> Hạch toán chi tiết thành phẩm, hàng hóa – Tài khoản 156 theo thông tư 200
I. Ý nghĩa của định giá bán sản phẩm
- Tác động tới doanh thu, lợi nhuận.
- Một phạm trù kinh tế có tính lịch sử.
- Thước đo giá trị, ảnh hưởng đến uy tín, thương hiệu doanh nghiệp.
II. Vai trò của định giá bán sản phẩm
- Quyết định tới doanh thu và lợi nhuận.
- Định giá bán là nhiệm vụ quan trọng của các nhà quản trị trong hoạt động kinh doanh vì sản xuất và tiêu thụ là 2 khâu quan trọng có mối quan hệ mật thiết với nhau tạo ra sự thành công của các nhà quản trị trên thương trường.
- Giá bán sản phẩm là một trù kinh tế tổng hợp bởi nhiều yếu tố trong doanh nghiệp. Do vậy, định giá bán sản phẩm là dấu hiệu quan trọng nhất trên thương trường.
III. Nguyên tắc của định giá bán sản phẩm
- Phải bù đắp được các khoản chi phí (sản xuất, bán hàng, quản lý doanh nghiệp).
- Thu hồi vốn đầu tư cho các cổ đông.
- Giá bán thường chia thành 2 bộ phận:
- Chi phí nền: Bù đắp chi phí cơ bản.
- Chi phí tăng thêm: Bù đắp chi phí khác và lợi nhuận.
IV. Định giá bán sản phẩm hàng hoá theo chi phí nguyên vật liệu và chi phí nhân công
* Giá bán dịch vụ gồm 2 bộ phận:
– Định giá chi phí nguyên vật liệu.
– Định giá chi phí nhân công.
1. Định giá chi phí nguyên vật liệu trong giá bán
- Giá nguyên vật liệu ghi trên hoá đơn.
- Phụ phí nguyên vật liệu tính thêm vào giá nguyên vật liệu trên hoá đơn.
Lợi nhuận mong muốn tính cho chi phí nguyên vật liệu.
Chi phí nguyên vật liệu = Giá nguyên vật liệu theo hóa đơn + Chi phí tăng thêm
Chi phí tăng thêm = Giá nguyên vật liệu theo hóa đơn x Tỷ lệ % tăng thêm
2. Định giá chi phí nhân công trong giá bán
- Chi phí nhân công trực tiếp.
- Phần phụ phí bù đắp chi phí khác.
- Phần tính theo lợi nhuận mong muốn về chi phí nhân công.
- Phần chi phí nhân công trong số sản phẩm dịch vụ bán được căn cứ vào số giờ công tính bình quân cho một đơn vị sản phẩm dịch vụ và đơn giá chi phí nhân công trong giá bán.
3. Tính giá bán sản phẩm dịch vụ.
Giá bán sản phẩm dịch vụ = Giá chi phí nguyên vật liệu + Giá chi phí nhân công
V. Để tính giá thành sản phẩm công nghiệp/ dịch vụ gồm các bước sau
Bước 1: Kế toán chi phí
Chi phí sản xuất chung cố định phân bổ vào chi phí sản xuất cho mỗi đơn vị sản phẩm được dựa trên công suất bình thường của máy móc. Trường hợp mức sản phẩm thực tế sản xuất ra cao hơn côn suất bình thường thì CPSX chung cố định được phân bổ hết cho mỗi đơn vị sản phẩm. Trường hợp mức sản phẩm thực tế sản xuất ra thấp hơn công suất bình thường thì chi phí sản xuất chung cố định chỉ được phân bổ vào chi phí sản xuất cho mỗi đơn vị sản phẩm theo mức công suất bình thường. Khoản không được phân bổ ghi nhận vào chi phí sản xuất trong kỳ.
Bước 2: Tổng hợp chi phí sản xuất và kết chuyển giá thành
Bước 3: Kiểm kê xác định sản phẩm dở dang
– Đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí sản xuất định mức
– Đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí nguyên vật liệu chính trực tiếp.
– Đánh giá sản phẩm dở dang theo khối lượng sản phẩm hoàn thành tương đương.
Bước 4: Tính giá thành theo phương pháp định mức – tỷ lệ
Tổng giá thành sản phẩm = Trị giá sản phẩm dở dang đầu kỳ + Chi phí phát sinh trong kỳ – Trị giá sản phẩm dở dang cuối kỳ
- Phương pháp đơn giản: Áp dụng cho DN quy trình khép kín, từ nguyên vật liệu vào sản xuất cho tới khi thành phẩm cho ra sản 1 sản phẩm, hoặc toàn bộ nguyên liệu đưa vào ta phân biệt được ngay từ khi đưa vào là nguyên liệu đó, số lượng bao nhiều, dùng để sản xuất sản phẩm nào.
- Phương pháp hệ số: Áp dụng cho DN sản xuất trong 1 quy trình cho ra nhiều loại sản phẩm khác nhau về kích thước (sản xuất gỗ, nhựa, cao xu, giầy dép, may mặc..)
- Phương pháp phân bước: Áp dụng cho DN có quy trình sản xuất phức tạp, quá trình sản xuất qua nhiều giai đoạn. Như sản xuất xi măng, dệt, cơ khí…. Mỗi giai đoạn ta phải tính giá thành và áp dụng các phương pháp đơn giản, hệ số, tỷ lệ, định mức.. để tính.
Bước 5: Tính giá thành trên MISA
Để tìm hiểu thêm về phần mềm kế toán MISA SME.NET, anh chị kế toán vui lòng click xem thêm: