Kế toán tổng hợp chi phí sản xuất kinh doanh theo yếu tố bao gồm những nội dung gì? Và làm như thế nào để việc tổng hợp chi phí sản xuất kinh doanh mang lại hiệu quả hãy cùng đọc và tìm hiểu nội dung của bài viết này nhé!
1. Kế toán tổng hợp chi phí sản xuất kinh doanh theo yếu tố là gì?
Kế toán tổng hợp chi phí sản xuất kinh doanh theo yếu tố là quá trình ghi nhận, phân loại và tổng hợp các khoản chi phí phát sinh trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, dựa trên từng yếu tố cụ thể như nguyên vật liệu, nhân công, khấu hao tài sản cố định, dịch vụ mua ngoài và các chi phí khác. Phương pháp này giúp doanh nghiệp hiểu rõ cơ cấu chi phí, từ đó hỗ trợ quản lý và tối ưu hóa hiệu quả sản xuất.
2. Phân loại chi phí sản xuất yếu tố
Theo quy định hiện hành tại Việt Nam, toàn bộ chi phí sản xuất kinh doanh được phân chia thành 6 yếu tố chính như sau:
- Yếu tố nguyên liệu, vật liệu: Phản ánh toàn bộ giá trị nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ, phụ tùng thay thế, công cụ dụng cụ… được sử dụng trong sản xuất kinh doanh. Không bao gồm giá trị nguyên vật liệu không sử dụng hết nhập lại kho và phế liệu thu hồi.
- Yếu tố nhiên liệu, động lực: Ghi nhận chi phí nhiên liệu, động lực sử dụng trong quá trình sản xuất kinh doanh, trừ lượng nhiên liệu nhập lại kho hoặc phế liệu thu hồi không sử dụng hết.
- Yếu tố tiền lương và phụ cấp lương: Phản ánh tổng tiền lương và các khoản phụ cấp mang tính chất lương phải trả cho người lao động trong kỳ.
- Yếu tố bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế (BHYT), kinh phí công đoàn (KPCĐ): Ghi nhận các khoản trích bảo hiểm và kinh phí công đoàn theo tỷ lệ quy định trên tổng số tiền lương và phụ cấp lương phải trả.
- Yếu tố khấu hao tài sản cố định (TSCĐ): Ghi nhận toàn bộ chi phí khấu hao tài sản cố định được trích trong kỳ, áp dụng cho tất cả tài sản cố định tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh.
- Yếu tố chi phí dịch vụ mua ngoài: Ghi nhận toàn bộ chi phí dịch vụ được mua từ bên ngoài để phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh.
- Yếu tố chi phí khác bằng tiền: Phản ánh các chi phí phát sinh bằng tiền trong kỳ nhưng không thuộc các yếu tố trên, liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh.
3. Nguyên tắc chung của các yếu tố chi phí được tổng hợp
Nguyên tắc chung trong việc tổng hợp chi phí sản xuất kinh doanh theo yếu tố dựa trên cơ sở xác định số phát sinh bên Có của các tài khoản phản ánh yếu tố chi phí, đồng thời đối ứng với bên Nợ của các tài khoản dùng để tập hợp chi phí sản xuất kinh doanh. Quá trình này được thực hiện dựa trên dữ liệu được ghi chép trong sổ kế toán và các tài liệu liên quan đến chi phí phát sinh trong kỳ.
Yếu tố 1: Yếu tố chi phí nguyên liệu và vật liệu (Cvl)
– Căn cứ vào số phát sinh bên Có của các TK152, TK153 đối ứng ghi Nợ các TK tập hợp chi phí sản xuất kinh doanh: TK 142, 154, 242, 2413, 335, 621, 622, 627, 631, 641, 642. (Vx)
– Căn cứ vào các chứng từ và sổ kế toán liên quan (sổ kế toán liên quan TK 111,331…) xác định phần nguyên vật liệu mua ngoài dùng ngay vào SXKD không qua nhập, xuất kho (Vm)
– Căn cứ chứng từ, tài liệu phản ảnh vật liệu không dùng hết tại các bộ phận, phế liệu thu hồi, tổng hợp trị giá vật liệu không dùng hết và giá trị phế liệu. (Vt)
Kế toán xác định yếu tố chi phí nguyên vật liệu theo công thức sau:
Cvl = Vx + Vm – Vt
Yếu tố 2: Yếu tố chi phí tiền lương và phụ cấp
– Căn cứ số phát sinh bên Có TK 334 đối ứng ghi Nợ các TK tập hợp chi phí SXKD
( Đã kể trên ) để tính toán tổng hợp.
Yếu tố 3: Yếu tố chi phí BHXH, BHYT, KPCĐ
– Căn cứ số phát sinh bên Có của các TK 3382,3383,3384 đối ứng ghi Nợ các TK tập hợp chi phí SXKD ( Đã kể trên ) để tính toán tổng hợp.
Yếu tố 4: Yếu tố chi phí khấu hao TSCĐ
– Căn cứ số phát sinh bên Có TK 214 đối ứng ghi Nợ các TK tập hợp chi phí SXKD ( Đã kể trên ) để tính toán tổng hợp.
Yếu tố 5: Yếu tố chi phí dịch vụ mua ngoài
– Căn cứ vào các tài liệu và sổ kế toán có liên quan đến TK 331 để xác định và tổng hợp về chi phí, dịch vụ mua ngoài dùng cho SXKD trong kỳ.
