Kế toán cho giám đốc Tổ chức bộ máy kế toán Tổ chức công tác kế toán tài chính trong doanh nghiệp

Tổ chức công tác kế toán tài chính trong doanh nghiệp

11231
Để phát huy chức năng và vai trò quan trọng trong công tác quản lý hoạt động SXKD của các doanh nghiệp, đòi hỏi phải tổ chức công tác kế toán tài chính khoa học, hợp lý nhằm cung cấp thông tin một cách kịp thời, đầy đủ và trung thực, đáp ứng yêu cầu của cơ chế quản lý nền kinh tế thị trường, định hướng XHCN.

Tổ chức công tác kế toán tài chính

Để phù hợp và đáp ứng các yêu cầu của cơ chế quản lý trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, đòi hỏi việc tổ chức công tác kế toán trong các doanh nghiệp phải tuân theo những nguyên tắc sau:
  •  Tổ chức công tác kế toán tài chính phải đúng những quy định trong Luật kế toán và chuẩn mực kế toán.
  •  Tổ chức công tác kế toán tài chính phải phù hợp với các chế dộ, chính sách, thể lệ văn bản pháp quy về kế toán do Nhà nước ban hành.
  •  Tổ chức công tác kế toán tài chính phải phù hợp với đặc điểm hoạt động SXKD, hoạt động quản lý, quy mô và địa bàn hoạt động của doanh nghiệp.
  •  Tổ chức công tác kế toán tài chính phải phù hợp với yêu cầu và trình độ nghiệp vụ chuyên môn của độ ngũ cán bộ quản lý, cán bộ kế toán.
  •  Tổ chức công tác kế toán tài chính phải đảm bảo nguyên tắc gọn nhẹ, tiết kiệm và hiệu quả.

Tổ chức công tác kế toán tài chính

Những nguyên tắc trên phải được thực hiện một cách đồng bộ mới có thể tổ chức thực hiện tốt và đầy đủ các nội dung tổ chức công tác kế toán tài chính trong doanh nghiệp.
Thực chất của việc tổ chức công tác kế toán tài chính trong các doanh nghiệp là việc tổ chức thực hiện ghi chép, phân loại, tổng hợp các nghiệp vụ kinh tế – tổ chức phát sinh theo những nội dung công tác kế toán bằng phương pháp khoa học của kế toán, phù hợp với chính sách chế độ quản lý kinh tế quy định, phù hợp với đặc điểm tình hình cụ thể của doanh nghiệp để phát huy chức năng, vai trò quan trọng của kế toán trong quản lý vĩ mô và vi mô nền kinh tế.
Những nội dung cơ bản của việc tổ chức công tác kế toán tài chính trong doanh nghiệp bao gồm:
  •  Tổ chức vận dụng hệ thống chứng từ kế toán
  •  Tổ chức vận dụng hệ thống tài khoản kế toán doanh nghiệp;
  •  Tổ chức hệ thống sổ kế toán
  •  Tổ chức bộ máy kế toán
  •  Tổ chức kiểm tra kế toán;
  •  Tổ chức lập và phân tích báo cáo kế toán;
  •  Tổ chức trang bị, ứng dụng các phương tiện kỹ thuật xử lý thông tin.
công tác kế toán tài chính trong doanh nghiệp

Tổ chức vận dụng hệ thống chứng từ kế toán

 Chứng từ kế toán là những giấy tờ và vật mang tin phản ánh nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh và đã hoàn thành làm căn cứ ghi sổ kế toán
Hệ thống chứng từ kế toán bao gồm chứng từ bắt buộc và chứng từ hướng dẫn ( nội bộ ). Đối với các doanh nghiệp cần phải thực hiện tốt các yêu cầu qui định về nội dung, phương pháp lập, giá trị pháp lý của các chứng từ  thống nhất bắt buộc.
Còn với các chứng từ hướng dẫn thì tuỳ thuộc vào điều kiện, yêu cầu cụ thể của doanh nghiệp mình mà lựa chọn, vận dụng cho phù hợp.
Tại chương 2 của Luật Kế toán có quy định về nội dung công tác kế toán từ điều 17 đến điều 22 :
Các vấn đề liên quan đến chứng từ kế toán do đó yêu cầu các doanh nghiệp phải nghiên cứu thực hiện tốt những quy định trong việc tổ chức hệ thống chứng từ kế toán của đơn vị.

