Kiến thức Tài chính kế toán 3 vấn đề khiến chủ doanh nghiệp dược phẩm mãi loay hoay...

3 vấn đề khiến chủ doanh nghiệp dược phẩm mãi loay hoay tăng trưởng doanh thu – Hóa ra là do không theo dõi được năng suất của từng trình dược viên

562

Doanh nghiệp dược phẩm với đặc thù của một ngành sản xuất, kinh doanh chuyên sâu nên thường phải đối mặt với vấn đề cân đối giữa chuyên môn, chất lượng sản phẩm và hiệu quả kinh doanh. Chính vì điều đó khiến không ít chủ doanh nghiệp lĩnh vực dược phẩm đau đầu để tìm kiếm phương án giải quyết những khó khăn doanh nghiệp đang gặp phải, giúp doanh nghiệp tránh khỏi những tổn thất nặng nề.

1. Đặc điểm hệ thống phân phối ngành dược tại Việt Nam

Là lĩnh vực mang tính đặc thù chuyên môn cao, vì vậy những vấn đề liên quan đến dược phẩm sẽ luôn được chú trọng và cần có sự quản lý gắt gao. Hiện nay các doanh nghiệp dược phẩm tại Việt Nam đang có những bước đi vững chắc để chiếm lĩnh thị phần. Dưới đây là một số đặc điểm hệ thống phân phối ngành dược, các chủ doanh nghiệp lĩnh vực dược phẩm cần nắm rõ để có kế hoạch điều hành quản lý kinh doanh, sản xuất hiệu quả

  • Thói quen tiêu dùng

Hai yếu tố chính trong thói quen mua hàng của khách hàng ảnh hưởng đến việc phân phối thuốc hiện nay:

+ Thay vì đến các cơ sở y tế hay bệnh viện mỗi lúc có bệnh thì người dân luôn có thói quen tìm đến các nhà thuốc và nêu các triệu chứng để được cung cấp loại thuốc phù hợp.

+ Không giống như những ngành hàng khác khi người tiêu dùng là người chủ động trong quá trình mua hàng, lựa chọn hàng hóa, sản phẩm, mẫu mã, giá cả thì đối với khách hàng ngành dược phẩm hầu như bị động. Người tiêu dùng thường sử dụng sản phẩm thông qua sự tư vấn của chủ quầy thuốc, bác sĩ, dược sĩ.

Như vậy những quầy thuốc bán lẻ, đặc biệt là các chủ nhà thuốc đóng vai trò quan trọng trong việc giới thiệu sản phẩm đến người tiêu dùng

  •  Kênh phân phối dược phẩm

Đối với lĩnh vực dược phẩm thường có 2 kênh phân phối chính:

+ Kênh ETC: Kênh bệnh viện và phòng khám bệnh tư nhân

+ Kênh OTC: Kênh nhà thuốc, quầy thuốc

  •  Địa điểm kinh doanh

Các nhà thuốc kinh doanh hiện nay cần phải đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn khắt khe trước khi phân phối thuốc đến người tiêu dùng như: giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh, chứng chỉ hành nghề từ Sở y tế, đầu tư mua sắm các trang thiết bị kinh doanh đạt tiêu chuẩn để bảo quản thuốc.

chủ doanh nghiệp lĩnh vực dược phẩm

2. Chủ doanh nghiệp lĩnh vực dược phẩm và những vấn đề cần tìm lời giải

2.1. Quản lý thời hạn giao hàng của các đơn hàng

Đối với các doanh sản xuất hay phân phối dược phẩm, việc quản lý thời hạn giao hàng đúng theo yêu cầu sẽ góp phần nâng cao uy tín của doanh nghiệp. Tuy nhiên trong quá trình sản xuất, kinh doanh doanh nghiệp sẽ gặp không ít rủi ro dẫn đến giao hàng muộn hơn dự kiến. Thực tế hầu hết khách hàng sẽ thông cảm và thấu hiểu việc giao hàng có thể bị ảnh hưởng bởi những nguyên nhân khách quan, tuy nhiên nếu tình trạng này kéo dài như một thông lệ thì doanh nghiệp sẽ dần mất niềm tin với khách hàng, ảnh hưởng đến doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp.