Yếu tố 6: Yếu tố chi phí bằng tiền khác
– Căn cứ vào các tài liệu và sổ kế toán có liên quan đến TK 111,112… để xác định và tổng hợp về chi phí bằng tiền khác dùng cho SXKD trong kỳ.
Chi phí sản xuất kinh doanh theo yếu tố của từng tháng, được tổng hợp lũy kế theo quý để lập báo cáo: “ Thuyết minh báo cáo Tài chính ” phần “ Chi phí sản xuất kinh doanh theo yếu tố ”…
4. Chi Phí Sản Xuất Kinh Doanh Theo Yếu Tố Trong Doanh Nghiệp Thương Mại và Doanh Nghiệp Sản Xuất
Theo quy định hiện hành trong chế độ kế toán doanh nghiệp, thông tin về chi phí của doanh nghiệp được trình bày trong hai báo cáo tài chính quan trọng: Báo cáo kết quả kinh doanh và Thuyết minh báo cáo tài chính.
Theo VAS 21 – Trình bày báo cáo tài chính, mục 60 quy định:
“Doanh nghiệp phân loại các khoản chi phí theo chức năng cần phải cung cấp thông tin bổ sung về tính chất của các khoản chi phí, ví dụ như chi phí khấu hao và chi phí lương công nhân viên.”
Dựa trên quy định này:
– Báo cáo kết quả kinh doanh phân loại chi phí sản xuất kinh doanh theo chức năng, bao gồm:
- Giá vốn hàng bán: Chi phí sản xuất các sản phẩm, dịch vụ, hoặc hàng hóa đã tiêu thụ.
- Chi phí bán hàng: Chi phí phát sinh trong quá trình tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ.
- Chi phí quản lý doanh nghiệp: Chi phí liên quan đến quản lý và điều hành toàn bộ doanh nghiệp.
– Thuyết minh báo cáo tài chính yêu cầu trình bày chi tiết về chi phí sản xuất kinh doanh theo từng yếu tố, như chi phí vật liệu, nhân công, khấu hao, dịch vụ mua ngoài, và các chi phí khác.
4.1. Đặc điểm chi phí sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp thương mại
Trong doanh nghiệp thương mại, chi phí sản xuất kinh doanh theo yếu tố không bao gồm giá vốn của hàng hóa bán ra. Điều này dẫn đến việc tổng chi phí sản xuất kinh doanh theo yếu tố không bằng tổng chi phí được phân loại theo chức năng trên Báo cáo kết quả kinh doanh, tức giá vốn + chi phí bán hàng + chi phí quản lý doanh nghiệp.
Công thức mối quan hệ:
Tổng chi phí sản xuất kinh doanh theo yếu tố = Chi phí mua hàng phát sinh trong kỳ (tổng phát sinh bên Nợ TK 1562 trong kỳ) + Chi phí bán hàng + Chi phí quản lý doanh nghiệp.
4.2. Đặc điểm chi phí sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp sản xuất
Trong doanh nghiệp sản xuất, tổng chi phí sản xuất kinh doanh theo yếu tố trên Thuyết minh báo cáo tài chính có thể không tương đương với tổng giá vốn hàng bán + chi phí bán hàng + chi phí quản lý doanh nghiệp trên Báo cáo kết quả kinh doanh. Nguyên nhân là do có sự chênh lệch giữa đầu kỳ và cuối kỳ của thành phẩm và sản phẩm dở dang.
Công thức mối quan hệ:
Giá vốn hàng bán + Chi phí bán hàng + Chi phí quản lý doanh nghiệp
= Chi phí vật liệu + Chi phí nhân công + Chi phí khấu hao và phân bổ + Chi phí dịch vụ mua ngoài + Chi phí khác bằng tiền
(Chênh lệch thành phẩm, sản phẩm dở dang đầu kỳ – cuối kỳ).
Hoặc:
Tổng chi phí sản xuất kinh doanh theo yếu tố = Giá vốn hàng bán + Chi phí bán hàng + Chi phí quản lý doanh nghiệp + Chênh lệch thành phẩm/sản phẩm dở dang (cuối kỳ – đầu kỳ).
4.3. Lưu ý về các trường hợp đặc biệt
Công thức trên có thể cần được điều chỉnh trong một số trường hợp ngoại lệ, chẳng hạn như:
- Thành phẩm được sử dụng để làm tài sản cố định.
- Thành phẩm được sử dụng làm công cụ, dụng cụ hoặc phục vụ cho các mục đích khác không liên quan trực tiếp đến bán hàng.
Phần mềm kế toán MISA SME.NET đáp ứng đầy đủ yêu cầu của kế toán chi phí sản xuất và giá thành như:
– Tự động tổng hợp chi phí phát sinh trực tiếp cho từng đối tượng tập hợp chi phí; tự động phân bổ chi phí sản xuất chung liên quan đến nhiều đối tượng tập hợp chi phí và tự động tính giá thành theo từng phương pháp tính giá thành.
– Tự động cập nhật giá thành tính được vào chứng từ nhập kho thành phẩm, tự động tính ra giá cho các thành phẩm khi xuất kho.
– Tự động nghiệm thu các công trình vụ việc, đơn hàng, hợp đồng.
Để tìm hiểu thêm về phần mềm kế toán MISA SME mới nhất cũng như trải nghiệm phần mềm miễn phí, anh/chị vui lòng điền form dưới đây: