, ấn phẩm văn hoá, nghệ thuật khác.

Cách phân loại TSCĐ này giúp cho doanh nghiệp có biện pháp quản lý phù hợp, tổ chức hạch toán chi tiết hợp lý và lựa chọn phương pháp, cách thức khấu hao thích hợp đặc điểm kĩ thuật của từng nhóm TSCĐ

Phần mềm kế toán MISA SME – 27 năm số 1 Việt Nam

Phân loại tài sản cố định theo quyền sở hữu

Căn cứ quyền sở hữu TSCĐ của doanh nghiệp chia thành hai loại TSCĐ tự có  và TSCĐ thuê ngoài.

TSCĐ tự có là các TSCĐ được xây dung, mua sắm và hình thành từ nguồn vốn ngân sách cấp, cấp trên cấp, nguồn vốn vay, nguồn vốn liên doanh, các quỹ của doanh nghiệpvà các TSCĐ được biếu tặng. Đây là những TSCĐ thuộc sở hữu của doanh nghiệp

TSCĐ thuê ngoài là những TSCĐ đi thuê để sử dụng trong thời gian nhất định theo hợp đồng thuê tài sản.

Thuê tài sản là sự thoả thuận giữa bên cho thuê và bên thuê về việc chuyển quyền sử dụng tài sản cho bên thuê trong khoảng thời gian nhất định để được nhận tiền cho thuê một lần hoặc nhiều lần. Tuỳ theo hợp đồng thuê mà TSCĐ chia thành TSCĐ thuê tài chính và TSCĐ thuê hoạt động.

Thuê tài chính là thuê tài sản mà bên cho thuê có sự chuyển giao phần lớn rủi rovà lợi ích gắn liền với quyền sở hữu tài sản cho bên cho thuê. Quyền sở hữu tài sản có thể chuyển giao vào cuối thời hạn thuê.

TSCĐ thuê tài chính doanh nghiệp có quyền kiểm soát và sử dụng lâu dài theo các điều khoản của hợp đồng thuê.Một hợp đồng thuê tài chính phảI thoả mãn một trong năm điều kiện sau

a/ Bên cho thuê chuyển giao quyền sở hữu tài sản cho bên thuê khi hết hạn thuê ( tức mua lại tài sản )

b/ Tại thời điểm  khởi đầu thuê tài sản, bên thuê có quyền lựa chọn mua lại tài sản thuê với mức giá ước tính thấp hơn giá trị hợp lý vào cuối thời hạn thuê.

c/ Thời hạn thuê tài sản chiếm phần lớn thời gian sử dụng kinh tế của tài sản cho dù không có sự chuyển giao quyền sở hữu.

d/ Tại thời điểm khởi đầu thuê tài sản ,giá trị hiện tại của các khoản thanh toán tiền thuê tối thiểu chiếm phần lớn giá trị hợp lý của tài sản thuê.

đ/ Tài sản thuê thuộc loại chuyên dùng mà chỉ có bên thuê mới có khả năng sử dụng không cần có sự thay đổi sửa chữa nào.

Phần mềm kế toán MISA SME – 27 năm số 1 Việt Nam

Tài sản cố định thuê hoạt động: là TSCĐ không thoả mãn bất cứ điều kiện nào của hợp đồng thuê tài chính.Bên thuê chỉ được quản lý và sử dụng tài sản trong thời hạn quy định trong hợp đồng và phải hoàn trả khi hết hạn thuê.

Ngoài ra, doanh nghiệp còn có thể phân loại TSCĐ theo nguồn vốn hình thành, phân loại theo nơi sử dụng.

Cách phân loại TSCĐ này giúp cho doanh nghiệp có biện pháp quản lý phù hợp, tổ chức hạch toán chi tiết hợp lý và lựa chọn phương pháp, cách thức khấu hao thích hợp đặc điểm kĩ thuật của từng nhóm TSCĐ.

Cách đánh giá tài sản cố định trong Doanh nghiệp

Đánh giá TSCĐ là việc xác định giá trị ghi sổ của TSCĐ tại từng thời điểm nhất định. TSCĐ được đánh giá lần đầu và có thể được đánh giá lại trong quá trình sử dụng.