Tổ chức vận dụng hệ thống tài khoản kế toán

Hệ thống tài khoản kế toán là bộ phận cấu thành quan trọng nhất trong toàn bộ hệthống chế độ kế toán doanh nghiệp. Bắt đầu từ 1/1/1996 tất cả các doanh nghiệp thuộc mọi lĩnh vực, mọi thành phần kinh tế đều phải thực hiện áp dụng thống nhất hệ thống tài khoản kế toán doanh nghiệp ban hành theo QĐ 1141/TC/CĐKT ngày 1/11/1995 của Bộ trưởng Bộ Tài chính, cùng với các văn bản quy định bổ sung, sửa đổi.

Tổ chức vận dụng hệ thống tài khoản kế toán

Hệ thống tài khoản kế toán doanh nghiệp hiện hành, bao gồm các tài khoản được chia làm 9 loại trong BCĐKT và 1 loại tài khoản ngoài bảng cân đối kế toán.

Các Tài khoản loại 1, 2, 3, 4 là các TK luôn luôn có số dư (dư nợ hoặc dư có) còn gọi là “Tài khoản thực”, các TK loại 5, 6, 7, 8, 9 không có số dư (còn gọi là “Tài khoản tạm thời”). Các tài khoản ngoài bảng (loại 0) cũng luôn luôn dư nợ.

Hệ thống TK kế toán doanh nghiệp được ban hành theo quyết định 1141/TC/QĐ/CĐKT ngày 1/11/1995 đến nay đã được sửa đổi, bổ sung bởi nhiều thông tư như thông tư số 10/TC/CĐKT ngày 20/3/1997, thông tư số 60/TC/CĐKT ngày 01/9/1997, thông tư 100/1998/TC-BTC ngày 15/7/1998 và quyết định 167/200/QĐ-BTC ngày 25/10/2000 và thông tư 89/2002/TT-BTC ngày 9/10/2002 của Bộ trưởng Bộ Tài chính đã phản ánh khá đầy đủ các hoạt động kinh tế phát sinh trong các doanh nghiệp thuộc các loại hình kinh tế, thuộc mọi thành phần kinh tế phù hợp với yêu cầu của quản lý và đặc điểm của nền kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay và trong thời gian tới, cũng như những định hướng thay đổi với cơ chế tài chính.

Ngoài ra, hệ thống tài khoản kế toán doanh nghiệp đã thể hiện được sự vận dùng có chọn lọc các chuẩn mực quốc tế và chuẩn mực quốc gia về kế toán, phù hợp với các thông lệ, nguyên tắc, chuẩn mực có tính phổ biến của kế toán các nước có nền KTTT phát triển và khả năng xử lý thông tin bằng máy vi tính.

Việc sắp xếp, phân loại các TK trong hệ thống kế toán doanh nghiệp được căn cứ vào tính chất cân đối có giữa tài sản và nguồn hình thành tài sản, giữa chi phí và thu nhập và mức độ lưu động giảm dần các tài sản, đồng thời đảm bảo được mối quan hệ chặt chẽ giữa hệ thống tài khoản kế toán với hệ thống báo cáo tài chính và các bộ phận cấu thành khác của hệ thống kế toán doanh nghiệp.

