Nghiệp vụ Tiền Làm thế nào để xác định giá bán sản phẩm mới đúng...

Làm thế nào để xác định giá bán sản phẩm mới đúng và mang lại hiệu quả nhất?

4685
Làm thế nào để xác định giá bán sản phẩm mới đúng và mang lại hiệu quả chính là băn khoăn của không ít doanh nghiệp hiện nay. Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ cách định giá sản phẩm mới dễ dàng hơn.
 

 

I. Khái niệm

 

Sản phẩm mới là gì?

 
Nếu người mua cho rằng một sản phẩm khác đáng kể so với các sản phẩm của đối thủ cạnh tranh về một số tính chất (hình thức bên ngoài hay chất lượng), thì cái sản phẩm đó sẽ được coi là một sản phẩm mới.
Đứng trên góc độ doanh nghiệp để xem xét, người ta chia sản phẩm mới thành hai loại: sản phẩm mới tương đối và sản phẩm mới tuyệt đối. Chiến lược marketing đối với sản phẩm mới tuyệt đối này thường phải được soạn thảo kỹ lưỡng hơn, đòi hỏi những thông tin chi tiết hơn về khách hàng và thị trường.
 
Xác định giá bán sản phẩm mới Sản phẩm mới là gì Cách định giá bán sản phẩm mới
 

II. Xác định giá bán sản phẩm mới

 
Sản phẩm mới hiểu theo nghĩa rộng bao gồm những sản phẩm chưa có trên thị trường hoặc những sản phẩm tương tự như sản phẩm đã có (đối với các doanh nghiệp sản xuất chế tạo lần đầu) nhưng khác về mẫu mã, thay đổi về chất lượng…

1. Đối với những sản phẩm mới chưa hề xuất hiện trên thị trường

 
Thì việc định giá bán chúng đối với các doanh nghiệp là việc làm khó khăn, có tính chất thách thức và không chắc chắn, vì không thể có được những thông tin chắc chắn tin cậy về khả năng tiêu dùng, về thị hiếu hay về khả năng thay thế cho những sản phẩm cũ. Mục đích của các doanh nghiệp khi chế tạo, sản xuất sản phẩm mới là để chiếm lĩnh thị trường tiêu thụ mới, để có độc quyền trong một thời gian nhất định… để đạt tới mục đích cuối cùng lợi nhuận tối đa.
 
Thực tế các doanh nghiệp khi chế thử sản phẩm mới đã đạt được những thành công, kết quả tốt cho thấy việc định giá bán sản phẩm mới thường định trên cơ sở tiếp thị, giới thiệu, quảng cáo sản phẩm mới. Việc tiếp thị, giới thiệu sản phẩm mới cần được tiến hành ở những nơi đã xác định, lựa chọn, mà có khả năng tiêu thụ được nhiều nhất và ở những vùng khác nhau. Căn cứ vào khối lượng sản phẩm tiêu thụ và giá bán sản phẩm mới ở những vùng, khu vực khác nhau đó mà tiến hành phân tích, đánh giá để đưa ra một mức giá hợp lý nhất cho việc sản xuất tiêu thụ sản phẩm mới trong các kỳ SXKD tiếp theo.
 

2. Xét ở góc độ người tiêu dùng thì đối với những người có điều kiện

 
Khả năng họ luôn luôn muốn có những sản phẩm mới, họ cũng muốn thử nghiệm việc tiêu dùng những sản phẩm mới đó với niềm kiêu hãnh và tâm lý của họ là những sản phẩm mới thường được sản xuất, chế tạo với công nghệ chất lượng tốt hơn, có như vậy mới cạnh tranh hoặc thay thế những sản phẩm cũ đã có trên thị trường. Với quan điểm của người sản xuất và người tiêu dùng như vậy nên giá bán sản phẩm mới thời gian đầu thường được định giá bán cao hơn sau một thời gian sẽ giảm dần khi mà thị trường đã dần được mở rộng.
Với cách định giá bán sản phẩm mới cao rồi giảm dần, nếu thực hiện được thì các chủ doanh nghiệp sẽ đạt được lợi nhuận tối đa trong một thời gian ngắn hạn. Cho tới khi giá bán giảm dần thì những khoản lợi nhuận tối đa mà doanh nghiệp đã thu được, cũng đã làm hài lòng họ. Mặt khác, với người tiêu dùng việc giảm dần giá bán sẽ dễ chấp nhận hơn là việc tăng giá bán.
3. Hướng dẫn cách định giá bán
 
Cách định giá bán cao rồi giảm dần đối với sản phẩm mới có thành công hay không cũng phụ thuộc rất nhiều vào ý kiến của các khách hàng đã tiêu dùng những sản phẩm mới đầu tiên, do vậy việc thăm dò ý kiến, tổ chức quảng cáo thông qua khách hàng, tổ chức các hội nghị khách hàng là việc làm cần thiết, không thể thiếu được.
 