Do yêu cầu hạch toán TSCĐ phải phù hợp với đặc điểm của TSCĐ nên chúng được đánh giá theo ba chỉ tiêu: nguyên giá, giá trị hao mòn và giá trị còn lại.

Nguyên giá TSCĐ hữu hình

Nguyên giá: Là toàn bộ các chi phí thực tế mà DN phải bỏ ra để có được TSCĐ hữu hình tính đến thời điểm đưa tài sản đó vào trạng thái sẵn sàng sử dụng.

Xác định nguyên giá TSCĐ hữu hình trong từng trường hợp:

  • TSCĐ hữu hình mua sắm

Nguyên giá TSCĐ hữu hình mua sắm bao gồm giá mua (trừ các khoản được chiết khấu thương mại hoặc giảm giá), các khoản thuế (không bao gồm các khoản thuế được hoàn lại) và các chi phí liên quan trực tiếp đến việc đưa tài sản vào trạng thái sẵn sàng sử dụng như:

Chi phí chuẩn bị mặt bằng, chi phí vận chuyển, bốc dỡ, chi phí lắp đặt, chạy thử và các chi phí liên quan trực tiếp khác.

Trường hợp TSCĐ hữu hình mua sắm được thanh toán theo phương thức trả chậm, nguyên giá TSCĐ đó được phản ánh theo giá mua trả ngay tại thời điểm mua. Khoản chênh lệch giữa tổng số tiền phải thanh toán và giá mua trả ngay được hạch toán vào chi phí theo kỳ hạn thanh toán.

Trường hợp mua TSCĐ hữu hình là nhà cửa, vật kiến trúc gắn liền với quyền sử dụng đất thì giá trị quyền sử dụng đất phải được xác định riêng biệt và ghi nhận là TSCĐ vô hình.

  • TSCĐ hữu hình tự xây hoặc tự chế

Nguyên giá TSCĐ hữu hình tự xây dựng hoặc tự chế là giá thành thực tế của công trình xây dựng cộng chi phí lắp đặt, chạy thử và thuế trước bạ (nếu có). Khi tính nguyên giá, cần loại trừ các khoản lãi nội bộ, các khoản chi phí không hợp lý, các chi phí vượt quá mức bình thường trong quá trình tự xây hoặc tự chế.

Đối với TSCĐ hữu hình hình thành do đầu tư xây dựng theo phương thức giao thầu, nguyên giá là giá quyết toán công trình đầu tư xây dựng, các chi phí liên quan trực tiếp khác và lệ phí trước bạ (nếu có).

  • TSCĐ hữu hình thuê tài chính

Trường hợp đi thuê TSCĐ hữu hình theo hình thức thuê tài chính, nguyên giá TSCĐ được xác định theo quy định của chuẩn mực kế toán “Thuê tài sản”.

  • TSCĐ hữu hình mua dưới hình thức trao đổi

Nguyên giá TSCĐ hữu hình mua dưới hình thức trao đổi với một TSCĐ hữu hình tương tự (tài sản tương tự là tài sản có công dụng tương tự, trong cùng lĩnh vực kinh doanh và có giá trị tương đương). Nguyên giá TSCĐ nhận về được tính bằng giá trị còn lại của TSCĐ đem trao đổi.

  • Nguyên giá TSCĐ hữu hình mua dưới hình thức trao đổi với TSCĐ hữu hình

Không tương tự được xác định theo giá trị hợp lý của TSCĐ hữu hình nhận về hoặc giá trị hợp lý của tài sản đem trao đổi sau khi điều chỉnh các khoản tiền hoặc tương đương tiền trả thêm hoặc thu về. Trong cả hai trường hợp không có bất kỳ khoản lãi hay lỗ nào được ghi nhận trong quá trình trao đổi.