Tổ chức vận dụng hệ thống tài khoản kế toán 2

Tại mục 2, chương 2 của Luật Kế toán có quy định về tài khoản kế toán và hệ thống TKKT, về việc lựa chọn áp dụng hệ thống TKKT do đó yêu cầu các doanh nghiệp phải căn cứ vào hệ thống TKKT do BTC quy định để chọn hệ thống tài khoản kế toán ở đơn vị áp dụng cho phù hợp.

Nhà nước quy định thống nhất về nội dung, kết cấu và phương pháp phản ánh ghi chép trên các TK của hệ thống TK kế toán nhằm đảm bảo việc ghi sổ kế toán, tổng hợp số liệu để lập báo cáo tài chính, cung cấp thông tin cho các đối tượng sử dụng.

Ngoài nội dung phản ánh và phương pháp ghi chép, nhà nước cũng quy định thống nhất về ký hiệu của các TK bằng hệ thống các con số, thể hiện được loại TK, nhóm TK trong loại, TK cấp 1 trong nhóm TK và các TK cấp 2, cấp 3 trong một số TK cấp 1 để thuận tiện cho việc kiểm tra, đối chiếu, giảm bớt khối lượng, thời gian ghi chép và phù hợp cho việc xử lý kế toán trên máy vi tính.

Việc tổ chức thực hiện, vận dụng hệ thống TK kế toán trong từng doanh nghiệp phải đáp ứng được những yêu cầu cơ bản sau:

  • Phản ánh, hệ thống hóa đầy đủ mọi nghiệp vụ kinh tế – tài chính trong doanh nghiệp.
  • Phù hợp với những quy định thống nhất của Nhà nước và các văn bản hướng dẫn thực hiện của Bộ chủ quản, cơ quan quản lý cấp trên.
  • Phù hợp với đặc điểm, tính chất hoạt động sản xuất kinh doanh, trình độ phân cấp quản lý kinh tế – tài chính của doanh nghiệp.
  • Đảm bảo mối quan hệ với các chỉ tiêu báo cáo tài chính.
  • Đáp ứng yêu cầu xử lý thông tin trên máy vi tính và thoả mãn nhu cầu thông tin cho các đối tượng sử dụng.

Tổ chức thực hiện và vận dụng hệ thống TK kế toán doanh nghiệp có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc tổ chức công tác kế toán của doanh nghiệp, do vậy đòi hỏi các doanh nghiệp phải thực hiện đúng các quy định, yêu cầu nêu trên.

Tổ chức lựa chọn vận dụng hình thức kế toán phù hợp

Hình thức kế toán là hệ thống kế toán sử dụng để ghi chép, hệ thống hóa và tổng hợp số liệu từ chứng từ gốc theo một trình tự và phương pháp ghi chép nhất định.

Tổ chức lựa chọn vận dụng hình thức kế toán phù hợp

Như vậy, hình thức kế toán thực chất là hình thức tổ chức hệ thống sổ kế toán bao gồm số lượng các loại sổ kế toán chi tiết, sổ kế toán tổng hợp, kết cấu sổ, mối quan hệ kiểm tra, đối chiếu giữa các sổ kế toán, trình tự và phương pháp ghi chép cũng như việc tổng hợp số liệu để lập báo cáo kế toán.

Doanh nghiệp phải căn cứ vào hệ thống tài khoản kế toán, chế độ, thể lệ kế toán của Nhà nước, căn cứ vào quy mô, đặc điểm hoạt động SXKD, yêu cầu quản lý, trình độ nghiệp vụ của cán bộ kế toán cũng như điều kiện trang bị phương tiện, kỹ thuật tính toán, xử lý thông tin mà lựa chọn vận dụng hình thức kế toán và tổ chức hệ thống sổ kế toán nhằm cung cấp thông tin kế toán kịp thời, đầy đủ, chính xác và nâng cao hiệu quả công tác kế toán.

