Kiến thức Tài chính kế toán Cách phân loại chi phí sản xuất, kinh doanh theo đầu vào...

Cách phân loại chi phí sản xuất, kinh doanh theo đầu vào của quá trình sản xuất, kinh doanh ở doanh nghiệp

1587
Trong doanh nghiệp, chi phí sản xuất, kinh doanh là yếu tố vô cùng quan trọng để kiểm soát giá thành sản phẩm, dịch vụ, cũng  như có vai trò quyết định đến lợi nhuận nói riêng và toàn bộ hoạt động kinh doanh nói chung. Có nhiều cách nhận định và phân loại chi phí sản xuất khác nhau, bài viết này misa.com.vn sẽ chia sẻ đến bạn phân loại chi phí sản xuất, kinh doanh theo đầu vào của quá trình sản xuất, kinh doanh ở doanh nghiệp.
Phân loại chi phí sản xuất
Phân loại chi phí sản xuất, kinh doanh theo đầu vào của quá trình sản xuất, kinh doanh ở doanh nghiệp thì sẽ được chia thành hai loại chi phí là chi phí ban đầu và chi phí luân chuyển nội bộ.

Chi phí ban đầu là gì?

 Chi phí ban đầu là các chi phí doanh nghiệp phải lo liệu, mua sắm, chuẩn bị từ lúc đầu để tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh.
Trong chi phí ban đầu, cần lưu ý đến một khái niệm là chi phí ngoại sinh. Cụ thể, chi phí ngoại sinh là các chi phí ban đầu phát sinh trong mối quan hệ của doanh nghiệp với môi trường kinh tế bên ngoài.
Căn cứ vào tính chất kinh tế và hình thái nguyên thuỷ của chi phí, các chi phí ban đầu được chia thành các yếu tố chi phí khác nhau, không kể chi phí đó dùng để làm gì và phát sinh ở địa điểm nào. Toàn bộ chi phí ban đầu được chia thành các yếu tố chi phí sau:
  • Chi phí nguyên liệu, vật liệu: Bao gồm các chi phí nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ, nhiên liệu, phụ tùng thay thế, vật liệu và thiết bị xây dựng cơ bản…
  • Chi phí nhân công: Là các chi phí về tiền lương, tiền công phải trả cho người lao động và các khoản trích bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn trên tiền lương, tiền công.
  • Chi phí khấu hao tài sản cố định: Là toàn bộ chi phí khấu hao của tất cả tài sản cố định trong doanh nghiệp.
  • Chi phí dịch vụ mua ngoài: Là số tiền phải trả cho các dịch vụ mua ngoài phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp.
  • Chi phí khác bằng tiền: Là các chi phí khác bằng tiền phát sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh ngoài các yếu tố chi phí nói trên.
Chi phí ban đầu bao gồm các yếu tố chi phí có nội dung kinh tế khác biệt, không thể phân chia được nữa về nội dung kinh tế, vì vậy mỗi yếu tố chi phí là các chi phí đơn nhất.

Chi phí luân chuyển nội bộ là gì?

Chi phí luân chuyển nội bộ là các chi phí phát sinh trong quá trình phân công và hợp tác lao động trong nội bộ doanh nghiệp, chẳng hạn: Giá trị lao vụ sản xuất phụ cung cấp cho nhau trong các phân xưởng, bộ phận sản xuất phụ và cung cấp cho các phân xưởng sản xuất chính; giá trị bán thành phẩm tự chế được sử dụng làm vật liệu trong quá trình chế biến…

Như vậy, chi phí luân chuyển nội bộ phát sinh do có sự kết hợp các yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất kinh doanh: Sự kết hợp giữa lao động, đối tượng lao động và tư liệu lao động. Vì vậy, chi phí luân chuyển nội bộ là các chi phí tổng hợp, được cấu thành bởi nhiều yếu tố chi phí đơn nhất ban đầu.

Phân loại chi phí sản xuất

Vai trò của việc phân loại chi phí sản xuất, kinh doanh 

Phân loại chi phí sản xuất, kinh doanh thành chi phí ban đầu theo yếu tố và chi phí luân chuyển nội bộ có ý nghĩa rất quan trọng đối với quản lý vĩ mô cũng như đối với quản trị doanh nghiệp.
  • Chi phí sản xuất kinh doanh ban đầu theo yếu tố là cơ sở để lập và kiểm tra việc thực hiện dự toán chi phí sản xuất kinh doanh theo yếu tố; là cơ sở để lập các kế hoạch cân đối trong phạm vi toàn bộ nền kinh tế quốc dân cũng như ở từng doanh nghiệp (cân đối giữa dự toán chi phí với kế hoạch cung cấp vật tư, kế hoạch lao động – tiền lương, kế hoạch khấu hao tài sản cố định…).
  • Là cơ sở để xác định mức tiêu hao vật chất và tính thu nhập quốc dân của doanh nghiệp, ngành và toàn bộ nền kinh tế.
Như vậy, việc phân loại chi phí sản xuất, kinh doanh theo đầu vào của quá trình sản xuất, kinh doanh ở doanh nghiệp nhìn chung không quá phức tạp. Trên đây misa.com.vn đã giới thiệu đến bạn những khái niệm cơ bản về chi phí ban đầu, chi phí ngoại sinh, chi phí luân chuyển nội bộ, cùng với đó là vai trò của việc phân loại này.

Phần mềm kế toán MISA SME.NET đáp ứng đầy đủ yêu cầu của kế toán chi phí, doanh thu trong các doanh nghiệp xây lắp như:
– Tính giá thành cho từng Công trình/Hợp đồng/Dự án
– Quản lý doanh thu, chi phí và lãi lỗ của từng dịch vụ/công trình/hợp đồng/dự án

>> Để tìm hiểu thêm về phần mềm kế toán MISA SME.NET, anh chị kế toán vui lòng click xem thêm:

Phần mềm kế toán MISA SME – 27 năm số 1 Việt Nam
Đánh giá bài viết
[Tổng số: 0 Trung bình: 0]
Bài viết này hữu ích chứ?
Không