  • TSCĐ hữu hình tăng từ các nguồn khác

Nguyên giá TSCĐ hữu hình được tài trợ, biếu tặng được ghi nhận theo giá trị hợp lý ban đầu. Trường hợp không ghi nhận theo giá trị hợp lý ban đầu thì doanh nghiệp ghi nhận theo giá trị danh nghĩa cộng các chi phí liên quan trực tiếp đến việc đưa tài sản vào trạng thái sẵn sàng sử dụng.

Khấu hao TSCĐ hữu hình

Khấu hao: Là sự phân bổ một cách có hệ thống giá trị phải khấu hao của TSCĐ hữu hình trong suốt thời gian sử dụng hữu ích của tài sản đó.

Trong quá trình đầu tư và sử dụng, dưới tác động của môi trường tự nhiên và điều kiện làm việc cũng như tiến bộ kỹ thuật, TSCĐ bị hao mòn. Hao mòn này được thể hiện dưới hai dạng:

Hao mòn hữu hình: là sự hao mòn vật lý trong quá trình sử dụng do bị cọ xát, bị ăn mòn, bị hư hỏng từng bộ phận hay do tự nhiên tác động đến như độ ẩm, khí hậu,… làm tăng sự hao mòn hữu hình của TSCĐ.

Hao mòn vô hình: là sự giảm giá trị của TSCĐ do tiến bộ khoa học kỹ thuật đã sản xuất ra những TSCĐ cùng loại có nhiều tính năng với năng suất cao hơn và chi phí ít hơn. Hao mòn vô hình không chỉ diễn ra đối với các TSCĐ có hình thái vật chất mà ngay cả đối với các TSCĐ không có hình thái vật chất.

Để thu hồi lại giá trị hao mòn của TSCĐ, người ta tiến hành trích khấu hao bằng cách chuyển phần giá trị hao mòn này vào giá trị sản phẩm làm ra. Như vậy, hao mòn là một hiện tượng khách quan làm giảm giá trị và giá trị sử dụng của TSCĐ còn khấu hao là biện pháp chủ quan trong quản lý nhằm thu hồi lại giá trị đã hao mòn của TSCĐ.

Các phương pháp khấu hao TSCĐ hữu hình chủ yếu:

  • Phương pháp khấu hao bình quân

Đây là phương pháp khấu hao đơn giản nhất, được sử dụng khá phổ biến để tiến hành khấu hao TSCĐ. Theo phương pháp này tỷ lệ khấu hao và mức khấu hao hàng năm được xác định theo mức không đổi trong suốt thời gian sử dụng TSCĐ. Mức khấu hao hàng năm và tỷ lệ khấu hao hàng năm được xác định theo công thức sau:

Mức khấu hao cơ bản năm = Giá trị phải khấu hao * Tỷ lệ khấu hao

Trong đó: Giá trị phải khấu hao = Nguyên giá TSCĐ – Giá trị thanh lý thu hồi ước tính

Do khấu hao TSCĐ được tính theo nguyên tắc tròn tháng nên để đơn giản cho việc tính toán, quy định những TSCĐ tăng hoặc giảm trong tháng này thì tháng sau mới tính (hoặc thôi tính) khấu hao.

Vì thế số khấu hao giữa các tháng chỉ khác nhau khi có biến động (tăng, giảm) về TSCĐ. Vì vậy, hàng tháng kế toán tiến hành trích khấu hao theo công thức sau:

Phương pháp này có ưu điểm là số tiền khấu hao được phân bổ đều vào giá thành sản phẩm hàng năm trong suốt quá trình sử dụng của TSCĐ.

Nhược điểm của phương pháp này là thu hồi vốn chậm; việc đầu tư, đổi mới kỹ thuật TSCĐ không kịp thời, rất dễ bị tổn thất do hao mòn vô hình.

Phương pháp khấu hao nhanh: Trong thực tế, nhiều loại TSCĐ phát huy hiệu quả và năng lực SX cao nhất trong giai đoạn đầu khi còn mới và giảm dần năng lực SX trong giai đoạn sau. Phù hợp với thực trạng này, mức tính khấu hao trong giai đoạn đầu khi TSCĐ còn mới sẽ cao hơn.

