Kiến thức Tài chính kế toán Hướng dẫn hạch toán kế toán sửa chữa tài sản cố định

Hướng dẫn hạch toán kế toán sửa chữa tài sản cố định

8487

Kế toán sửa chữa tài sản cố định trong doanh nghiệp căn cứ vào quy mô, tính chất của công việc sửa chữa để phân thành: Sửa chữa thường xuyên TSCĐSửa chữa lớn TSCĐ

I. Khái niệm kế toán sửa chữa tài sản cố định

Tài sản cố định (TSCĐ) là những tư liệu lao động chủ yếu có thời gian sử dụng lâu dài, chúng chịu ảnh hưởng trực tiếp của những tác động cơ, lý, hoá học làm cho TSCĐ bị hao mòn, hư hỏng dần.

Để đảm bảo cho TSCĐ hoạt động được bình thường trong suốt thời gian sử dụng, doanh nghiệp phải tiến hành sửa chữa những bộ phận hao mòn, hư hỏng đó.

Tuy nhiên, trong hoạt động sửa chữa có phản ánh các chi phí phát sinh liên quan tới TSCĐ vì vậy hạch toán cần tuân theo các chuẩn mực chung:

Một là, các khoản chi phí phát sinh liên quan đến TSCĐ nếu chỉ được hạch toán vào TSCĐ nếu như chúng thực sự cải thiện tình trạng hiện hữu của TSCĐ đó, thêm vào trạng thái tiêu chuẩn ban đầu của TSCĐ đó như:

Thay đổi một bộ phận của tài sản làm cho thời gian hữu ích của chúng được tăng lên, bao gồm cả việc tăng công suất cuả chúng.

Cải tiến các bộ phận của máy móc, thiết bị làm tăng một cách đáng kể lượng sản phẩm sản xuất ra.

Việc áp dụng quy trình sản xuất mới làm giảm cơ bản các chi phí sản xuất.

Hai là, các chi phí sửa chữa bảo dưỡng TSCĐ, nhằm mục đích khôi phục hoặc bảo tồn khả năng, đem lại lợi ích kinh tế tài sản từ trạng thái tiêu chuẩn ban đầu cho nên chúng được hạch toán như một chi phí phát sinh.

Các doanh nghiệp căn cứ vào quy mô, tính chất của công việc sửa chữa để phân thành:

Sửa chữa thường xuyên TSCĐ là công việc sửa chữa mang tính thường xuyên chi phí sửa chữa nhỏ để giữ cho TSCĐ trạng thái bình thường. Do chi phí thường xuyên phát sinh đều đặn và giá trị nhỏ nên được hạch toán thẳng vào cho các đối tượng sử dụng TSCĐ đó.

Sửa chữa lớn TSCĐ: có giá trị tương đối lớn, việc sửa chữa tiến hành có định kỳ hàng năm hoặc vài ba năm một lần theo kế hoạch đã dự toán trong thời gian tiến hành sửa chữa lớn có khi phải ngừng hoạt động một thời gian.

Để theo dõi quá trình sửa chữa lớn TSCĐ, doanh nghiệp được mở TK 241(TK 2413) “xây dựng cơ bản dở dang” để hạch toán.Tuỳ theo quy mô, tín chất của công việc sửa chữa và tuỳ theo khả năng doanh nghiệp có thể tiến hành sửa chữa TSCĐ theo các phương thức tự làm hoặc thuê ngoài.

Khái niệm kế toán sửa chữa tài sản cố định

| Đọc thêm: Kế toán Khấu hao Tài sản cố định – Phương pháp tính khấu hao TSCĐ

II. Kế toán sửa chữa thường xuyên TSCĐ

Chi phí sửa chữa thường xuyên TSCĐ khi phát sinh thường được hạch toán thẳng vào chi phí sản xuất kinh doanh của bộ phận có tài sản sửa chữa.

Bài viết sẽ hướng dẫn các bạn đọc cách hạch toán Kế toán sửa chữa tài sản cố định do bộ phận có tài sản tự tiến hành sửa chữa, do bộ phận sản xuất phụ tiến hành sửa chữa, do bộ phận sản xuất phụ tiến hành sửa chữa, thuê ngoài sửa chữa theo Thông tư 200/2014/TT-BTC và Thông tư 133/2016/TT-BTC.