Chế độ sổ kế toán ban hành theo QĐ/167/2000/QĐ-BTC ngày 25/10.2000 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định rõ việc mở sổ, ghi chép, quản lý, lưu trữ và bảo quản sổ kế toán. Việc vận dụng hình thức sổ kế toán nào là tuỳ thuộc vào đặc điểm, tình hình cụ thể của doanh nghiệp.

Quy mô nền sản xuất xã hội ngày càng phát triển, yêu cầu quản lý đối với nền sản xuất xã hội ngày càng cao, yêu cầu cung cấp thông tin ngày càng nhanh làm cho hình thức kế toán cũng ngày càng được phát triển, hoàn thiện. Hiện nay, trong các DNSX thường sử dụng các hình thức kế toán sau:

  • Hình thức kế toán chứng từ ghi sổ (CTGS)
  • Hình thức kế toán nhật ký – chứng từ (NKCT)
  • Hình thức nhật ký chung (NKC)

Mỗi hình thức kế toán đều có hệ thống sổ sách kế toán chi tiết, sổ kế toán tổng hợp để phản ánh, ghi chép, xử lý và hệ thống hoá số liệu thông tin cung cấp cho việc lập báo cáo tài chính.

Trình tự ghi sổ kế toán theo từng hình thức kế toán có thể khái quát như sau:

  1. Kiểm tra đảm bảo tính hợp lý, hợp pháp của chứng từ;
  2. Ghi sổ kế toán chi tiết;
  3. Ghi sổ kế toán tổng hợp;
  4. Kiểm tra đối chiếu số liệu;
  5. Tổng hợp số liệu;
  6. Tổng hợp số liệu lập báo cáo tài chính.

Mỗi hình thức kế toán có nội dung, ưu, nhược điểm và phạm vi áp dụng thích hợp. Do vậy, các doanh nghiệp cần phải căn cứ vào những cơ sở lựa chọn hình thức kế toán để xác định hình thức kế toán thích hợp cho đơn vị mình nhằm phát huy tốt nhất vai trò chức năng của kế toán trong công tác quản lý.

Điều 25,26,27 và 28 của mục 2, chương II trong Luật Kế toán có nêu ra các quy định về sổ kế toán và hệ thống sổ kế toán từ việc lựa chọn áp dụng hệ thống sổ kế toán, việc mở sổ, ghi sổ, khóa sổ kế toán cũng như việc sửa chữa sổ kế toán, do vậy yêu cầu các doanh nghiệp phải nghiên cứu và thực hiện một cách đầy đủ.

Tổ chức vận dụng hình thức tổ chức công tác kế toán

Việc tổ chức, thực hiện các chức năng, nhiệm vụ, nội dung công tác kế toán trong doanh nghiệp do bộ máy kế toán đảm nhận.

Tổ chức vận dụng hình thức tổ chức công tác kế toán

Vì vậy, việc tổ chức, cơ cấu bộ máy kế toán sao cho hợp lý, gọn nhẹ và hoạt động có hiệu quả là điều kiện quan trọng để cung cấp thông tin kế toán một cách kịp thời, chính xác trung thực và đầy đủ, hữu ích cho các đối tượng sử dụng thông tin; đồng thời phát huy và nâng cao trình độ nghiệp vụ, năng suất lao động của nhân viên kế toán.

Các quan điểm về tổ chức công tác kế toán

Về nguyên tắc, tổ chức công tác kế toán được xem như tổ chức các công việc của kế toán một cách tốt nhất, nhằm đạt được yêu cầu hoạt động và cung cấp thông tin kế toán phục vụ công tác quản lý. Cụ thể:

– Tổ chức công tác kế toán là những mối quan hệ có yếu tố cấu thành bản chất của hạch toán kế toán: Chứng từ kế toán, đối ứng tài khoản, tính giá, tổng hợp – cân đối kế toán”.

Quan điểm này mới chỉ nói lên tổ chức về các phương pháp kế toán một cách chung nên chưa thể hiện rõ được nhiều yếu tố liên quan.

