Kiến thức Kế toán doanh nghiệp sản xuất trang trại nông nghiệp, nuôi trồng...

Kế toán doanh nghiệp sản xuất trang trại nông nghiệp, nuôi trồng thủy hải sản và bài toán quản lý tồn kho tối thiểu vật tư, thức ăn chăn nuôi

3755

Doanh nghiệp lĩnh vực sản xuất trang trại nông nghiệp và nuôi trồng thủy hải sản tạo ra nhiều sản phẩm ở nhiều giai đoạn khác nhau, quá trình luân chuyển nội bộ phức tạp khiến những người làm kế toán doanh nghiệp lĩnh vực này gặp không ít khó khăn trong công tác quản lý hàng hóa.

1. Đặc điểm chung của các doanh nghiệp sản xuất trang trại nông nghiệp, nuôi trồng thủy hải sản

  • Doanh nghiệp sản xuất trang trại nông nghiệp, nuôi trồng thủy hải sản với đặc thù đa dạng về các loại cây trồng, vật nuôi, mang tính thời vụ và phụ thuộc vào quy luật sinh trưởng của sự sống nên thời điểm tính giá thành sản phẩm sẽ thường được tính theo chu kỳ hoặc vào cuối năm.
  • Nguyên vật liệu chính thường bao gồm: Cây giống, con giống, hạt giống, phân bón, thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y, vacxin, đồ bảo hộ lao động…
  • Sản phẩm của doanh nghiệp sản xuất trang trại nông nghiệp, nuôi trồng thủy hải sản thường bao gồm các loại chính như:

+ Trồng trọt: trồng rau sạch, thực phẩm sạch, cây ăn quả,..
+ Nuôi trồng thủy hải sản: tôm, cá, cua…
+ Chăn nuôi : gia súc gia cầm: nuôi heo, nuôi gà…

Phần mềm kế toán MISA SME – 27 năm số 1 Việt Nam

II. Khó khăn của kế toán doanh nghiệp sản xuất trang trại nông nghiệp, nuôi trồng thủy hải sản

1. Quản lý số lượng tồn kho tối thiểu của vật tư, thức ăn chăn nuôi

Nhiều doanh nghiệp sản xuất trang trại nông nghiệp và nuôi trồng thủy hải sản hiện đang không quản lý được số lượng tồn kho tối thiểu của vật tư, thức ăn chăn nuôi. Điều đó gây ảnh hưởng không nhỏ đến kế hoạch nhập hàng của doanh nghiệp, đặc biệt là những vật tư, thức ăn chăn nuôi hiếm, theo mùa vụ

2. Quản lý chi phí và quá trình chuyển chuồng của con mẹ

Kế toán doanh nghiệp lĩnh vực sản xuất trang trại nông nghiệp và nuôi trồng thủy hải sản đang phải tiêu tốn không ít thời gian, công sức và gặp phải những sai sót trong vấn đề quản lý con mẹ như:

  • Theo dõi phân bổ và khấu hao chi phí từ mẹ sang con theo thời gian, theo lứa
  • Quản lý quá trình chuyển chuồng của con mẹ

3. Quản lý các khoản mục chi phí (thức ăn, vật tư chăn nuôi…) liên quan đến từng ao, hồ, sào hoặc theo từng giai đoạn chăn nuôi

Đối với doanh nghiệp sản xuất trang trại nông nghiệp và nuôi trồng thủy hải sản thì việc quản lý chi phí liên quan đến thức ăn, vật tư chăn nuôi hay chi phí cải tạo ao, hồ là hết sức cần thiết, giúp doanh nghiệp có kế hoạch xây dựng giá thành của sản phẩm sau này hiệu quả hơn.

| Xem thêm: Kế toán trong các doanh nghiệp sản xuất nông, lâm nghiệp

III. Giải pháp cho doanh nghiệp sản xuất trang trại nông nghiệp và nuôi trồng thủy hải sản quản lý tốt hoạt động tài chính – kế toán

# Quản lý bằng quy trình ngoài

Hiện nay nhiều doanh nghiệp sản xuất trang trại nông nghiệp, nuôi trồng thủy hải sản vẫn đang sử dụng công cụ quản lý truyền thống để quản lý vật tư, thức ăn chăn nuôi. Tuy nhiên, phương pháp này yêu cầu người quản lý phải kiểm soát hoàn toàn từ khâu nhập hàng, khâu quản lý kho do vậy bản thân những người làm kế toán tại các doanh nghiệp này thường phải tự lập các báo cáo, biểu mẫu (mẫu biểu phiếu nhập, xuất kho…). Chính vì vậy, kế toán sẽ dễ gặp phải những sai sót trong quá trình kiểm kê, báo cáo, đồng thời tiêu tốn không ít thời gian và công sức thực hiện

# Quản lý bằng phần mềm

Công cụ quản lý tự động sẽ giúp doanh nghiệp sản xuất trang trại nông nghiệp và nuôi trồng thủy hải sản hoạt động hiệu quả hơn, dễ dàng quản lý doanh thu, hàng hóa theo mã quy cách hay mã vạch.

Phần mềm kế toán MISA SME.NET 2020 là phần mềm kế toán phổ biến nhất hiện nay với hơn 200.000 doanh nghiệp toàn quốc tin dùng, đặc biệt phù hợp với các doanh nghiệp sản xuất trang trại nông nghiệp và nuôi trồng thủy hải sản. Các tính năng nổi bật của phần mềm kế toán MISA SME.NET đáp ứng các nghiệp vụ doanh nghiệp sản xuất trang trại nông nghiệp và nuôi trồng thủy hải sản cần như:

  • Tự động cảnh báo khi vật tư chạm tới mức tồn kho tối thiểu để doanh nghiệp có kế hoạch nhập hàng sớm
  • Cho phép quản lý từng con mẹ theo từng mã công cụ dụng cụ, TSCĐ/chi phí trả trước và tính khấu hao theo tháng để phân bổ chi phí vào quá trình tính giá thành của đàn con
  • Cho phép khai báo các khoản mục chi phí và hạch toán chi phí phát sinh kèm theo các báo cáo tổng hợp, chi tiết chi phí theo các khoản mục này
  • Cung cấp báo cáo chênh lệch giữa xuất dùng thực tế và định mức

Anh/chị kế toán quan tâm có thể tìm hiểu thêm về giải pháp quản lý hàng hóa hiệu quả với phần mềm kế toán MISA SME.NET 2020 cho doanh nghiệp sản xuất Trang trại nông nghiệp và nuôi trồng thủy hải sản tại link dưới đây:

> Xem thêm: Phần mềm kế toán giúp doanh nghiệp quản lý thức ăn chăn nuôi hiệu quả
Đánh giá bài viết
[Tổng số: 0 Trung bình: 0]
Bài viết này hữu ích chứ?
Không