Tuy nhiên, trong thực tế có nhiều doanh nghiệp khi định giá bán sản phẩm mới lại theo một chiến lược định giá khác tức là giá bán sản phẩm mới lúc đầu xây dựng ở mức độ vừa phải có thể trang trải bù đắp được các chi phí và có lãi nhất định. Sau đó khi mà sản phẩm mới đã trở thành thông dụng, đã chiếm lĩnh được thị trường thì họ sẽ tăng giá dần lên, nhằm thu được lợi nhuận nhiều hơn. Nhưng, vì tâm lý của người tiêu dùng việc tăng giá dần để đạt lợi nhuận cao hơn của những thời gian sau nhiều khi lại khó thực hiện được, vì khi đó sức cạnh tranh có thể bị giảm sút, vì sản phẩm đó thông dụng, nhiều nhà sản xuất khác sẽ lao vào sản xuất, điều này tất sẽ dẫn đến việc sản xuất, tiêu thụ gặp khó khăn.

Như vậy, đối với sản phẩm mới dù định giá bán cao rồi giảm dần, hay thấp rồi cao dần đều nhằm mục đích cuối cùng là lợi nhuận tối đa. Định giá theo phương pháp nào tuỳ thuộc, chịu ảnh hưởng của rất nhiều nhân tố khác nhau. Doanh nghiệp cần phải thật năng động trong việc nghiên cứu, tìm kiếm thị trường, biết được khả năng cạnh tranh, chiếm lĩnh thị trường của mình…để có được chiến lược định giá bán sản phẩm mới hợp lý nhất.


III. Định giá sản phẩm

 
Nó ảnh hưởng trực tiếp đến doanh thu 3 phương pháp đơn giản và hiệu quả nhất làm nên thành công các chiến lược về giá cho 100% các doanh nghiệp hiện nay.
 

1. Định giá dựa vào chi phí

 
Giá dự kiến = Chi phí cho một đơn vị sản phẩm + Lãi dự kiến
Trong đó: Chi phí sản xuất 1 đơn vị sản phẩm = Chi phí biến đổi + Tổng chi phí cố định/ Tổng số đơn vị sản phẩm
Ưu điểm:
  • Nó đơn giản, dễ tính toán. Các nhà bán buôn, bán lẻ thường sử dụng kiểu định giá này.
  • Phương pháp này công bằng cho cả bạn và khách hàng của bạn. Người bán có lợi nhuận hợp lý. Người mua dễ chấp nhận khi biết mức lợi nhuận hợp lý của người bán.
  • Giá bán được giữ ổn định, không bị lên xuống thất thường.
Nhược điểm:
  • Khá cứng nhắc. Nếu nhu cầu xuống thấp không điều chỉnh giá sẽ rất vô lý.
Cách khắc phục:
Bạn có thể chọn định mức lợi nhuận linh hoạt tùy vào tình hình cạnh tranh và cung cầu trên thị trường. Khi cạnh tranh trên thị trường mạnh, bạn có thể giảm giá xuống, khi thị trường cạnh tranh yếu bạn có thể tăng giá để tăng lợi nhuận.
 

2. Định giá dựa vào lợi nhuận mục tiêu

 

Giá = Chi phí đơn vị + (Lợi nhuận mong muốn trên vốn đầu tư)/số lượng tiêu thụ

 
Với phương pháp định giá này sẽ đảm bảo cho công ty thu được mức lợi nhuận mục tiêu đặt ra. Chúng ta sẽ có những mức giá bán hòa vốn và giá bán mục tiêu tương ứng với lợi nhuận hòa vốn và lợi nhuận mục tiêu.
 
Phần mềm kế toán MISA SME – 27 năm số 1 Việt Nam

Trên hình vẽ, đường tổng doanh thu tỷ lệ thuận với khối lượng sản phẩm bán được (với một mức giá P1 nào đó). Sản lượng Qhv là lượng sản phẩm cần phải bán (với giá P1) để hoà vốn, tức tổng doanh thu bằng tổng chi phí. Sản lượng Qmt là sản lượng bán đạt được lợi nhuận mục tiêu.

Với mức giá P2 cao hơn P1 thì công ty có thể đạt được lợi nhuận mục tiêu với khối lượng bán thấp hơn Qmt. Tuy nhiên, vấn đề quan trọng là khách hàng chấp nhận sản phẩm với mức giá nào?
Phương pháp định giá này đòi hỏi công ty phải xem xét các mức giá khác nhau và các mức sản lượng mục tiêu tương ứng để đạt được lợi nhuận mục tiêu.
 
Xác định giá bán sản phẩm mới Sản phẩm mới là gì Cách định giá bán sản phẩm mới
 

3. Định giá theo chiến lược Marketing

 
Chia sẻ với bạn một chút về chiến lược Marketing Mix được áp dụng rất nhiều hiện nay, gồm 4P: Product (Sản phẩm), Place (Kênh phân phối), Promotion (Quảng cáo), Price – (Giá). Như vậy GIÁ là 1 trong 4 yếu tố quan trọng trong chiến lược Marketing.
Phần mềm kế toán MISA SME.NET cho phép kế toán, lãnh đạo doanh nghiệp xem được báo cáo doanh thu theo mặt hàng, nhóm hàng hóa dịch vụ, doanh thu theo từng thị trường để giúp KH phân tích chính xác mặt hàng nào bán chạy, thị trường nào doanh thu đang kém để có những chính sách giá, chính sách khuyến mãi hoặc marketing phù hợp.

Để tìm hiểu thêm về phần mềm kế toán MISA SME.NET, anh chị kế toán vui lòng click xem thêm:

 
Phần mềm kế toán MISA SME – 27 năm số 1 Việt Nam
Đánh giá bài viết
[Tổng số: 0 Trung bình: 0]
Bài viết này hữu ích chứ?
Không