>>> Phần mềm kế toán trong lĩnh vực xây lắp và xây dựng công trình
>>> Quy trình làm sổ sách kế toán cho các doanh nghiệp xây lắp
>>> Lĩnh vực xây dựng, xây lắp công trình – Một số phương pháp giúp doanh nghiệp quản lý tốt hoạt động tài chính, kế toán
Kế toán chi phí sử dụng máy thi công
– Toàn bộ chi phí liên quan đến MTC, tập hợp trên các TK 621, 622, 627, cuối kỳ kết chuyển về TK 154 tính giá thành của MTC.
Nợ TK 154 (mở chi tiết cho MTC)
Có TK 621 – CPNL, VL trực tiếp
Có TK 622 – CPNCTT
Có TK 627 – CPSXC
– Trường hợp DN thực hiện theo phương thức cung cấp lao vụ máy lẫn nhau giữa các bộ phận. Căn cứ vào giá thành thực tế phân bổ cho các đối tượng xây lắp.
Nợ tK 623 – chi phí sử dụng máy thi công
Có TK 154 – chi phí SXKD dở dang
– Trường hợp DN thực hiện theo phương thức bán lao vụ máy lẫn nhau giữa các bộ phận trong nội bộ DN, căn cứ vào giá bán nội bộ phân bổ cho các đối tượng xây dựng, lắp đặt.
Nợ TK 632 – giá vốn hàng bán
Có TK 154 (mở chi tiết cho MTC)
+ Giá bán nội bộ của MTC cho các công trình, HMCT.
Nợ TK 623 – chi phí sử dụng máy thi công (chi tiết cho từng đối tượng)
Nợ TK 133 – thuế GTGT được khấu trừ
Có TK 512 – Doanh thu tiêu thụ nội bộ
Có TK 3331 – thuế GTGT phải nộp tính theo giá bán nội bộ
2. Trường hợp không tổ chức đội máy thi công riêng biệt hoặc có tổ chức đội máy thi công riêng nhưng không tập hợp chi phí riêng cho đội máy thi công.
– Tiền lương và các khoản phụ cấp phải trả cho nhân viên điều khiển MTC
Nợ TK 623 – chi phí sử dụng máy thi công (chi tiết cho từng đối tượng)
Có TK 334 – phải trả người lao động
– XK vật liệu, hoặc mua nguyên liệu,nhiên liệu,vật liệu phụ dùng cho MTC. CCDC sử dùng cho đội xe, MTC
Nợ TK 623 – chi phí sử dụng máy thi công (chi tiết cho từng đối tượng)
Nợ 133 Nếu được khấu trừ
Có TK 152,111,112,331
– Trường hợp mua VL, CCDC sử dụng ngay cho đội xe, MTC (không nhập kho)
Nợ TK 623 – chi phí sử dụng máy thi công (giá chưa thuế)
Nợ TK 133 – thuế GTGT được khấu trừ
Có TK 111, 112, 331, 141…
– Chi phí công cụ dụng cụ dùng cho xe, MTC:
Nợ TK 623
Có TK 153 Loại phận bổ 1 lần
Có TK 142 Loại phân bổ dần
– Chi phí dịch vụ thuê ngoài phục vụ cho MTC (chi phí sửa chữa máy thi công thuê ngoài, điện, nước,tiền thuê TSCĐ…)
Nợ TK 623 chi phí sử dụng máy thi công (chi tiết cho từng đối tượng)
Nợ TK 133 – thuế GTGT được khấu trừ (nếu DN tính VAT khấu trừ)
Có TK 111, 112, 331…
– Chi phí khác bằng tiền khác phát sinh
Nợ TK 623 chi phí sử dụng máy thi công (chi tiết cho từng đối tượng)
Nợ TK 133 – thuế GTGT được khấu trừ (nếu DN tính VAT khấu trừ)
Có TK 111, 112, 331…
– Phân bổ hoặc trích trước các chi phí liên quan đến MTC
Nợ TK 623 chi phí sử dụng máy thi công (chi tiết cho từng đối tượng)
Có TK 142, 242 – mức phân bổ trong kỳ.
Có TK 335 – chi phí phải trả
– Cuối kỳ căn cứ vào bảng phân bổ CPSDMTC cho từng công trình, HMCT.
Nợ TK 154 (chi tiết cho từng đối tượng)
Nợ TK 632 – giá vốn hàng bán (phần chi phí SDMTC vượt mức)
Có TK 623 chi phí sử dụng máy thi công (chi tiết cho từng đối tượng)
Kế toán chi phí nhân công trực tiếp
Bên Nợ: Chi phí nhân công trực tiếp tham gia vào quá trình xây dựng bao gồm tiền lương lao động (ở hoạt động xây lắp bao gồm các khoản trích tiền lương về BHXH, BHYT, KPCĐ)
Bên Có: Kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp vào bên nợ TK 154 “Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang”
TK 622 không có số dư cuối kỳ
Về phương pháp hạch toán:
– Căn cứ vào bảng tính lương, tiền công phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất xây lắp, ghi:
TK 622 “Chi phí nhân công trực tiếp”
Có TK 334 “Phải trả công nhân viên”
Có TK 331 “Phải trả người bán”
– Cuối kỳ kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp, ghi:
Nợ TK 154 “Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang”
Có TK 622 “Chi phí nhân công trực tiếp”
Giá thành sản phẩm xây lắp
– Được áp dụng trong trường hợp ĐTHTCP cũng là ĐTTZ: SP (CT, HMCT…)
– Khi SP hoàn thành, tổng chi phí theo đối tượng hạch toán cũng là Z đơn vị SP
* Phương pháp tổng cộng chi phí
– Được áp dụng trong trường hợp ĐTHTCP là bộ phận SP nhưng ĐTTZ là SP hoàn thành
– Để tính Z đơn vị SP hoàn thành, phải tổng cộng chi phí của các bộ phận SP lại
– Được áp dụng trong trường hợp ĐTHTCP là nhóm sản phẩm, nhóm các HMCT, nhưng ĐTTZ là từng công trình, từng HMCT hoàn thành
– Căn cứ vào tổng chi phí SX phát sinh, hệ số kinh tế kỹ thuật quy định cho từng sản phẩm trong nhóm để xác định Z đơn vị
– Được áp dụng trong trường hợp giống như phương pháp hệ số nhưng chưa biết được hệ số kinh tế kỹ thuật quy định cho từng sản phẩm trong nhóm
– Căn cứ vào tổng CPSX thực tế và tổng giá trị dự toán xây lắp trước thuế (hay Z kế hoạch của các HMCT) để xác định Z SX thực tế của từng HMCT (thông qua việc xác định tỷ lệ tính Z)
Tỷ lệ tính Z = (Tổng CPSX thực tế/ Tổng CPSX kế hoạch các HMCT) x 100%
ZSX thực tế HMCT = CPSX kế hoạch HMCT tương ứng x Tỷ lệ tính Z (giá trị dự toán tương ứng)
Phần mềm kế toán MISA SME.NET đáp ứng đầy đủ yêu cầu của kế toán chi phí, doanh thu trong các doanh nghiệp xây lắp như:
– Tính giá thành cho từng Công trình/Hợp đồng/Dự án
– Quản lý doanh thu, chi phí và lãi lỗ của từng dịch vụ/công trình/hợp đồng/dự án
Để tìm hiểu thêm về phần mềm kế toán MISA SME.NET mới nhất, kế toán vui lòng click xem TẠI ĐÂY