Kiến thức Marketing Để tăng hiệu quả thương hiệu

Để tăng hiệu quả thương hiệu

21
Phần mềm kế toán MISA SME – 27 năm số 1 Việt NamBất kì người nào cũng có thể làm marketing khi trong túi có rủng rỉnh tiền. Nhưng khi bị đe dọa bởi nguy cơ “rỗng túi”, bạn buộc phải thận trọng với mỗi quyết định của mình. Bạn phải cân nhắc nhiều vấn đề cùng một lúc. Khi nền kinh tế bị đình đốn, trì trệ, có bốn vấn đề chính các nhà quản lí cần phải rà soát thật kĩ nếu muốn nâng cao hiệu quả của thương hiệu:

Cô đọng lại tất cả các vấn đề liên quan đến truyền thông

Nền kinh tế Mỹ đã trải qua 10 năm liên tục phát triển bền vững. Điều đó cho phép các công ty không cần suy nghĩ nhiều đến việc chi tiêu. Vì vậy, suốt thời gian phồn thịnh, mỗi khi giới thiệu các sản phẩm và dịch vụ mới, các khoản marketing vẫn thường vượt ra ngoài tầm kiểm soát. Để bảo đảm cho tất cả các họat động marketing trở nên đồng nhất và không còn lãng phí, bước đầu tiên cần phải làm là lập ra một bảng giám sát các vấn đề mục tiêu của truyền thông…

Rà soát lại tất cả những công việc hỗ trợ marketing có thể giúp công ty xác định việc nào đang được làm, ai đang làm chúng, chi phí thực hiện mỗi việc và cuối cùng là tổng chi phí truyền thông marketing. Nó thường là một khoản tiền khổng lồ đáng kinh ngạc. Cách làm này cũng giúp công ty xác định thính giả của mình tại mỗi kênh truyền thông, những nơi bị trùng lắp, thậm chí là những nơi không cần thiết phải nỗ lực. Nó cũng giúp công ty kiểm tra lại chất lượng tất cả những gì đã làm – một công việc ít được quan tâm khi kinh tế bùng nổ.

Siết chặt kiểm soát cấu trúc thương hiệu

Chi phí để quảng bá và duy trì tiếng tăm của thương hiệu rất cao, đặc biệt là đối với các công ty có nhiều thương hiệu. Khi mọi nguồn lực hỗ trợ cho tất cả những thương hiệu đó bị hạn chế, các thương hiệu cần được đo lường để xác định mức hỗ trợ cần thiết sao cho cấu trúc thương hiệu ngày càng trở nên hiệu quả hơn, mạnh hơn và thống nhất hơn.

Thông qua việc phân tích cấu trúc thương hiệu, công ty có thể nghiêm túc nhìn nhận những sản phẩm và dịch vụ của họ để quyết định đối tượng thính giả mục tiêu. Sau khi đánh giá mỗi thương hiệu bằng cách nhóm nó vào từng ngành hàng nhất định, chỉ ra đối tượng thính giả chủ chốt, công ty có thể quyết định những khoản chi tiêu cho thương hiệu hoặc là tăng cường, hoặc là giảm bớt hoặc là loại trừ hẳn.

Đánh giá chi phí quảng cáo

Không phải cứ bỏ nhiều tiền vào quảng cáo, thương hiệu của bạn sẽ mạnh. Điền hình là E-Bay – một trong số ít những công ty Internet chỉ chi 15 triệu USD cho quảng cáo vào năm 1999, bằng 1/3 số tiền các công ty dot-com khác bỏ ra. Một ví dụ khác là Hershey – một trong những thương hiệu được ưa chuộng nhất tại Mỹ lại chẳng phải tốn 1 đồng nào để quảng cáo cho đến năm 1980.

Hiểu được ai là đối tượng của mình và ưu tiên cho những thính giả đó có thể giúp bạn xác định được nơi đâu quảng cáo là cần thiết và phải trang trọng. Bằng cách thu hẹp sự tập trung và làm rõ nội dung thông điệp,các công ty có thể sử dụng những phương tiện thay thế thật sáng tạo và ít tốn hơn đề truyền tải đến những người cần nghe chứ không phải cho những người không cần nghe.

Tập trung hóa công tác quản lí thương hiệu

Kinh tế suy sụp có thể là thời điểm tốt nhất để bạn tiến hành tập trung hóa công tác kiểm soát thương hiệu và thiết lập nó thành một hệ thống xuyên suốt công ty. Họ cũng có thể tranh thủ khoản thời gian này để phát triển các công cụ ra quyết định dựa trên một loạt tiêu chuẩn để dễ dàng quản lí theo tên, theo liên minh thương hiệu và chi phí marketing. Phát triển một loạt tiêu chuẩn cố định cũng sẽ bảo đảm mọi vấn đề xây dựng thương hiệu trong tương lai được quyết định một cách thống nhất và hiệu quả. Hệ thống quản lí thương hiệu còn giúp bạn tiết kiệm tiền.

Những phương pháp cắt giảm khác bao gồm kết hợp các thương hiệu trong cùng một quảng cáo, thống nhất các thương hiệu ngoài rìa và giảm chi phí in ấn bằng cách tạo ra các tài liệu quảng bá điện tử, ví dụ như bản báo cáo kết quả kinh doanh hàng năm trực tuyến.

Bất kì người nào cũng có thể làm marketing khi trong túi có rủng rỉnh tiền. Nhưng khi bị đe dọa bởi nguy cơ “rỗng túi”, bạn buộc phải thận trọng với mỗi quyết định của mình. Bạn phải cân nhắc nhiều vấn đề cùng một lúc. Những thương hiệu nào cần đẩy mạnh? Ở nơi nào cần khuyến mãi? Làm sao để tránh tình trạng trùng lấp? Ai là thính giả mục tiêu? Nếu muốn bảo vệ thương hiệu của mình vượt qua được thời kì khó khăn này, hãy tập trung hoàn thành câu trả lời và thực hiện đúng như vậy. Hơn thế nữa, hàng loạt câu hỏi trên cũng sẽ chỉ ra cho bạn hướng giải quyết trong dài hạn để có thể xây dựng những thương hiệu mạnh tại bất kì thời điểm kinh tế nào.

Theo marketingvietnam

Đánh giá bài viết
[Tổng số: 0 Trung bình: 0]
Bài viết này hữu ích chứ?
Không