– Tổ chức công tác kế toán là tổ chức việc sử dụng các phương pháp kế toán để thực hiện việc phân loại, ghi chép, tổng hợp các nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh phù hợp với Luật Kế toán, Luật Ngân sách Nhà nước và các chính sách, chế độ hiện hành; phù hợp với đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị”.

Quan điểm này nêu cụ thể hơn về tổ chức công tác kế toán, tạo điều kiện cho việc vận dụng vào thực tế được thuận lợi hơn. Song, chưa nêu rõ vấn đề về tổ chức bộ máy để thực hiện các khâu công việc kế toán.

Từ các quan điểm trên, có cách tiếp cận và luận giải khác nhau về tổ chức công tác kế toán nhưng đều có mục đích chung là hướng tới việc sắp xếp, tổ chức các công việc mà kế toán cần phải thực hiện tốt chức năng tổ chức thu nhận, xử lý, phân tích và cung cấp thông tin kinh tế tài chính một cách kịp thời, đầy đủ phục vụ cho việc điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh cả ở tầm vĩ mô và tầm vi mô.

Tổ chức công tác kế toán là việc tổ chức nhân sự kế toán theo các phần hành kế toán cụ thể, thực hiện các phương pháp kế toán phù hợp với yêu cầu thu nhận, xử lý, phân tích và cung cấp thông tin kinh tế tài chính, phù hợp với đặc điểm cụ thể của doanh nghiệp (DN) nhằm đáp ứng yêu cầu thông tin phục vụ việc điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh.

Tổ chức vận dụng hình thức tổ chức công tác kế toán 2

Nội dung cụ thể của tổ chức công tác kế toán theo quy định của Chương II, Luật Kế toán quy định nội dung cụ thể về tổ chức công tác kế toán, gồm:

+ Về chứng từ kế toán: Chứng từ bắt buộc và chứng từ hướng dẫn; các yếu tố cơ bản của chứng từ kế toán; lập chứng từ kế toán; ký chứng từ kế toán; chứng từ điện tử.

+ Về tài khoản kế toán và sổ kế toán: Phải lựa chọn áp dụng hệ thống tài khoản kế toán và sổ kế toán cho phù hợp với đặc điểm của DN; mở sổ kế toán, quản lý theo dõi, sửa chữa và khoá sổ kế toán.

+ Về báo cáo tài chính (BCTC): Các loại BCTC; lập BCTC; thời hạn nộp và công khai BCTC; nội dung công khai BCTC; kiểm toán BCTC.

+ Về công tác kiểm tra kế toán: Cơ quan chức năng thực hiện kiểm tra kế toán, nội dung kiểm tra kế toán; quyền và trách nhiệm của đoàn kiểm tra và đơn vị được kiểm tra kế toán.

+ Về kiểm kê tài sản, bảo quản và lưu giữ tài liệu kế toán: Các trường hợp kiểm kê tài sản; nội dung của việc kiểm kê tài sản; bảo quản và lưu giữ tài liệu kế toán.

+ Về công việc kế toán trong trường hợp đơn vị kế toán chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi hình thức sở hữu, giải thể chấm dứt hoạt động phá sản.

Vận dụng công tác kế toán quản trị

Từ những nội dung liên quan đến công tác tổ chức kế toán vừa nêu, có thể vận dụng để tổ chức công tác kế toán quản trị đối với DN đó là:

– Tổ chức vận dụng chứng từ kế toán: Là việc vận dụng các nguyên tắc, phương pháp về lập, luân chuyển, quản lý và sử dụng chứng từ kế toán phù hợp với điều kiện cụ thể của DN.

Vận dụng công tác kế toán quản trị

Chứng từ kế toán được DN thiết kế, bổ sung chỉ tiêu dựa trên những mẫu hướng dẫn (không bắt buộc, không có quy định cụ thể của Nhà nước) nhằm phục vụ yêu cầu cung cấp thông tin phục vụ nội bộ DN.