Căn cứ theo nguyên tắc kế toán, kết cấu và nội dung phản ánh của các tài khoản liên quan, theo Thông tư 200/2014/TT-BTC và Thông tư 133/2016/TT-BTC, MISA xin tổng hợp hướng dẫn kế toán một số nghiệp vụ chủ yếu Chi phí sửa chữa thường xuyên TSCĐ:

1. Nếu do bộ phận có tài sản tự tiến hành sửa chữa

Kế toán ghi:

  • Nợ TK 627, 641, 642( Nếu chí phí sửa chữa nhỏ)
  • Nợ TK 142 – Chi phí trả trước (Nếu chí phí sửa chữa cần phân bổ dần)
  • Có TK lq: 111, 152, 334…

Đồng thời xác định mức phân bổ tính vào chi phí SXKD từng kỳ,kế toán ghi:

  • Nợ TK 627, 641, 642
  • Có TK 142 – Chi phí trả trước

2. Nếu do bộ phận sản xuất phụ tiến hành sửa chữa

Mà không tập hợp riêng chi phí của bộ phận sản xuất phụ thì hạch toán như nghiệp vụ 1

3. Nếu do bộ phận sản xuất phụ tiến hành sửa chữa

Mà DN có tập hợp chi phí riêng cho từng bộ phận sản xuất phụ thì thực hiện tập hợp chi phí để tính giá thành công trình sửa chữa, sau đó phân bổ giá thành dịch vụ sửa chữa cho bộ phận sử dụng tài sản.

Khi chi phí sửa chữa thực tế phát sinh,kế toán ghi:

  • Nợ TK 621, 622, 627
  • Có TK lq: 111, 152, 153, 334…

Cuối kỳ kết chuyển chi phí của bộ phận sản xuất phụ,kế toán ghi:

  • Nợ TK 154 (Chi tiết PXSX phụ)
  • Có TK 621, 622, 627

Khi bàn giao TSCĐ sửa chữa hoàn thànhcho bộ phận sử dụng TSCĐ, căn cứ giá trị lao vụ sửa chữa hoàn thành do bộ phận sản xuất phụ cung cấp,kế toán ghi:

  • Nợ TK 627, 641, 642 (Nếu chí phí sửa chữa nhỏ)
  • Nợ TK 142(Nếu chí phí sửa chữa cần được phân bổ dần)
  • Có TK 154(Chi tiết PXSX phụ)

Đồng thời xác định mức phân bổ tính vào chi phí SXKD của bộ phận sử dụng TSCĐ từng kỳ,kế toán ghi:

  • Nợ TK 627, 641, 642
  • Có TK 142 – Chi phí trả trước

4. Nếu thuê ngoài sửa chữa thì số tiền phải trả cho đơn vị sửa chữa

Kế toán ghi:

  • Nợ TK 627, 641, 642, 142
  • Nợ TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ
  • Có TK 111, 331…

| Đọc thêm: Hạch toán Kế toán thuê/cho thuê Tài sản cố định

II. Kế toán sửa chữa lớn tài sản cố định

Đối với những tài sản bị hư hỏng nặng thì doanh nghiệp cần tiến hành sửa chữa lớn Tài sản cố định đó.

Sửa chữa lớn tài sản cố định là hoạt động mang tính chất khôi phục hoặc nâng cấp, cải tạo khi TSCĐ bị hư hỏng nặng hoặc theo yêu cầu kỹ thuật đảm bảo nâng cao năng lực sản xuất và hoạt động của TSCĐ. Thời gian tiến hành sửa chữa lớn thường dài, chi phí sửa chữa phát sinh nhiều, do vậy doanh nghiệp phải lập kế hoạch, dự toán theo từng công trình sửa chữa lớn.

1. Nếu Doanh nghiệp có kế hoạch

Nếu DN có kế hoạch sửa chữa lớn ngay từ đầu năm thì DN có thể trích trước chi phí sửa chữa lớn TSCĐ theo kế hoạch:

Kế toán sửa chữa lớn tài sản cố địnha. Hàng kỳ, trích trước chi phí sửa chữa lớn TSCĐ theo kế hoạch, kế toán ghi:

  • Nợ TK 627, 641, 642
  • Có TK 335- Chi phí phải trả

b. Chi phí sửa chữa lớn (SCL) thực tế phát sinh kế toán ghi:

  • Nợ TK 2413- Sửa chữa lớn TSCĐ
  • Có TK 111, 152, 153, 214, 334, 338…

c. Khi công trình sửa chữa lớn TSCĐ hoàn thành, kết chuyển chi phí sửa chữa lớn thực tế phát sinh, kế toán ghi:

  • Nợ TK 335- Chi phí phải trả
  • Có TK 2413 – Sửa chữa lớn TSCĐ

d. Kế toán tiến hành xử lý số chênh lệch giữa số chi phí sửa chữa lớn thực tế phát sinh so với số được trích trước theo kế hoạch (nếu có), kế toán ghi:

Nếu số thực tế phát sinh lớn hơn số trích trước thì sẽ trích bổ sung, ghi:

  • Nợ TK 627, 641, 642,…
  • Có TK 335 – Chi phí phải trả

Nếu số thực tế phát sinh nhỏ hơn số trích trước thì ghi giảm chi phí hoặc ghi tăng thu nhập khác, kế toán ghi:

  • Nợ TK 335 – Chi phí phải trả
  • Có TK 627, 641,…
  • Hoặc Có TK 711- Thu nhập khác

2. Nếu DN không có kế hoạch trích trước

Nếu DN không có kế hoạch trích trước thì DN sẽ phân bổ dần chi phí sửa chữa lớn vào các đối tượng có liên quan:

Nếu DN không có kế hoạch trích trước

a. Chi phí sửa chữa lớn thực tế phát sinh, kế toán ghi:

  • Nợ TK 2413 – Sửa chữa lớn TSCĐ
  • Có TK 111, 112, 331,…

b. Khi công trình SCL hoàn thành, kết chuyển chi phí sửa chữa lớn để phân bổ dần, kế toán ghi:

  • Nợ TK 142, 242
  • Có TK 2413- Sửa chữa lớn TSCĐ

c. Phân bổ chi phí từng kỳ vào các đối tượng sử dụng có liên quan, kế toán ghi:

  • Nợ TK 627, 641, 642
  • Có TK 142, 242

3. Sửa chữa lớn chỉ mang tính chất nâng cấp, cải tạo

Sửa chữa lớn mang tính chất nâng cấp, cải tạo làm tăng lợi ích kinh tế trong tương lai từ việc sử dụng tài sản đó:

Sửa chữa lớn chỉ mang tính chất nâng cấp, cải tạoa. Khi phát sinh chi phí SCL mang tính chất nâng cấp, cải tạo TSCĐ hữu hình sau ghi nhận ban đầu, kế toán ghi:

  • Nợ TK 241- XDCB dở dang
  • Có TK lq 111, 152, 331, 334…

b. Khi công việc SCL hoàn thành đưa TSCĐ vào sử dụng:

Những chi phí phát sinh không thoả mãn tiêu chuẩn ghi tăng nguyên giá TSCĐ hữu hình, kế toán ghi:

  • Nợ TK 627,641, 642 (Nếu chí phí sửa chữa nhỏ)
  • Nợ TK 142, 242 (Nếu chí phí sửa chữa lớn)
  • Có TK 241 – XDCB dở dang

Những chi phí phát sinh thoả mãn tiêu chuẩn ghi tăng nguyên giá TSCĐ hữu hình, kế toán ghi:

  • Nợ TK 211- TSCĐ hữu hình
  • Có TK 241 – XDCB dở dang

Để tìm hiểu thêm về phần mềm kế toán MISA SME.NET, anh chị tìm hiểu thêm TẠI ĐÂY

Đánh giá bài viết
[Tổng số: 1 Trung bình: 5]
Bài viết này hữu ích chứ?
Không