Khi TSCĐ cũ đi thì mức trích khấu hao sẽ giảm dần. Phương pháp này chỉ vận dụng trong trường hợp chi phí sản xuất chịu được tỷ trọng khấu hao cao và vẫn đảm bảo lợi nhuận cho doanh nghiệp.

Các phương pháp khấu hao nhanh gồm:

* Phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần: Thực chất của phương pháp này là số tiền khấu hao hàng năm được tính bằng cách lấy giá trị còn lại của TSCĐ theo thời hạn sử dụng nhân với tỷ lệ khấu hao không đổi. Như vậy mức khấu hao và tỷ lệ khấu hao theo thời hạn sử dụng TSCĐ sẽ giảm dần.

Mức KH cơ bản năm = Giá trị còn lại của TSCĐ * Tỷ lệ % KH cố định

* Phương pháp khấu hao theo tổng số các năm sử dụng

Để áp dụng phương pháp này ta phải xác định được tỷ lệ khấu hao theo từng năm và mức khấu hao năm đó.

Mức KH cơ bản năm = (Nguyên giá TSCĐ – GT thanh lý thu hồi ước tính) x Tỷ lệ % KH giảm dần

Phương pháp này có ưu điểm hơn phương pháp số dư giảm dần ở số khấu hao luỹ kế đến năm cuối sẽ đảm bảo bù đắp đủ giá trị ban đầu của TSCĐ.

Phương pháp khấu hao theo sản lượng: Với phương pháp này doanh nghiệp dựa vào công thức thiết kế TSCĐ để tính ra mức khấu hao cho một đơn vị sản phẩm và sản lượng thực tế của kỳ đó.

Phương pháp này vận dụng thích hợp đối với những đơn vị sử dụng máy thi công trong xây dựng cơ bản hay cho những đơn vị vận tải.

Nhiệm vụ của kế toán tài sản cố định

Yêu cầu chung quản lý tài sản cố đinh ở các doanh nghiệp cần phản ánh kịp thời số hiện có, tình hình biến động của từng thứ loại, nhóm TSCĐ trong toàn doanh nghiệp cũng như trong từng đơn vị sử dụng; đảm bảo an toàn về hiện vật, khai thác sử dụng đảm baỏ khai thác hết công suất có hiệu quả.

Quản lý TSCĐ phải theo những nguyên tắc nhất định. Theo QĐ 206-BTC qui định một số nguyên tắc cơ bản sau:

  • Phải lập bộ hồ sơ cho mọi TSCĐ có trong doanh nghiệp Hồ sơ bao gồm: biên bản giao nhận tài sản cố định, hợp đồng, hoá đơn mua TSCĐ và các chứng từ có liên quan khác.
  • Tổ chức phân loại, thống kê, đánh số, lập thẻ riêng và theo dõi chi tiết theo từng đối tượng ghi TSCĐ trong sổ theo dõi TSCĐ ở phòng kế toán và đơn vị sử dụng.
  • TSCĐ phải được quản lý theo nguyên giá, số khấu hao luỹ kế và giá trị còn lại trên sổ kế toán.
  • Định kỳ vào cuối mỗi năm tài chính doanh nghiệp phải tiến hành kiểm kê TSCĐ. Mọi trường hợp thiếu, thừa TSCĐ đều phải lập biên bản, tìm nguyên nhân và có biện pháp xử lý.

Để đáp ứng yêu cầu quản lý TSCĐ trong doanh nghiệp kế toán là một công cụ quản lý kinh tế có hiệu quả cần thực hiện các nhiệm vụ :

Tổ chức ghi chép, phản ánh ,tổng hợp số liệu chính xác,đầy đủ, kịp thời về số lượng, hiện trạng và giá trị TSCĐ hiện có, tình hình tăng, giảm và di chuyển TSCĐ trong nội bộ doanh nghiệp nhằm giám sát chặt chẽ việc mua sắm, đầu tư, bảo quản và sử dụng TSCĐ.