– Tổ chức vận dụng tài khoản kế toán: Căn cứ vào hệ thống tài khoản kế toán do Bộ Tài chính ban hành hoặc được Bộ Tài chính chấp thuận áp dụng, DN chi tiết hoá theo các cấp (cấp 2, 3, 4) phù hợp với kế hoạch, dự toán đã lập và yêu cầu cung cấp thông tin của kế toán quản trị trong DN.

Để đảm bảo được những yêu cầu trên, việc tổ chức bộ máy kế toán của doanh nghiệp phải căn cứ vào hình thức tổ chức công tác kế toán (tập trung, phân tán hay vừa tập trung vừa phân tán), vào đặc điểm tổ chức và quy mô SXKD của doanh nghiệp; vào tình hình phân cấp quản lý, khối lượng, tính chất và mức độ phức tạp của các nghiệp vụ kinh tế – tài chính cũng như yêu cầu, trình độ quản lý và trình độ nghiệp vụ của cán bộ quản lý, cán bộ kế toán.

Việc tổ chức, cơ cấu bộ máy kế toán trong doanh nghiệp có mối quan hệ chặt chẽ với hình thức tổ chức công tác kế toán. Hiện nay trong các DNSX, việc tổ chức công tác kế toán có thể tiến hành theo một trong các hình thức sau:

  • Hình thức tổ chức công tác kế toán tập trung.
  • Hình thức tổ chức công tác kế toán phân tán.
  • Hình thức tổ chức công tác kế toán vừa tập trung vừa phân tán.

Tổ chức kiểm tra kế toán

Kiểm tra kế toán là xem xét, đánh giá việc tuân thủ pháp luật về kế toán, sự trung thực, chính xác của thông tin, số liệu kế toán.

Việc Kiểm tra kế toán (KTKT) chỉ được thực hiện khi có quyết định của Cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật và doanh nghiệp (ĐVKT) phải có trách nhiệm cung cấp cho Đoàn kiểm tra kế toán TLKT có liên quan đến nội dung kiểm tra và giải trình các nội dung theo yêu cầu của Đoàn KTKT. Đồng thời, doanh nghiệp cũng phải thực hiện các kết luận của Đoàn KTKT.

Tổ chức kiểm tra kế toán và những quy định về kiểm tra kế toán

Đơn vị kế toán phải chịu sự KTKT của Cơ quan có thẩm quyền. Việc KTKT chỉ được thực hiện khi có quyết định của Cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật, trừ các Cơ quan thanh tra Nhà nước, thanh tra chuyên ngành về tài chính, Kiểm toán Nhà nước, Cơ quan thuế khi thực hiện nhiệm vụ thanh tra, kiểm tra, kiểm toán các ĐVKT.

Các cơ quan có thẩm quyền quyết định về việc KTKT

  • Bộ Tài chính;
  • Các bộ, Cơ quan ngang bộ, Cơ quan thuộc Chính phủ và cơ quan khác ở trung ương quyết định kiểm tra kế toán các đơn vị kế toán trong lĩnh vực được phân công phụ trách;
  • Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định kiểm tra kế toán các đơn vị kế toán tại địa phương do mình quản lý;
  • Đơn vị cấp trên quyết định kiểm tra kế toán đơn vị trực thuộc.

Các cơ quan có thẩm quyền về việc kiểm tra kế toán

  • Là các Cơ quan có thẩm quyền quyết định về việc KTKT;
  • Cơ quan thanh tra Nhà nước, thanh tra chuyên ngành về tài chính, Kiểm toán Nhà nước, Cơ quan thuế khi thực hiện nhiệm vụ thanh tra, kiểm tra, kiểm toán các ĐVKT.

Những quy định về kiểm tra kế toán của Luật kế toán

Quy định về nội dung kiểm tra kế toán

Nội dung kiểm tra kế toán phải được xác định trong quyết định kiểm tra, trừ trường hợp có quy định khác.