2.2. Theo dõi doanh thu theo trình dược viên, cửa hàng, đại lý để có cơ chế điều chỉnh chính sách động viên, chính sách khoán kịp thời

Đối với doanh nghiệp dược phẩm, sức mua của sản phẩm phụ thuộc hoàn toàn vào quyết định của chủ quầy thuốc hay tư vấn của bác sĩ, dược sĩ nên doanh nghiệp cần có các chính sách kết nối và đưa ra những quyền lợi để sản phẩm của doanh nghiệp luôn được ưu tiên trong quá trình tư vấn bán hàng. Có như vậy sản phẩm mới được biết đến rộng rãi và đến được với nhiều đối tượng khách hàng nhất.

>> Đầy đủ báo cáo, biểu mẫu giúp chủ doanh nghiệp theo dõi doanh thu, chi phí lãi lỗ nhanh chóng

2. 3. Quản lý tuổi nợ và hạn nợ để đốc thúc thu hồi công nợ dẫn đến bị chiếm dụng vốn, phát sinh chi phí trích lập dự phòng

Để quản lý tốt công nợ khách hàng, các doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp dược phẩm nói riêng cần có kế hoạch đánh giá, phân loại khách hàng, từ đó xây dựng chính sách bán hàng hợp lý rõ ràng từ ban đầu và chuẩn bị nhân sự đầy đủ cho từng giai đoạn đốc thúc thu hồi công nợ đến theo dõi báo cáo công nợ hàng tuần, hàng tháng.

>> Cách quản lý công nợ hiệu quả cho các doanh nghiệp hiện nay

phần mềm kế toán dược phẩm

3. Giải pháp giúp chủ doanh nghiệp dược phẩm quản lý tài chính – kế toán doanh nghiệp hiệu quả

Hiện nay nhiều doanh nghiệp dược phẩm đang quản lý doanh thu, chi phí, lãi lỗ bằng công cụ quản lý truyền thống (sử dụng Excel). Với phương pháp này doanh nghiệp sẽ tiết kiệm chi phí tuy nhiên người quản lý phải tự tạo lập các biểu mẫu, báo cáo nên thường xảy ra các sai sót và chủ doanh nghiệp cũng sẽ gặp khó khăn trong việc nắm bắt kịp thời doanh thu theo từng hãng, mặt hàng hay theo từng nhân viên, cửa hàng, đại lý.

Một số doanh nghiệp khác đang trong xu hướng chuyển mình, áp dụng công cụ quản lý tự động góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý tài chính – kế toán của doanh nghiệp, có thể kể đến một số tính năng ưu việt như:

  • Cho phép theo dõi đơn hàng và tình trạng đơn hàng, đồng thời có bộ báo cáo liên quan nhằm giúp doanh nghiệp kiểm soát tình trạng giao hàng.
  • Cho phép theo dõi, thống kê doanh thu theo khu vực bán hàng khi lập chứng từ bán hàng. Khi doanh nghiệp cần thống kê doanh số bán hàng theo nhân viên, thị trường bán thì có thể thực hiện truy xuất báo cáo tự động để doanh nghiệp lưu trữ quản lý.
  • Quản lý công nợ tự động, dễ dàng theo dõi các khoản nợ sắp đến hạn, thống kê lên các báo cáo công nợ theo tuổi nợ và hạn nợ từ đó thu hồi công nợ kịp thời.
Phần mềm kế toán MISA SME.NET giúp doanh nghiệp kiểm soát một cách dễ dàng từ khâu mua hàng, quản lý kho, quản lý doanh thu công nợ chỉ trong một phần mềm duy nhất. Sử dụng phần mềm là một trong những giải pháp đem lại hiệu quả tối ưu và tăng năng suất cho doanh nghiệp.
Anh/chị tìm hiểu chi tiết hơn về phần mềm kế toán MISA SME.NET, công cụ quản lý tài chính – kế toán tốt nhất cho doanh nghiệp dược phẩm tại link dưới đây:
Đánh giá bài viết
[Tổng số: 0 Trung bình: 0]
Bài viết này hữu ích chứ?
Không