Phản ánh kịp thời giá trị hao mòn cuả TSCĐ trong quá trình sử dụng, tính toán phản ánh chính xác số khấu hao vào chi phí kinh doanh trong kỳ của đơn vị có liên quan.

Tham gia lập kế hoạch sữa chữa và dự toán chi phí sữa chữa TSCĐ

Tham gia các công tác kiểm kê, kiểm tra định kỳ hay bất thường, đánh giá lại TSCĐ trong trường hợp cần thiết.Tổ chức phân tích tình hình bảo quản và sử dụng TSCĐ ở doanh nghiệp.

Mức thu nhập trung bình hiện nay của kế toán tài sản cố định

Thực chất thù lao trả lương cho người lao động luôn xứng đáng, phù hợp, biến động với những trách nhiệm, công sức của người lao động đã bỏ ra trong rất nhiều ngành nghề.

Tùy thuộc vào kỹ năng và kinh nghiệm cũng như kiến thức làm việc mà mỗi người làm việc tại mỗi vị trí khác nhau tại doanh nghiệp hưởng những mức lương khác nhau.

Hiện nay thị trường lao động kế toán viên tại các doanh nghiệp tại thành phố Hồ Chí Minh tuyển dụng với đa dạng các vị trí như : kế toán lưu, kế toán giao dịch, kế toán thu – chi,… và được khẳng định là thu nhập của người lao động về ngành kế toán- tài chính đang là mức khá với những đòi hỏi cao về chế độ xã hội, mức lương thưởng….

Với những sinh viên kế toán mới tốt nghiệp ra trường 2019 chưa có kinh nghiệm làm việc, thì công việc , trách nhiệm ít hơn nên mức lương còn dao động từ 3.500.000 đồng đến 5.000.000 đồng, còn những người làm kế toán đã được 2 năm kinh nghiệm thì sẽ được hưởng với mức lương cao hơn, kéo theo trách nhiệm và công việc cũng nặng hơn , mức thu nhập rơi vào khoảng từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng.

Còn những nhân viên kế toán thực sự có kinh nghiệm nhiều năm làm việc trong ngành, lại có nhiều mối quan hệ, giao lưu cách sắp xếp và xử lý công việc mang tầm vĩ mô hơn là những người làm việc tại vị trí kế toán trưởng, kế toán chuyên sâu, nên mức lương sẽ cao hơn, hơn 10 triệu/ tháng.

Thông thường, kế toán làm việc tại những trung tâm kinh tế như Hà Nội hay TP Hồ Chí Minh sẽ có thu nhập cao hơn so với những người làm việc ở các khu vực khác. Ngoài ra, những nơi có mức sống cao cũng là cung cấp cơ hội việc làm cho kế toán với mức lương tốt, điển hình hiện nay là Thành phố Đà Nẵng.

Chính sách đãi ngộ của nơi làm việc cũng ảnh hưởng nhiều tới mức lương của kế toán. Thông thường, với những doanh nghiệp nước ngoài, mức lương sẽ nhỉnh hơn so với khi làm việc ở những doanh nghiệp trong nước. Đồng thời, ở những doanh nghiệp lớn, kế toán cũng được đãi ngộ tốt hơn những doanh nghiệp vừa và nhỏ, những doanh nghiệp start-up.

Tình hình tài chính của doanh nghiệp cũng tác động không nhỏ tới thu nhập của kế toán. Khi công ty đang trong tình trạng thua lỗ, hoạt động khó khăn thì ắt sẽ phải cắt giảm lương của nhân viên.

Ngược lại, nếu công ty đang phát triển tốt thì chính sách cũng sẽ “hào phóng” hơn đối với nhân viên kế toán

Phần mềm kế toán MISA SME.NET đáp ứng đầy đủ các nghiệp vụ tài chính kế toán, giúp kế toán tiết kiệm thời gian và công sức. Để tìm hiểu thêm về phần mềm kế toán MISA SME.NET mới nhất, kế toán vui lòng click xem tại đây

Đánh giá bài viết
[Tổng số: 0 Trung bình: 0]
Bài viết này hữu ích chứ?
Không