Quy định về nội dung kiểm tra kế toán

Nội dung KTKT gồm:

  • Kiểm tra về việc thực hiện nội dung công tác KT;
  • Kiểm tra về việc tổ chức bộ máy KT và người làm KT;
  • Kiểm tra về việc tổ chức quản lý và hoạt động KD DVKT;
  • Kiểm tra về việc chấp hành các quy định khác của PL về KT tại ĐVKT.

Về thời gian kiểm tra kế toán

Thời gian KTKT do Cơ quan có thẩm quyền KTKT quyết định nhưng không quá 10 ngày, không kể ngày nghỉ, ngày lễ theo quy định của Bộ luật lao động.

Trường hợp nội dung KTKT phức tạp, cần có thời gian để đánh giá, đối chiếu, kết luận, Cơ quan có thẩm quyền KTKT có thể kéo dài thời gian kiểm tra;

Thời gian kéo dài đối với mỗi cuộc kiểm tra không quá 05 ngày, không kể ngày nghỉ, ngày lễ theo quy định của Bộ luật lao động.

Về quyền và trách nhiệm của đoàn KTKT

  • Quyền của Đoàn KTKT

Đoàn KTKT có quyền yêu cầu ĐVKT được kiểm tra cung cấp TLKT có liên quan đến nội dung KTKT và giải trình khi cần thiết.

Nếu Đoàn KTKT phát hiện có vi phạm PL về kế toán thì sẽ xử lý theo thẩm quyền hoặc chuyển hồ sơ đến Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền để xử lý theo quy định của PL.

  • Trách nhiệm của Đoàn KTKT

Khi kiểm tra kế toán, Đoàn KTKT phải công bố quyết định kiểm tra kế toán, trừ các đoàn thanh tra, kiểm tra, kiểm toán là Cơ quan thanh tra Nhà nước, thanh tra chuyên ngành về tài chính, Kiểm toán Nhà nước, Cơ quan thuế.

Khi kết thúc kiểm tra kế toán, Đoàn KTKT phải lập Biên bản về việc kiểm tra kế toán và giao cho ĐVKT được kiểm tra một bản;

Trưởng Đoàn KTKT phải chịu trách nhiệm về các kết luận kiểm tra.

Đoàn KTKT phải tuân thủ trình tự, nội dung, phạm vi và thời gian kiểm tra, không được làm ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của ĐVKT và không được sách nhiễu ĐVKT được kiểm tra.

Về quyền và trách nhiệm của ĐVKT được kiểm tra kế toán

  • Trách nhiệm Đơn vị kế toán khi được KTKT

Cung cấp cho Đoàn kiểm tra kế toán TLKT có liên quan đến nội dung kiểm tra và giải trình các nội dung theo yêu cầu của Đoàn KTKT;

ĐVKT thực hiện kết luận của Đoàn KTKT.

  • Các quyền của Đơn vị kế toán khi được KTKT

ĐVKT có quyền từ chối việc KTKT nếu thấy việc kiểm tra không đúng thẩm quyền quy định hoặc nội dung kiểm tra không đúng với quy định của Luật KT 2015;

Trong trường hợp không đồng ý với kết luận của Đoàn KTKT, ĐVKT có quyền khiếu nại với Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.

Tổ chức kiểm tra và phân tích báo cáo tài chính

Báo cáo tài chính dùng để cung cấp thông tin về tình hình tài chính, tình hình kinh doanh và các luồng tiền của một doanh nghiệp, đáp ứng yêu cầu quản lý của chủ doanh nghiệp, cơ quan Nhà nước và nhu cầu hữu ích của những người sử dụng trong việc đưa ra các quyết định kinh tế.

Tổ chức kiểm tra và phân tích báo cáo tài chính

Báo cáo tài chính phải cung cấp những thông tin của một doanh nghiệp về:

  • Tài sản;
  • Nợ phải trả;
  • Vốn chủ sở hữu;
  • Doanh thu, thu nhập khác, chi phí sản xuất kinh doanh và chi phí khác;
  • Lãi, lỗ và phân chia kết quả kinh doanh;
  • Các luồng tiền.

Ngoài các thông tin này, doanh nghiệp còn phải cung cấp các thông tin khác trong “Bản thuyết minh Báo cáo tài chính” nhằm giải trình thêm về các chỉ tiêu đã phản ánh trên các Báo cáo tài chính tổng hợp và các chính sách kế toán đã áp dụng để ghi nhận các nghiệp

Kỳ lập báo cáo tài chính

Theo điều 98 của THÔNG TƯ 200/2014/TT-BTC, kỳ lập báo cáo tài chính được quy định như sau:

  • Kỳ lập Báo cáo tài chính năm

Các doanh nghiệp phải lập Báo cáo tài chính năm theo quy định của Luật kế toán.

  • Kỳ lập Báo cáo tài chính giữa niên độ

Báo cáo tài chính giữa niên độ gồm Báo cáo tài chính quý (bao gồm cả quý IV) và Báo cáo tài chính bán niên.

  • Kỳ lập Báo cáo tài chính khác

a) Các doanh nghiệp có thể lập Báo cáo tài chính theo kỳ kế toán khác (như tuần, tháng, 6 tháng, 9 tháng…) theo yêu cầu của pháp luật, của công ty mẹ hoặc của chủ sở hữu.

b) Đơn vị kế toán bị chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi hình thức sở hữu, giải thể, chấm dứt hoạt động, phá sản phải lập Báo cáo tài chính tại thời điểm chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi hình thức sở hữu, giải thể, chấm dứt hoạt động, phá sản.

Xác định niên độ tổng hợp Báo cáo tài chính của cơ quan tài chính, thống kê

Khi tổng hợp thống kê, trường hợp nhận được Báo cáo tài chính của các doanh nghiệp có năm tài chính khác năm dương lịch, cơ quan quản lý Nhà nước thực hiện theo nguyên tắc:

Tổ chức kiểm tra và phân tích báo cáo tài chính 2

a) Trường hợp Báo cáo tài chính năm của doanh nghiệp bắt đầu từ 1/4, kết thúc vào 31/3 hàng năm thì số liệu trên Báo cáo tài chính được tổng hợp thống kê vào số liệu của năm trước liền kề;

b) Trường hợp Báo cáo tài chính năm của doanh nghiệp bắt đầu tư 1/7, kết thúc vào 30/6 hàng năm, Báo cáo tài chính dùng để tổng hợp thống kê là Báo cáo tài chính bán niên;

c) Trường hợp Báo cáo tài chính năm của doanh nghiệp bắt đầu từ 1/10, kết thúc vào 30/9 hàng năm thì số liệu trên Báo cáo tài chính được tổng hợp thống kê vào số liệu của năm sau.

Chính bởi tầm quan trọng của báo cáo tài chính mà bất cứ ai muốn làm việc trong lĩnh vực kế toán, tài chính cũng cần phải nắm được các quy định, kỹ năng lập báo cáo tài chính để giúp doanh nghiệp hoàn thành tốt nghĩa vụ.

Phần mềm kế toán MISA đáp ứng đầy đủ nghiệp vụ Tài chính – Kế toán theo đúng Thông tư 133/TT-BTC/2014 và Thông tư 200/TT-BTC/2016 của Bộ Tài chính. Phần mềm giúp doanh nghiệp chuẩn hóa sổ sách kế toán ngay từ đầu, giúp kế toán vận dụng hiệu quả các hệ thống chứng từ, tài khoản, báo cáo…vào công tác kế toán tài chính doanh nghiệp.

Đánh giá bài viết
[Tổng số: 0 Trung bình: 0]
Bài viết này hữu ích chứ?
Không